Tới dự chương trình, có nhiều diễn giả đại diện cho các công ty nghiên cứu thị trường và các doanh nghiệp tiêu biếu trong lĩnh vực sản xuất áp dụng mô hình tăng trưởng xanh.
Thương hiệu Việt: Tăng trưởng xanh để phát triển bền vững
Hội thảo là cơ hội để các nhà quản lý, đầu tư, các doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệm và mở rộng hợp tác để phát triển thương hiệu bền vững, đồng thời xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam ngày càng vững mạnh trên thị trường quốc tế.
Qua đây, các doanh nghiệp Việt nam nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu trong phát triển kinh tế đất nước, đồng thời là môi trường hữu ích để để cùng thảo luận và đối thoại về những nhu cầu, những vấn đề thực tiễn cấp thiết trong xây dựng thương hiệu xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời, trao đổi các chính sách hỗ trợ và đề xuất các giải pháp để các doanh nghiệp phát triển bền vững.
Theo ThS. Nguyễn Thị Thu Hà - Phó vụ trưởng Vụ Chính sách và Pháp chế - Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), để đăng ký được nhãn hiệu xanh, cần dựa trên cam kết từ phía doanh nghiêp. Sản phẩm phải có nhãn hiệu, đáp ứng được tất cả quy định về bảo vệ môi trường, luật lao động. Cần xây dựng niềm tin tới các nhãn hàng của mình. Đây chính là động lực để phát triển bền vững.
Ông Vũ Xuân Trường - Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và cạnh tranh nhấn mạnh: Hướng tới phát triển xanh là hướng tới phát triển bền vững. Xu hướng tiêu dùng sản phẩm dịch vụ xanh ngày càng nhiều, các doanh nghiệp sẽ lợi nhuận cao. Về công nghệ xanh, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng nhưng đối với Việt Nam, môi trường hoạt động còn có những hạn chế nhất định vì mặt bằng trình độ chưa đáp ứng được. Các doanh nghiệp gặp phải nhiều khó khăn giữa mục tiêu tăng trưởng xanh với mục tiêu lợi nhuận; khó khăn về công nghệ và yếu tố con người…
Theo nghiên cứu của Nielsen Vietnam, với những sản phẩm dán nhãn hàng có cam kết mang lại chất lượng tốt, xanh, sạch cho môi trường có mức tăng trưởng nhiều so với các thương hiệu cùng ngành không có cam kết. Những sản phẩm không có cam kết tăng trưởng thấp chỉ khoảng 1%, trong khi với những sản phẩm có cam kết tăng trưởng 4%. Đặc biệt, mặt hàng tiêu thụ nhanh như thực phẩm và đồ uống mức độ tăng trưởng từ 2- 11%. Đây là động lực lớn để doanh nghiệp nhìn thấy xu hướng đưa ra chiến lược phát triển xanh bền vững.
Từ đó, Nielsen Vietnam đưa ra những khuyến nghị đối với doanh nghiệp, đó là cần xây dựng niềm tin cho khách hàng bằng những chiến lược dài hạn liên quan tới sức khỏe của người tiêu dùng.
Minh Thúy