Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thương hiệu Nhất Nhất có đang vi phạm về Luật Quảng cáo?

Là một công ty có thương hiệu hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm, Công ty TNHH Nhất Nhất lại sử dụng từ ngữ quảng cáo phản cảm, không đúng khiến nhiều bệnh nhân bức xúc, lo lắng. Đáng nói, trước đó quảng cáo sản phẩm Hoạt huyết Nhất Nhất cũng từng bị xử phạt vì vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo.

LTS: Tạp chí Thương hiệu và Công luận là cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) với tôn chỉ tuyên truyền về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và công tác quản lý, đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại tới cộng đồng doanh nghiệp và người dân; Bảo vệ thương hiệu cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh đúng quy định của pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng…

Tạp chí Thương hiệu và Công luận luôn cung cấp những thông tin nhanh chóng, kịp thời, hữu ích về công tác phòng, chống gian lận thương mại, chống hàng giả, hàng nhái, hàng lậu, hàng trốn thuế nhà nước… nên luôn nhận được sự tin tưởng của người tiêu dùng trong nhiều năm qua. Liên quan tới công tác phòng, chống gian lận thương mại, thời gian vừa qua, Bộ Y tế và Cục ATTP đã ban hành nhiều văn bản, quyết định nhằm kiểm soát chặt chẽ các hoạt động quảng cáo sai sự thật. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân và ghi nhận của Thương hiệu & Công luận, tình trạng quảng cáo không đúng công dụng được cấp phép, quảng cáo gây hiểu nhầm như thuốc chữa bệnh vẫn còn diễn ra.

Nhất Nhất có đang lạm dụng thương hiệu, tự ý thây đổi nghiệm thu của Bộ Y tế để quảng cáo

Nhất Nhất được thành lập năm 2006. Sau hơn 15 năm hoạt động, Nhất Nhất đã không ngừng phát triển để trở thành là một trong những công ty dược phẩm lớn mạnh và uy tín hàng đầu Việt Nam với gần 500 nhân viên, nhà máy sản xuất thuốc và hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (GMP-WHO), hệ thống đại lý và khách hàng rộng mở.

Sự thành công về thương hiệu và danh tiếng của Nhất Nhất có được là nhờ vào sự nỗ lực không ngừng từ việc sưu tầm, nghiên cứu các bài thuốc Đông y bí truyền; đến hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm; tiến hành các nghiên cứu lâm sàng cấp cơ sở đánh giá hiệu quả của bài thuốc trước khi đưa vào sản xuất trên quy mô công nghiệp và phân phối rộng khắp trên toàn quốc.

Để cho ra đời những sản phẩm Đông y thế hệ 2 - không phải hỗ trợ, bổ sung cho Tân dược, mà là thuốc điều trị chủ đạo, thuốc kê đơn, hiệu quả vượt trội, ít nhờn, ít tác dụng phụ, Nhất Nhất đã đầu tư mạnh mẽ vào xây dựng Nhà máy Dược phẩm hiện đại trên diện tích 10,000m2. Tại đây, nguyên liệu đầu vào được chọn lọc, thu mua, kiểm tra chất lượng một cách nghiêm ngặt bởi phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP của Bộ Y tế. Nhờ vậy, các sản phẩm được Công ty sản xuất dưới dạng viên nén, viên nang, thuốc bột, thuốc nước, theo công nghệ bào chế và quản lý chất lượng hiện đại đã nhanh chóng chiếm được tín nhiệm cao của người tiêu dùng.

Công ty TNHH Nhất Nhất cho ra đời những sản phẩm như: Thuốc trĩ nhất nhất, dung dịch xịt họng nhất nhất, thực phẩm bảo vệ sức khỏe tăng đề kháng nhất nhất, xịt răng miếng nhất nhất, dung dịch xịt họng nhất nhất, hoạt huyết nhất nhất…

Theo tìm hiểu của PV Thương hiệu & Công luận, sản phẩm thuốc Hoạt huyết Nhất nhất của Công ty TNHH Nhất Nhất (Địa chỉ: 6A/508 Đường Láng, Quận Đống Đa, Hà Nội) hiện đang được quảng cáo với tần suất dày đặc trên các phương tiện thông tin đại chúng. Theo đó, phần thông tin quảng cáo có đoạn: “Hoạt huyết Nhất Nhất đã được Bộ Y tế nghiệm thu, Hoạt huyết Nhất Nhất hiệu quả vượt trội Ginkgo Biloba trong điều trị mất ngủ, chóng mặt, đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay…”

Tuy nhiên, theo kết luận tại Báo cáo kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng do Bộ Y tế công bố ngày 16/8/2018 nêu rõ: “Nghiên cứu cung cấp được bằng chứng về hiệu quả của Hoạt huyết Nhất Nhất và Gingko Biloba EGb761 trong việc cải thiện các triệu chứng thường gặp trên bệnh nhân có hội chứng thiểu năng tuần hoàn não như: đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, tê bì chân tay, rối loạn giấc ngủ, hay quên, đãng trí”. Đồng thời, kết luận này không có nội dung nào liên quan đến điều trị mất ngủ như trong thông tin quảng cáo hiện đang được quảng cáo tràn lan.

Báo cáo kết luận nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng của Bộ Y tế không có nội dung liên quan đến điều trị mất ngủ như trong thông tin quảng cáo thuốc Hoạt huyết Nhất Nhất.
Báo cáo kết luận nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng của Bộ Y tế không có nội dung liên quan đến điều trị mất ngủ như trong thông tin quảng cáo thuốc Hoạt huyết Nhất Nhất.

Đáng chú ý, trong kết luận tại Báo cáo kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng do Bộ Y tế công bố không có khẳng định nào giống với tiêu đề đăng tải trên website 5nhatnhat.vn: “Bộ y tế chứng nhận Hoạt huyết Nhất Nhất hiệu quả vượt trội Ginkgo Biloba EGB761 của Pháp”. Vậy dựa cơ sở nào để Công ty Nhất Nhất có thể khẳng định thông tin so sánh như trên?

Không những thế, cuối phần kết luận của Bộ Y tế còn nêu rõ lưu ý: “Điểm cần lưu ý trong nghiên cứu là việc sử dụng các công cụ đanh giá và kết quả ghi nhận được là do bệnh nhân tự báo cáo, có tính chất chủ quan; tính chính xác của các kết quả do bệnh nhân tự báo cáo có thể không cao. Do vậy việc phiên giải kết quả khi thực hiện so sánh giữa Hoạt huyết Nhất Nhất và Ginkgo Biloba EGB761 cần phải hết sức thận trọng“.

Tuy Bộ Y tế đã có khuyến cáo như trên nhưng Công ty Nhất Nhất vẫn quảng cáo với tần suất dày đặc thông tin “Hoạt huyết Nhất Nhất đã được Bộ Y tế nghiệm thu, Hoạt huyết Nhất Nhất hiệu quả vượt trội Ginkgo Biloba trong điều trị mất ngủ, chóng mặt, đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay. Thuốc Hoạt huyết Nhất Nhất còn điều chỉnh huyết áp…”.

Dù Bộ Y tế khuyến cáo cần phải hết sức thận trọng phiên giải kết quả khi thực hiện so sánh giữa Hoạt huyết Nhất Nhất và Ginkgo Biloba EGB761 nhưng Công ty Nhất Nhất đang làm điều ngược lại (!?)

Quảng cáo thuốc Hoạt huyết Nhất Nhất gây hiểu nhầm công dụng?

Tại 2 website hoathuyetnhatnhat.vn và nhatnhat.vn (thuộc sở hữu của Công ty TNHH Nhất Nhất) cùng đăng tải bài viết với tiêu đề: “Sự kỳ diệu của thuốc hoạt huyết trong điều trị, hỗ trợ điều trị bệnh”.

Bài viết này sử dụng phản hồi cụ thể của một số người khi dùng thuốc hoạt huyết để quảng cáo công dụng “bách bệnh” của thuốc hoạt huyết như: “Khó ngủ; ngủ hay mê sảng, mất ngủ kinh niên; Đau đầu do áp lực công việc, stress, do tăng áp lực nội nhãn; đau đầu –  thiên đầu thống trong giai đoạn mãn kinh; Đau đầu do viêm mũi dị ứng; Chóng mặt, say tàu xe; Chứng ù tai; Huyết áp cao, huyết áp thấp; Đau thắt ngực; Xơ vữa mạch máu… Tim to; Mờ mắt; Vết loét lâu lành; Viêm mũi, viêm xoang; Hen suyễn; Mụn nám da xấu; Bệnh dạ dày, tiêu hóa; Táo bón; Suy gan, viêm gan, suy thận; Mãn dục nam; Tắc kinh, kinh nguyệt không đều; Tiền mãn kinh; Tăng cường hiệu quả của thuốc điều trị”.

Website thuộc sở hữu của Công ty Nhất Nhất đăng tải hàng loạt trường hợp người bệnh với công dụng “thần thánh” cho thuốc hoạt huyết
Website thuộc sở hữu của Công ty Nhất Nhất đăng tải hàng loạt trường hợp người bệnh với công dụng “thần thánh” cho thuốc hoạt huyết.

Trong bài viết, thuốc hoạt huyết được mô tả có hàng chục công dụng như: “Làm tăng cường lưu thông máu đến tinh hoàn, dương vật giúp tinh hoàn sản sinh nhiều testosteron hơn và dương vật cương cứng tốt hơn”; “Tăng cường lưu thông máu đến gan, thận cung cấp dưỡng chất, oxy, nuôi dưỡng, cung cấp các bạch cầu, kháng thể, thuốc chữa bệnh giải độc, bảo vệ gan, thận”; “Tăng cường lưu thông máu đến đại tràng, tăng nhu động, giảm táo bón” hay “Tăng cường máu đến phổi, làm tăng trao đổi oxy giữa máu và phế nang, tăng lượng oxy trong máu, từ đó giảm sự khó chịu với người bị hen suyễn”…..

Cùng với đó là nhiều phần nội dung mô tả trực tiếp việc người bệnh sử dụng Hoạt huyết Nhất nhất: “Chị Trần Thị V (33 tuổi, giáo viên, Đà Nẵng) hay bị hồi hộp, chóng mặt, mặt tím tái, nhức đầu, mệt mỏi, khó ngủ, khó tập trung … vì huyết áp ít khi nào vượt quá định mức 90/60. Chị tất nhiên đã được điều trị bằng nhiều loại thuốc trợ tim nhưng hiệu quả chỉ là chữa cháy cầm canh. Sau khi kiên nhẫn dùng Hoạt Huyết Nhất Nhất 8 tuần liên tục huyết áp của chị được cải thiện thấy rõ đồng thời với triệu chứng thưa dần các cơn vã mồ hôi, tê tay chân.”

Không chỉ dừng lại ở đó, bài viết còn có đoạn: Anh Lương Anh T (55 tuổi, bác sĩ, Hà Nội) mỗi khi kê đơn cho bệnh nhân trên 40 tuổi thường kê thêm thuốc hoạt huyết cùng với thuốc đặc trị để tăng cường hiệu quả của thuốc đặc trị.

Tuy nhiên, theo công dụng được ghi trên bao bì sản phẩm, Hoạt huyết Nhất nhất chỉ là trị các chứng huyết hư, ứ trệ; Phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não, thiểu năng tuần hoàn ngoại vi. Không hề có “tăng cường hiệu quả của thuốc đặc trị” hay “huyết áp thấp” như thông tin được nêu trong bài viết.

Bài viết trên được ghi chú của tác giả TS Nguyễn Kim Giang người lặn lội khắp nơi, mang về các bài thuốc bí truyền hiệu quả vượt trội cho nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất hiện đại, chuẩn GMP-WHO sản xuất thành viên nén tiện sử dụng.

Việc đăng tải những nội dung không đúng với công dụng được cấp phép của Hoạt huyết Nhất nhất vi phạm quy định về quảng cáo dược phẩm Theo quy định tại khoản 1.4 Điều 1 Các thông tin, hình ảnh không được sử dụng trong nội dung thông tin, quảng cáo thuốc trong Sổ tay hướng dẫn thông tin, quảng cáo thuốc do Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế ban hành quy đinh định về quảng cáo dược phẩm: Các câu, từ, hình ảnh mang tính suy diễn quá mức dẫn đến hiểu nhầm là tác dụng, chỉ định, hiệu quả của thuốc hoặc vượt quá tác dụng, chỉ định, hiệu quả của thuốc đã được phê duyệt.

Ngoài ra, hiện nhiều thông tin về các kết quả nghiên cứu lâm sàng của chuyên gia Lương Lễ Hoàng ở Trung Tâm Oxy Cao Áp Tp. HCM cũng được đưa vào bài viết để quảng cáo sản phẩm này. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ Y tế, các kết quả nghiên cứu lâm sàng được đưa vào quảng cáo thuốc cần phải được Bộ Y tế công nhận.

Không chỉ thuốc Hoạt huyết Nhất Nhất, hàng loạt sản phẩm thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe của công ty này cũng có nhiều dấu hiệu sai phạm trong quảng cáo, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng.

Đáng nói hơn, đây cũng không phải là lần đầu tiên sản phẩm Hoạt huyết Nhất Nhất, Dược phẩm Nhất Nhất vướng vào lùm xùm về việc vi phạm quảng cáo, chất lượng sản phẩm.

Tháng 08/2020, Công ty TNHH Nhất Nhất bị Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) phản ánh phát quảng cáo dược phẩm Tonka gây ảnh hưởng ngành tôm. Cụ thể, VASEP đã có văn bản gửi Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV) và Giám đốc Công ty TNHH Nhất Nhất về đoạn quảng cáo dược phẩm Tonka của đơn vị này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh ngành tôm Việt Nam.

Tạp chí Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này.

Điều 23, Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm quy định quảng cáo, thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn vệ sinh thực phẩm nêu rõ: “

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có nội dung khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp thông tin về an toàn thực phẩm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm có nội dung đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh.

4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Phát hành tài liệu, ấn phẩm thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật;

b) Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng thông tin về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”.

PV

(Bài viết có sử dụng một số tư liệu của đồng nghiệp)

Bài liên quan

Tin mới

Kita Group vừa báo lãi sau thuế năm 2023 tăng gấp 9 lần, nợ phải trả tăng lên mức gần 14.000 tỷ đồng
Kita Group vừa báo lãi sau thuế năm 2023 tăng gấp 9 lần, nợ phải trả tăng lên mức gần 14.000 tỷ đồng

Kita Invest, một thành viên của Kita Group vừa báo lãi sau thuế năm 2023 tăng gấp 9 lần, trong bối cảnh nợ phải trả tăng lên mức gần 14.000 tỷ đồng.

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài của TP.HCM 4 tháng đầu năm giảm
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài của TP.HCM 4 tháng đầu năm giảm

Tính chung cả hình thức cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp, TP.HCM thu hút được khoảng 915,6 triệu USD, giảm 6,5% so với cùng kỳ.

Kho dự trữ lúa mỳ Ấn Độ chạm mức thấp nhất 16 năm qua
Kho dự trữ lúa mỳ Ấn Độ chạm mức thấp nhất 16 năm qua

Dự trữ lúa mì của Chính phủ Ấn Độ tính đến ngày 1/5 đã giảm 10,3% so với cùng kỳ năm ngoái xuống mức thấp nhất kể từ năm 2008 sau hai năm sản lượng thấp.

Hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
Hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi

Trường trung học phổ thông và cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ trì, phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn theo quy định cho học sinh từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi học tại cơ sở giáo dục đó.

Phiên đấu thầu ngày mai 16/5 NHNN giảm 500.000 đồng giá đấu thầu vàng miếng
Phiên đấu thầu ngày mai 16/5 NHNN giảm 500.000 đồng giá đấu thầu vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước vừa phát đi thông báo tiếp tục tổ chức bán đấu thầu vàng miếng SJC vào 9h30 ngày mai 16/5.

Ngân hàng nhà nước đề xuất gia hạn Thông tư 02 về cơ cấu nợ đến hết năm 2024
Ngân hàng nhà nước đề xuất gia hạn Thông tư 02 về cơ cấu nợ đến hết năm 2024

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố lấy ý kiến về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2023/TT-NHNN ngày 23/4/2023 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn.