Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thủ tướng yêu cầu đánh giá, dự báo tình hình chính xác để có nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, hiệu quả

Đó là yêu cầu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02/2022. Thủ tướng đề nghị các đại biểu thảo luận kỹ, đánh giá chính xác tình hình, dự báo tình hình tác động kinh tế-xã hội tháng Ba và quý I.

Ngày 03/03, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02/2022. Cùng dự phiên họp có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; các Phó Thủ tướng Chính phủ: Phạm Bình Minh, Lê Minh Khái, Vũ Đức Đam, Lê Văn Thành; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ. 

Phiên họp tập trung thảo luận về một số nội dung chính: Tình hình kinh tế-xã hội tháng Hai và 02 tháng đầu năm; tình hình thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; Dự thảo chương trình phòng chống dịch Covid-19 giai đoạn năm 2022-2023; báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các dự án đường vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội và vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh; công tác chuẩn bị tổ chức SEA Games lần thứ 31…

Thủ tướng đề nghị các đại biểu thảo luận thật kỹ, đánh giá chính xác tình hình 2 tháng, dự báo tình hình tháng 3 và cả quý I để đề ra mục tiêu sát thực tế, có nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, hiệu quả, lãnh đạo, chỉ đạo linh hoạt, sáng tạo để quý I tiếp tục đà phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững, tạo đà thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra cho cả năm 2022. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng đề nghị các đại biểu thảo luận thật kỹ, đánh giá chính xác tình hình 02 tháng, dự báo tình hình tháng Ba và cả quý I để đề ra mục tiêu sát thực tế, có nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, hiệu quả, lãnh đạo, chỉ đạo linh hoạt, sáng tạo để quý I tiếp tục đà phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững, tạo đà thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra cho cả năm 2022. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, tháng Hai là tháng diễn ra Tết Nguyên đán, cũng là tháng bắt đầu triển khai thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội.

Tình hình trong nước và thế giới có những diễn biến mới với áp lực lạm phát, giá nguyên vật liệu, nhất là giá xăng dầu, tăng cao, tình hình xung đột ở Ukraine… Trong nước, dịch bệnh diễn biến phức tạp với biến chủng Omicron lây lan rất nhanh, nhưng chúng ta vẫn kiểm soát được tình hình, dù ca mắc tăng nhanh, nhiều, song số ca chuyển nặng và tử vong vẫn được kiểm soát.  

Trong bối cảnh khó khăn, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp đã nỗ lực, phấn đấu, nên tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực, khởi sắc và tiếp tục đà phục hồi trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là khôi phục thị trường lao động.

Bên cạnh đó, chúng ta vẫn triển khai tốt các nhiệm vụ thường xuyên, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm cho nhân dân vui Tết an toàn, vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm, rà soát những nơi, những gia đình khó khăn để hỗ trợ kịp thời, bảo đảm mọi người, mọi nhà đều có Tết.

Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 02/2022
Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 02/2022.

Tình hình 02 tháng đầu năm khởi sắc, phục hồi trên tất cả các mặt, nhưng trong tháng Ba lại xuất hiện những khó khăn mới, Thủ tướng đề nghị các đại biểu thảo luận thật kỹ, đánh giá chính xác tình hình 02 tháng, dự báo tình hình tháng Ba và cả quý I để đề ra mục tiêu sát thực tế, có nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, hiệu quả, lãnh đạo, chỉ đạo linh hoạt, sáng tạo để quý I tiếp tục đà phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững, tạo đà thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra cho cả năm 2022.

Báo cáo tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát ở mức thấp, các cân đối lớn được giữ vững; an ninh lương thực, an ninh năng lượng được bảo đảm. Chỉ số CPI tháng Hai tăng 1,42%, 02 tháng tăng 1,68%. Thị trường tiền tệ, tỷ giá ổn định, lãi suất tiếp tục duy trì mặt bằng thấp. Tín dụng tăng trưởng 1,82% so với cuối năm 2021.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 2 tăng 8,5% so với cùng kỳ, trong đó công nghiệp chế biến chế tạo vẫn là động lực chính. Nông, lâm nghiệp, thủy sản phát triển ổn định. Thương mại, dịch vụ khởi sắc; tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 02 tăng 3,1%; khách quốc tế tháng Hai tăng 49,6% so với tháng trước, tăng 169% so với cùng kỳ.

Thu ngân sách Nhà nước 02 tháng đầu năm đạt 22,9% dự toán, tăng 10,8% so với cùng kỳ, đáp ứng các nhiệm vụ chi, nhất là chi phòng chống dịch bệnh, hỗ trợ các đối tượng chính sách.

Giải ngân vốn đầu tư công 02 tháng đầu năm đạt 8,61% kế hoạch, cao hơn 5,09% so với cùng kỳ, thể hiện sự quyết liệt, quyết tâm ngay từ đầu năm. Vốn FDI đăng ký tăng thêm 02 tháng tăng 123,8%, cho thấy nhu cầu đầu tư và kỳ vọng của nhà đầu tư nước ngoài đối với sự phục hồi, phát triển kinh tế của nước ta. Xuất nhập khẩu tháng 2 tăng 17,6%; tính chung 02 tháng, tăng 13% so với cùng kỳ, trong đó, xuất khẩu tăng 10,2%, nhập khẩu tăng 15,9%.

Giải ngân vốn đầu tư công 02 tháng đầu năm đạt 8,61% kế hoạch. Ảnh minh họa internet
Giải ngân vốn đầu tư công 02 tháng đầu năm đạt 8,61% kế hoạch. Ảnh minh họa internet.

Trong tháng Hai số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường gấp 1,7 lần so với doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Tính chung 2 tháng, số doanh nghiệp gia nhập và quay trở lại thị trường tăng 46,2% so với cùng kỳ.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm, tăng cường. Chú trọng công tác bảo đảm đời sống nhân dân (chăm lo người có công, hỗ trợ hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa, các đối tượng bảo trợ xã hội, người dân gặp khó khăn do dịch...) trong dịp Tết; hỗ trợ các gia đình thiếu đói giáp hạt và bị ảnh hưởng mưa lũ , người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 .

Trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, tai nạn giao thông giảm cả 03 tiêu chí; quốc phòng, an ninh được giữ vững; đối ngoại được đẩy mạnh. Thông tin, truyền thông được tăng cường, nhất là phục vụ phòng, chống dịch.

Về phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế cho biết, tiếp tục quyết liệt triển khai Nghị quyết 128/NQ-CP với tinh thần thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Bám sát diễn biến dịch và khả năng ứng phó trên toàn quốc, chỉ đạo thống nhất các biện pháp; ban hành Công điện 170/CĐ-TTg về việc tiêm vaccine và một số biện pháp đẩy mạnh phòng, chống dịch; chấn chỉnh việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch không phù hợp; bảo đảm an toàn trước, trong và sau Tết Nhâm Dần 2022.

Tăng cường điều trị tại nhà người nhiễm Covid-19 nhẹ và không triệu chứng; theo dõi sát những người có nguy cơ chuyển nặng như người già, người có bệnh nền.

Thực hiện cấp phép sản xuất, lưu hành thuốc phòng, chống Covid-19, đồng thời công bố công khai giá bán. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, lợi ích nhóm trong phòng, chống dịch. Xử phạt nghiêm việc găm hàng, “thổi giá” trang thiết bị y tế; Tăng cường tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch và tham gia tiêm chủng, chăm sóc, điều trị F0 tại nhà.

Ngành y tế triển khai thần tốc chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân; khẩn trương tiêm vét; chuẩn bị điều kiện, đẩy nhanh nhập khẩu để tổ chức tiêm cho trẻ 5-11 tuổi. Đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận trên 218 triệu liều, tiêm gần 202 triệu liều; người từ 18 tuổi trở lên có tỷ lệ tiêm mũi 1,2,3 tương ứng là 100%, 97,9%, 34,5%; trẻ từ 12-17 tuổi tiêm mũi 1, 2 đạt tỷ lệ 83%, 49,1%; trên tổng dân số, tỷ lệ bao phủ tiêm 1 liều đạt 98,6%, 2 liều đạt 93,1%.

Q.N (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Giá vé máy bay bị đẩy lên cao do phải gánh trên 20 loại phí?
Giá vé máy bay bị đẩy lên cao do phải gánh trên 20 loại phí?

Giá vé máy bay tăng cao trong thời gian qua, dư luận cho rằng, một trong những nguyên nhân đẩy giá vé máy bay tăng cao quá mức là do mức thu thuế, phí hiện nay không hề nhỏ.

Tuyên truyền biển đảo tại phường 12, thành phố Vũng Tàu
Tuyên truyền biển đảo tại phường 12, thành phố Vũng Tàu

Ngày 03/5, Hải đội 301/Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát 3 tổ chức tuyên truyền cho 300 cán bộ cốt cán, đảng viên, đoàn viên, nhân dân, ngư dân trên địa bàn Phường 12, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Khảo sát nắm tình hình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở các đơn vị khu vực phía Nam
Khảo sát nắm tình hình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở các đơn vị khu vực phía Nam

Sáng ngày 4/5, Đoàn công tác của Tổng Cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam do Đại tá Bế Hải Triều, Phó Cục trưởng Cục Dân vận làm Trưởng đoàn, đã tiến hành khảo sát nắm tình hình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong Quân đội tại Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3.

Đang dự thảo mức trích lập dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng
Đang dự thảo mức trích lập dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Nghị định quy định về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro, việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và trường hợp tổ chức tín dụng phân bổ lãi phải thu phải thoái.

Khách qua sân bay Điện Biên tăng gấp 5 lần ngày thường
Khách qua sân bay Điện Biên tăng gấp 5 lần ngày thường

Dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và triển khai các hoạt động của năm du lịch quốc gia, lượng khách đi/đến Điện Biên đã tăng mạnh trong những ngày vừa qua, có ngày tăng gấp 5 lần ngày thường.

Phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ đến năm 2050
Phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ đến năm 2050

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.