Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thừa Thiên - Huế thông qua “Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên-Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

HĐND tỉnh Thừa Thiên-Huế khóa VII vừa tổ chức họp thông qua “Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên-Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Dự kiến bản quy hoạch này sẽ được đệ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong thời gian tới.

Một góc thành phố Huế
Một góc thành phố Huế.

Theo đó, ngày 10/12/2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 54 và tiếp tục được khẳng định tại Nghị quyết 26 về việc xây dựng tỉnh Thừa Thiên-Huế trở thành phố trực thuộc Trung ương.

Định hướng phát triển theo Nghị quyết 54, Thừa Thiên Huế đã xây dựng đề án Quy hoạch tỉnh theo mô hình đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh trong mối quan hệ gắn kết chặt chẽ giữa đô thị - nông thôn - thiên nhiên, thúc đẩy liên kết vùng; được trải rộng và gắn với các công trình văn hóa di sản như: Làng Cổ Phước Tích, Phá Tam Giang, đầm Cầu Hai, núi Bạch Mã, Hải Vân Quan,...

... đến Đầm phá Tam Giang
... đến Đầm phá Tam Giang.

Cụ thể, mô hình đô thị trực thuộc Trung ương của Thừa Thiên-Huế được xác định là tập hợp đô thị di sản văn hóa và cảnh quan, trong đó đô thị Huế (quận phía Bắc, quận phía Nam) là đô thị hạt nhân và các đô thị: Hương Trà, Hương Thủy, Phong Điền, Chân Mây,… có vai trò hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc Cố đô và các di sản văn hóa vật thể đã được UNESCO công nhận.

Trong đó, đến năm 2025, thành phố Thừa Thiên Huế trực thuộc Trung ương với 9 đơn vị hành chính gồm 02 quận, 03 thị xã và 04 huyện. Đến năm 2030, phát triển thành 9 đơn vị hành chính gồm 03 quận, 02 thị xã và 04 huyện. Trong đó, đô thị Chân Mây (gồm Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô và phần mở rộng đến thị trấn Phú Lộc, các xã ven biển huyện Phú Lộc) đạt tiêu chí đô thị loại III.

Thừa Thiên Huế lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch quần thể Di tích cố đô Huế
Thừa Thiên-Huế lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch quần thể Di tích cố đô Huế.

Đến năm 2050 Thừa Thiên-Huế, thành phố trực thuộc Trung ương có10 đơn vị hành chính gồm: 04 quận; 03 thị xã; 02 huyện và thành phố Chân Mây. Tập trung xây dựng thành phố Chân Mây trở thành đô thị mới, động lực phát triển kinh tế - xã hội sau 2030.

Đồng thời, mô hình đô thị định hướng gắn với việc sắp xếp đơn vị hành chính theo Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/07/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH).

Huyện miền núi A Lưới đang được đầu tư xây dựng mạnh
Huyện miền núi A Lưới đang được đầu tư xây dựng mạnh.

Hiện nay, quy mô kinh tế của Thừa Thiên-Huế có sự tăng trưởng đáng ghi nhận. Nếu như năm 2020, quy mô đạt 55.000 tỷ đồng thì năm 2022 đạt 66.400 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 8,56% (cả nước 8,02%). So với quy định tại Nghị quyết 26 của UBTVQH, đã đạt được 1,04 lần của quy định. Kế hoạch phấn đấu đến năm 2025, GRDP là 3.500 USD, tự cân đối thu chi ngân sách, thu nhập bình quân đầu người đạt 72 triệu đồng/người xấp xỉ bình quân cả nước…

Chân Mây- Thành phố mới tương lai
Chân Mây- Thành phố mới tương lai.

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết: Để sớm đạt mục tiêu xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tập trung xây dựng các chương trình, đề án, ưu tiên đầu tư cho mạng lưới hạ tầng quy mô lớn mang tính liên huyện, liên tỉnh, kết nối các hành lang kinh tế, mạng lưới giao thông vùng, khu vực, quốc tế. Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, phát triển hệ thống đô thị di sản kết hợp đô thị hiện đại, thông minh để xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025 trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản, phát huy lợi thế đô thị ven biển; gắn với vị thế 04 trung tâm của vùng và cả nước.

Những dự án đầu tư lớn đang ngày càng đến với Huế
Những dự án đầu tư lớn đang ngày càng đến với Huế.

Đồng thời Thừa Thiên-Huế cũng tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, lấy ý kiến nhân dân về việc xây dựng tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; đảm bảo tính liên kết vùng, với những tỉnh, thành lân cận.

Du lịch gắn với bảo tồn di sản là điểm mạnh của Huế
Du lịch gắn với bảo tồn di sản là điểm mạnh của Huế.

Được biết, trên cơ sở quy hoạch đã được HĐND tỉnh thông qua, kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định Quốc gia, những tiềm năng, thế mạnh, các khâu đột phá, phương hướng phát triển, không gian phát triển,.. sẽ được tỉnh Thừa Thiên-Huế tiếp tục hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong thời gian sớm nhất, nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng tỉnh Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

                                                                                                                                                                                                                                                                       Trần Minh Tích

Bài liên quan

Tin mới

Ba đột phá chính thu hút đầu tư nước ngoài là thể chế, nguồn lực, cơ sở hạ tầng
Ba đột phá chính thu hút đầu tư nước ngoài là thể chế, nguồn lực, cơ sở hạ tầng

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung cho biết, thu hút đầu tư, khả năng đầu tư của các tập đoàn công nghệ lớn là một trong 3 đột phá mà Nghị quyết của Đảng đã xác định ngay từ đầu nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XIII.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước

Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 20,1% kế hoạch năm, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước.

Bảo hiểm Agribank phân phối Bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô trên Zalopay
Bảo hiểm Agribank phân phối Bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô trên Zalopay

Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (Bảo hiểm Agribank), đã ký kết hợp tác với Công ty Insurtech SaveMoney để phân phối Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe ô tô trên nền tảng ZaloPay, một trong top 5 ví điện tử hàng đầu Việt Nam.

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng tầm nhìn 2025 thành 2 tiểu vùng: Phía Bắc và phía Nam
Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng tầm nhìn 2025 thành 2 tiểu vùng: Phía Bắc và phía Nam

Quan điểm phát triển vùng đồng bằng sông Hồng là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng, là động lực phát triển hàng đầu, có vai trò dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước để tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững.

Nếu Quốc hội đồng ý, Luật Đất đai 2024 sẽ có hiệu lực sớm, từ ngày 1/7
Nếu Quốc hội đồng ý, Luật Đất đai 2024 sẽ có hiệu lực sớm, từ ngày 1/7

Dự thảo 6 nghị định và 4 thông tư đã hoàn thành, Bộ Tư pháp đã tiến hành thẩm định và dự kiến trước ngày 10/5/2024 Bộ Tài Nguyên và Môi trường sẽ trình Chính phủ, đảm bảo tiến độ trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7.

Giá heo hơi hôm nay 5/5: Tuần qua giá heo hơi tăng giảm trái chiều
Giá heo hơi hôm nay 5/5: Tuần qua giá heo hơi tăng giảm trái chiều

Khảo sát mới nhất cho thấy, giá heo hơi hôm nay 5/5/2024 trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.