Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ninh

Sau hơn 10 năm triển khai chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP), đến nay Quảng Ninh có 219 chủ thể sản xuất tham gia chương trình với 569 sản phẩm. Trong những năm gần đây, Quảng Ninh đã và đang ưu tiên phát triển du lịch, kết nối điểm, tuyến du lịch gắn với phát triển sản phẩm OCOP đặc trưng, nhằm nâng cao giá trị nông sản, góp phần quảng bá, đồng thời tăng tính hấp dẫn cho điểm đến du lịch của tỉnh Quảng Ninh.

Sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ninh
Sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ninh (Ảnh: internet)

Quảng Ninh hiện có 569 sản phẩm đạt danh hiệu sản phẩm OCOP

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới, ngày 27/10/2020, Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TU về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Theo đó, tỉnh đã tạo ra một chương trình mới, bài bản, hiệu quả đó là chương trình “Tỉnh Quảng Ninh – Mỗi xã, phường một sản phẩm” (gọi tắt là OCOP).

Năm 2013, Quảng Ninh là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai Chương trình mỗi xã phường một sản phẩm (OCOP). Trong 3 năm triển khai, toàn tỉnh đã có 180 tổ chức kinh tế, cơ sở, hộ sản xuất tham gia chương trình OCOP với trên 210 sản phẩm. Trong đó, không ít sản phẩm đã chiếm lĩnh thị trường trong nước cũng như vươn ra thị trường ngoài nước như: Gốm Quang Vinh, nước mắm Cái Rồng, miến dong Bình Liêu... Doanh thu OCOP Quảng Ninh trong 3 năm cũng đạt đến gần 700 tỷ đồng, con số lớn, rất đáng phấn khởi trên bình diện sản phẩm OCOP là những sản vật địa phương có giá trị nhỏ. 

Sau 10 năm thực hiện "Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm", Quảng Ninh hiện có 569 sản phẩm thuộc 6 nhóm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), trong đó có 336 sản phẩm OCOP của 13 địa phương đạt 3 - 5 sao (246 sản phẩm đạt 3 sao, 86 sản phẩm đạt 4 sao và 4 sản phẩm đạt 5 sao). Toàn tỉnh có 219 chủ thể sản xuất tham gia Chương trình OCOP (gồm 54 doanh nghiệp, 87 hợp tác xã, 78 hộ sản xuất) và khoảng 30 trung tâm, điểm bán hàng OCOP.

Tỉnh đã quy hoạch 17 vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. Nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh có chất lượng, mẫu mã tốt, có thể xuất khẩu sang nhiều thị trường.

Đến nay, Quảng Ninh đã có 171 đơn vị tham gia với 461 sản phẩm OCOP; thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt 45 triệu đồng/người/năm (bình quân cả nước đạt khoảng 40 triệu đồng), tăng 1,5 lần so với năm 2015; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm xuống còn khoảng 1%. 

Các sản phẩm OCOP của Quảng Ninh ngày càng đa dạng về bao bì, mẫu mã, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm. Toàn tỉnh có trên 95% sản phẩm OCOP được dán tem điện tử hoặc có mã số, mã vạch. Cùng với nỗ lực nâng cao chất lượng, Quảng Ninh triển khai nhiều giải pháp nhằm kết nối, quảng bá, chắp cánh cho sản phẩm OCOP vươn xa.

Kết hợp phát triển du lịch gắn liền với các sản phẩm OCOP

Hiểu được lợi ích mang lại khi liên kết du lịch và xúc tiến sản phẩm OCOP, Quảng Ninh đã và đang ưu tiên tổ chức những chương trình xúc tiến thương mại gắn với không gian, sự kiện du lịch. Điển hình là các hội chợ OCOP lớn, được tổ chức vào dịp các ngày lễ hằng năm, thu hút đông đảo người dân, du khách tham quan và mua sắm. Riêng Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2023 vừa qua đã thu hút được trên 55.000 lượt khách, doanh thu đạt khoảng 17,4 tỷ đồng.

Tại các lễ hội du lịch thường niên của các địa phương trong tỉnh, như Lễ hội Trà hoa vàng (huyện Ba Chẽ); Hội đình Tràng Y (xã Đại Bình); Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Đầm Hà; Lễ hội đền Cửa Ông; Hội Hoa sở Bình Liêu; Tuần Văn hóa, Thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc…các sản phẩm OCOP của địa phương này liên tục được chú trọng và giới thiệu.

Đại diện Trung tâm OCOP Central Hạ Long chia sẻ, để đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP, Trung tâm đã ký kết với một số đơn vị lữ hành lớn, trong đó có Viettravel, đưa du khách đến trải nghiệm mua sắm tại Trung tâm. Vào những ngày thấp điểm, Trung tâm đón khoảng 2.000 - 4.000 lượt khách mỗi ngày, còn những ngày cao điểm như cuối tuần và dịp nghỉ lễ, lượng khách có thể lên tới 7.000 lượt du khách tới thăm quan, mua sắm mỗi ngày. Các sản phẩm OCOP Quảng Ninh đều nhận được sự đánh giá cao của khách du lịch.

Tại Quảng Ninh đã hình thành nhiều địa chỉ du lịch sinh thái thu hút du khách check-in, trải nghiệm với hoạt động về với thiên nhiên, tham quan, tìm hiểu, mua sắm các sản phẩm OCOP - đặc sản của địa phương. Điển hình như vùng trồng ổi tại xã Sơn Dương - TP. Hạ Long, nơi du khách được trải nghiệm những vườn ổi trồng theo tiêu chuẩn VietGAP - sản phẩm OCOP Quảng Ninh 4 sao; các vườn dâu tằm ở xã Tràng An - TX Đông Triều, địa chỉ hấp dẫn du khách chụp ảnh, hái dâu, tham quan xưởng sản xuất rượu Dâu tằm - sản phẩm OCOP 4 sao…

Để du lịch song hành, thúc đẩy tiêu thụ hiệu quả sản phẩm OCOP, Quảng Ninh đã phê duyệt thực hiện nghiên cứu xây dựng mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, xác định sản phẩm nông nghiệp, nông thôn đặc trưng của các địa phương gắn với phát triển du lịch, kết nối tuyến/điểm du lịch, xây dựng mô hình du lịch nông nghiệp tại Quảng Yên, Đầm Hà, Hạ Long, Đông Triều, Vân Đồn...
Sau nhiều năm triển khai Chương trình OCOP hiệu quả đã giúp nâng cao thu nhập cho người dân, thay đổi tư duy sản xuất, từng bước hình thành sản xuất hàng hóa. Song hơn hết, từ những thành công của Quảng Ninh, chương trình đã lan tỏa ra cả nước.

PV (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Petrosetco lên kế hoạch tổ chức Đại hội lần 2 vào 14/6
Petrosetco lên kế hoạch tổ chức Đại hội lần 2 vào 14/6

Sau lần 1 không thể tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên, Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Petrosetco, mã PET - sàn HOSE) lên kế hoạch tổ chức Đại hội lần 2.

Lạng Sơn: Quyết không để hình thành đường dây, tụ điểm phức tạp về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
Lạng Sơn: Quyết không để hình thành đường dây, tụ điểm phức tạp về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Chiều 15/5, BCĐ 389 tỉnh Lạng Sơn tổ chức cuộc họp Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Lạng Sơn về tình hình công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 4 tháng đầu năm 2024, các nhiệm vụ cần thực hiện trong thời gian tới. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thanh Sơn, Trưởng BCĐ 389 tỉnh Lạng Sơn chủ trì cuộc họp.

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai được thực hiện như thế nào?
Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai được thực hiện như thế nào?

Năm 2021, ông Hoàng Huy Hổ mua một mảnh đất, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thời điểm mua, ông không nhờ địa chính đo đạc lại. Năm 2023, ông có kế hoạch xây nhà, đo đạc lại đất thì phát hiện đất bị thiếu.

Chủ tịch tỉnh chỉ đạo xem xét trách nhiệm trong việc chậm cấp 'sổ đỏ' cho người dân
Chủ tịch tỉnh chỉ đạo xem xét trách nhiệm trong việc chậm cấp 'sổ đỏ' cho người dân

Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình giao Chủ tịch UBND thành phố Hoà Bình xem xét, xử lý trách nhiệm, sai phạm (nếu có) đối với các đơn vị, cá nhân có liên quan khi đã không xử lý kịp thời, còn để chậm trễ trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân.

Thông báo đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ
Thông báo đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Triển khai Quyết định số 2205/QĐ-TTg ngày 24/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) thông báo và hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên cả nước đề xuất nhiệm KH&CN cấp quốc gia dự kiến thực hiện từ năm 2025 thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 (Chương trình).

Bắc Giang: Phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng cụm công nghiệp gần 75 ha tại Hiệp Hòa
Bắc Giang: Phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng cụm công nghiệp gần 75 ha tại Hiệp Hòa

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Cụm công nghiệp (CCN) Danh Thắng - Đoan Bái, huyện Hiệp Hòa, tỷ lệ 1/500.