Thường trực Chính phủ họp về 2 Nghị định gỡ vướng cho dòng chảy kinh tế
Ngày 11/4/2019, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Chính phủ họp về dự thảo Nghị định quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án BT và Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: VGP/Quang Hiếu)
Trước khi trình Thường trực Chính phủ, dự thảo Nghị định về thanh toán dự án BT (hợp đồng xây dựng - chuyển giao) đã trải qua nhiều cuộc họp, nhiều lần lấy ý kiến Chính phủ bởi đây là vấn đề khó, có nhiều quy định chồng chéo từ nhiều luật mà thực tiễn thì rất phong phú, trong khi yêu cầu đặt ra là phải bảo đảm quy định chặt chẽ để chống thất thoát, lãng phí tài sản công.
Thời gian qua, nhiều địa phương, doanh nghiệp phản ánh việc ách tắc trong triển khai dự án BT. Đây được xem là một khâu chưa được khơi thông trong dòng chảy kinh tế, nếu không tháo gỡ, sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng.
Tại cuộc họp, các đại biểu tập trung thảo luận về một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau như hình thức giao đất theo nguyên tắc ngang giá, không thông qua đấu giá và việc đấu thầu đồng thời dự án BT và đấu giá quyền sử dụng đất. Vướng mắc lớn hiện nay là quan điểm đấu giá đất hay thanh toán ngang giá.
Việc thực hiện thanh toán ngang giá được UBND cấp tỉnh, thành phố xác định theo 5 phương pháp theo Nghị định 44 năm 2014 về giá đất. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, giá đất chưa sát thị trường, gây thất thoát tài sản công. Mặt khác, có ý kiến cho rằng, nếu đấu giá đất thì tiền thu được phải đưa vào ngân sách để đầu tư theo Luật Đầu tư công, như vậy, hình thức BT không còn tồn tại.
Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính tiếp thu các ý kiến đóng góp để tiếp tục tháo gỡ, hoàn thiện Nghị định với tinh thần bảo đảm tính thực tiễn để đi vào cuộc sống, nhằm phát huy tác dụng phát triển kinh tế đất nước, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế 2019 và các năm tiếp theo. Bên cạnh đó, cần bảo đảm tính chặt chẽ về pháp lý để tránh thất thoát, lãng phí tài sản công, chống tham nhũng, tiêu cực.
Nhấn mạnh Nghị định phải mở ra không gian tốt để sử dụng nguồn lực phát triển đất nước, Thủ tướng nêu rõ cần sớm ban hành Nghị định này với quy trình đầu tư BT rõ ràng hơn, có sự giám sát tốt hơn.
Cho rằng các địa phương đang mong chờ văn bản này, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần phải theo nguyên tắc thị trường, chống tham nhũng, tiêu cực.
Cũng tại cuộc họp, Thường trực Chính phủ thảo luận, xem xét dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch.
Kể từ ngày 1/1/2019, Luật Quy hoạch và 52 luật, pháp lệnh liên quan đến quy hoạch đã được sửa đổi, bổ sung và có hiệu lực thi hành.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong thời gian chưa có quy hoạch thời kỳ mới được lập theo quy định của Luật Quy hoạch, các bộ, ngành, địa phương gặp phải một số khó khăn, vướng mắc chính trong việc thực hiện chuyển tiếp đối với các quy hoạch như một số quy hoạch dự kiến thuộc Danh mục quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.
Một số quy hoạch ngành quốc gia trước đây được quy định ở luật chuyên ngành nhưng hiện nay quy định của các luật chuyên ngành đã hết hiệu lực kể từ ngày 1/1/2019 và phải thực hiện theo quy định của Luật Quy hoạch. Do đó, việc điều chỉnh cục bộ các quy hoạch này không thể thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành đã hết hiệu lực.
Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch, các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh trong hệ thống quy hoạch quốc gia (chủ yếu là quy hoạch cấp quốc gia như quy hoạch sử dụng đất quốc gia, 39 quy hoạch ngành quốc gia) thì tiếp tục thực hiện đến hết thời kỳ quy hoạch. Trong quá trình thực hiện, cần phải điều chỉnh các quy hoạch cho phù họp với thực tiễn thì thực hiện điều chỉnh theo quy định của Luật Quy hoạch và pháp luật chuyên ngành hiện hành liên quan.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng nội dung dự thảo Nghị định đến nay đã cơ bản hoàn thiện. Do vậy, cần sớm ban hành Nghị định để các bộ ngành, địa phương có đầy đủ cơ sở pháp lý để tổ chức lập quy hoạch cho thời kỳ 2021-2030. Sự chậm trễ trong việc ban hành Nghị định làm ảnh hưởng đến việc ban hành Thông tư hướng dẫn về định mức chi phí hoạt động quy hoạch, đồng thời làm ảnh hưởng lớn đến công tác lập quy hoạch cho thời kỳ quy hoạch mới.
(Ảnh: VGP/Quang Hiếu)
Nhấn mạnh sự cần thiết của Luật Quy hoạch, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ những vấn đề liên quan đến hạ tầng cứng về kinh tế, thậm chí có hạ tầng cứng về xã hội, bị vướng mắc do khái niệm về quy hoạch quốc gia tích hợp còn nhiều vấn đề phức tạp.
Thủ tướng đề nghị, trước hết, ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Quy hoạch về những điểm không bị vướng mắc lớn trên tinh thần dự thảo Nghị định sẽ không quy định nội dung chuyển tiếp đối với các quy hoạch quy định ở Điều 59 Luật Quy hoạch. Bên cạnh đó, cái gì còn vướng mắc, không thể thực hiện được, do luật pháp, do tính phức tạp của tích hợp, thì Chính phủ báo cáo Thường vụ Quốc hội xin chậm lại.
Thủ tướng nhấn mạnh cần sớm thực hiện hai công việc này. Các cấp, các ngành tiếp tục triển khai những vấn đề đặt ra để không bị ách tắc về sản xuất, kinh doanh, “dòng chảy của kinh tế”, nhất là về vấn đề năng lượng.
Theo Đức Tuấn (Chinhphu.vn)
Tin mới
Hà Nam: Tạm giữ hơn 1,5 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc
Đội Quản lý thị trường số 3 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Nam) vừa tạm giữ hơn 1,5 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Bình Định: Tổ chức xúc tiến đầu tư tại Osaka, Nhật Bản
Ngày 2/6, tại TP Izumisano, phủ Osaka (Nhật Bản), diễn ra buổi làm việc giữa Đoàn công tác Xúc tiến đầu tư (XTĐT) tỉnh Bình Định (Việt Nam) với lãnh đạo TP. Izumisano (Osaka). Tại buổi làm việc, Thị trưởng TP. Izumisano xác định: Sẽ cùng các doanh nghiệp của thành phố này đến TP. Quy Nhơn tham dự Hội nghị XTĐT - các doanh nghiệp Nhật Bản tại Bình Định.
Lực lượng hải quan Quảng Trị liên tiếp triệt phá 2 vụ vận chuyển trái phép ma túy
Lực lượng hải quan Quảng Trị vừa liên tiếp triệt phá 2 vụ vận chuyển trái phép ma túy - lập chiến công đặc biệt xuất sắc ngay trong ngày đầu tiên triển khai kế hoạch về "Tháng hành động phòng chống ma túy".
Công ty CP Bệnh viện Thẩm mỹ Pamas Sài Gòn bị xử phạt 70 triệu đồng
Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa công bố danh sách xử phạt vi phạm hành chính của bộ phận khám chữa bệnh. Trong đó, Công ty CP Bệnh viện Thẩm mỹ Pamas Sài Gòn (Bệnh viện Thẩm mỹ Pamas Sài Gòn) bị xử phạt 70 triệu đồng, cùng 6 cơ sở, cá nhân khác vi phạm trong lĩnh vực khám chữa bệnh.
Cà Mau: Bảo đảm thông tin, truyền thông phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023
Thông tin từ UBND tỉnh Cà Mau, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh đã có công văn đề nghị các cơ quan báo chí, Cổng thông tin điện tử tỉnh, các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, UBND các huyện, thành phố Cà Mau, bảo đảm thông tin, truyền thông phục vụ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) tỉnh Cà Mau năm 2023.
TP. Hồ Chí Minh đề xuất giữ nguyên mức sàn học phí năm học 2023 - 2024
UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có công văn gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo về đề xuất xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 81/2021 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (Nghị định 81).
Câu chuyện thương hiệu
TPBank gửi triệu món quà may mắn tri ân khách hàng
PC Quảng Ninh: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác quản lý vận hành lưới điện
TPBank ủng hộ 5 tỷ đồng xây dựng nhà đại đoàn kết tại tỉnh Điện Biên
Natrumax Việt Nam: Doanh nghiệp của sự sẻ chia
“Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con”
T&T Group ủng hộ 5 tỷ đồng hỗ trợ làm nhà cho người nghèo tỉnh Điện Biên