Ông Phan Ngọc Thọ- Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tai buổi lễÔng Phan Ngọc Thọ- Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tai buổi lễ

Tham dự lễ Khánh thành có Đồng chí Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và nhiều vị lãnh đạo Đảng, nhà nước; đại diện một số bộ ngành Trung ương; lãnh đạo tỉnh TT Huế; đại diện gia đình và họ tộc nhà thơ Tố Hữu…

Nghi thức cắt băng khánh thànhNghi thức cắt băng khánh thành

Nhà thơ Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, Bí danh là Lành, sinh ngày 4/10/1920 trong một gia đình có truyền thống cách mạng tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông là nhà thơ lớn có công khai sáng và dẫn dắt nền văn học cách mạng Việt Nam.

Công trình Công viên văn hóa và Khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu  được khởi công xây dựng tháng 4/2020 trên diện tích hơn 4.000m2, bao gồm: nhà thờ có diện tích 70m2; Nhà trưng bày diện tích 250 m2; Nhà dịch vụ có diện tích 152m2; hệ thống sân vườn... với tổng mức đầu tư là 25 tỷ đồng. 

Đại diện lãnh đạo đảng, nhà nước, UBND tỉnh TT Huế... thắp hương tại khu lưu niệm nhà thơ Tố HữuĐại diện lãnh đạo đảng, nhà nước, UBND tỉnh TT Huế... thắp hương tại khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu

Chủ tịch UBND tỉnh TT Huế Phan Ngọc Thọ cho biết, đây là công trình có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm tri ân những cống hiến và đóng góp to lớn của đồng chí Tố Hữu cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng, xây dựng đất nước và nền thơ ca cách mạng Việt Nam, góp phần giáo dục truyền thống cho các thế hệ mai sau. Đồng thời, công trình cũng giúp hình thành thiết chế văn hóa mới phục vụ cộng đồng, tạo điểm tham quan du lịch, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Một góc công trình văn hoá, khu lưu niệm nhà thơ Tố HữuMột góc công trình văn hoá, khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu

Nhân dịp này, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cũng tổ chức Lễ phát hành bộ tem bưu chính đặc biệt kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Tố Hữu (04/10/1920 - 04/10/2020).

Bộ tem “Kỷ niệm 100 năm sinh Tố Hữu 1920 - 2020” được thiết kế tràn lề có khuôn khổ 43 x 32 mm. Bộ tem khắc họa chân dung nhà thơ Tố Hữu được vẽ bằng màu nước. Trên nền tem thể hiện phong cảnh thiên nhiên đặc trưng quê hương Quảng Điền của nhà thơ Tố Hữu với những con thuyền lướt sóng trên sông lúc bình minh. Bên cạnh là hình ảnh các tập thơ tiêu biểu của ông như: “Từ ấy”, “Ra trận”, “Máu và Hoa”, “Việt Bắc”, “Gió lộng”.

Bộ tem được cung ứng trên mạng bưu chính công cộng từ ngày 02/10/2020 đến ngày 30/6/2022.

Lễ phát hành bộ tem Tố HữuLễ phát hành bộ tem Tố Hữu

Được biết, kỷ niệm  100 năm ngày sinh nhà thơ Tố Hữu (4/10/1920 - 4/10/2020), ngoài việc khánh thành  Công viên văn hóa Khu lưu niệm đồng chí Tố Hữu, tỉnh Thừa Thiên còn phối hợp với Văn phòng Chính phủ, các ban, bộ, ngành liên quan  tố chức nhiều sự kiện khác. Như tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Tố Hữu; hội thảo khoa học “Đồng chí Tố Hữu với cách mạng Việt Nam và quê hương Thừa Thiên Huế”; đêm thơ kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Tố Hữu.

Nhà thơ TỐ HỮU tên thật là Nguyễn Kim Thành (1920-2002), quê quán làng Phù Lai (Tân Xuân Lai) xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm 13 tuổi, Ông vào trường Quốc Học (Huế); sớm tiếp cận với lý tưởng cộng sản. Ông gia nhập Đoàn thanh niên và được kết nạp vào Đảng cộng sản năm 1938.

Năm 1945 là Chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến tỉnh Thừa Thiên; năm 1946, ông là Thường vụ Xứ ủy Trung Kỳ, sau đó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Cuối 1947, ông lên Việt Bắc làm công tác văn nghệ, tuyên huấn. Từ đó, ông được giao những chức vụ quan trọng về công tác văn nghệ trong bộ máy lãnh đạo Đảng và Nhà nước: Phó tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Ủy viên dự khuyết, Ủy viên chính thức Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng cho đến năm 1986.

Năm 1996, Ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (đợt I)

Do có công lao, thành tích đối với cách mạng, ông đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương kháng chiến hạng Nhất và nhiều phần thưởng cao quý khác.

 Trần Minh Tích