Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thúc đẩy hơn nữa hợp tác khoa học và công nghệ Việt Nam - Argentina

Trong thời gian tới, Việt Nam và Argentina thống nhất thúc đẩy hơn nữa các hoạt động hợp tác KH&CN giữa Argentina và Việt Nam để đóng góp thiết thực, hiệu quả cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững của hai quốc gia.

Trong khuôn khổ chuyến thăm Argentina chính thức của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, ngày 26/4/2023, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam Huỳnh Thành Đạt đã hội kiến với Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Argentina Daniel Filmus.

Tại buổi hội kiến, hai Bộ trưởng đã điểm lại việc triển khai thực hiện các Hiệp định về hợp tác KH&CN (1997), Hiệp định Hợp tác sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình (2004) và Biên bản ghi nhớ về hợp tác KH&CN năm 2012.

Hai Bộ trưởng đã ký Ý định thư về thúc đẩy hoạt động KH&CN
Hai Bộ trưởng đã ký Ý định thư về thúc đẩy hoạt động KH&CN.

Hai Bộ trưởng nhận định, bên cạnh các kết quả đáng ghi nhận, hợp tác KH&CN giữa hai nước vẫn chưa tương xứng với tiềm năng.

Trong thời gian tới, hai nước thống nhất thúc đẩy hơn nữa các hoạt động hợp tác KH&CN giữa Argentina và Việt Nam để đóng góp thiết thực, hiệu quả cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững của hai quốc gia. Cụ thể là những lĩnh vực Hai bên có thế mạnh và nhu cầu hợp tác như: Công nghệ sinh học trong nông nghiệp, y tế; công nghệ thông tin; hợp tác và sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình; hợp tác trao đổi kinh nghiệm và vận hành khai thác giữa các khu công nghệ cao; sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình; chọn tạo giống vật nuôi, cây trồng; chế biến bảo quản nông sản, thủy sản.

Hai Bộ trưởng đã ký Ý định thư về thúc đẩy hoạt động KH&CN trong thời gian tới trong khuôn khổ Hiệp định 1997, Hiệp định 2004 và Biên bản ghi nhớ 2012.

Minh Anh (Th)

Bài liên quan

Tin mới

Điện Biên phát huy giá trị di tích lịch sử để phát triển du lịch
Điện Biên phát huy giá trị di tích lịch sử để phát triển du lịch

Trước thềm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, lượng khách du lịch đến với Điện Biên tăng cao. Các di tích lịch sử, trong đó nổi bật là Quần thể di tích quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ luôn là “địa chỉ đỏ” thu hút du khách tìm về mỗi khi đặt chân tới mảnh đất oai hùng này. Tỉnh Điện Biên kỳ vọng năm nay sẽ đón và phục vụ khoảng 1,3 triệu lượt khách.

Hà Nội thu giữ gần 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc
Hà Nội thu giữ gần 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Lực lượng chức năng Hà Nội vừa phát hiện, thu giữ gần 1 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hơn 1.000 tấn tinh dầu quế bị “tắc” đường xuất khẩu do vướng cơ chế
Hơn 1.000 tấn tinh dầu quế bị “tắc” đường xuất khẩu do vướng cơ chế

Việt Nam là nước sản xuất quế Top đầu thế giới song hoạt động xuất khẩu tinh dầu quế gặp một số khó khăn, vướng mắc về cơ chế quản lý của các bộ, ngành.

Hà Nội phát hiện, xử lý nhiều vi phạm về an toàn thực phẩm
Hà Nội phát hiện, xử lý nhiều vi phạm về an toàn thực phẩm

Báo cáo nhanh của Sở Y tế Hà Nội cho biết, sau hai tuần ra quân triển khai "Tháng hành động về an toàn thực phẩm" năm 2024, các đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm của thành phố phát hiện, xử lý nhiều vi phạm về an toàn thực phẩm.

Miền Bắc có thể đón 2 đợt không khí lạnh liên tiếp
Miền Bắc có thể đón 2 đợt không khí lạnh liên tiếp

Theo một số mô hình dự báo, hiện nay qua phân tích bản đồ thời tiết và mô hình cho thấy khả năng cao miền Bắc sẽ đón 2 đợt không khí lạnh yếu đi kèm theo là rãnh áp thấp. Xen giữa 2 đợt không khí lạnh có thể có hội tụ gió trước rãnh gió Tây. Do đó thời tiết sau nghỉ lễ 30/4-1/5 ở miền Bắc chuyển xấu, trời nhiều mây có mưa, mưa rào, cục bộ có mưa to, đề phòng dông lốc sét, vùng núi cẩn trọng vì có thể có lũ quét sạt lỡ đất bất ngờ.

Hôm nay, các nước khối G7 sẽ ký thỏa thuận dừng sử dụng nhà máy nhiệt điện than vào năm 2035
Hôm nay, các nước khối G7 sẽ ký thỏa thuận dừng sử dụng nhà máy nhiệt điện than vào năm 2035

Reuters đưa tin, ngày 29/4, các bộ trưởng năng lượng thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã đạt được thỏa thuận về việc đóng cửa toàn bộ nhà máy nhiệt điện than vào năm 2035.