Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thụy Sỹ cam kết viện trợ cho Việt Nam khoảng 76 triệu USD để thực hiện 02 mục tiêu lớn

Thụy Sỹ cam kết viện trợ khoảng 76 triệu USD để thực hiện hai mục tiêu lớn là thúc đẩy hình thành điều kiện khung kinh tế lành mạnh, định hướng thị trường và tăng cường khả năng cạnh tranh, tiếp cận thị trường của khu vực tư nhân.

Thụy Sỹ hiện đang là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại Châu Âu. Từ năm 1992 đến nay, thông qua Bộ Công Thương và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO), Thụy Sỹ đã hỗ trợ vốn ODA cho Việt Nam khoảng 687 triệu USD.

Ban lãnh đạo SVEF gồm Chủ tịch Philipp Rösler (cựu Phó Thủ tướng Đức) và hai phó chủ tịch là ông Ivo Sieber (cựu Đại sứ Thuỵ Sỹ tại Việt Nam) và doanh nhân Nguyễn Hồ Nam (Chủ tịch Tập đoàn Bamboo Capital)
Ban lãnh đạo SVEF gồm Chủ tịch Philipp Rösler, cựu Phó Thủ tướng Đức và hai Phó Chủ tịch là ông Ivo Sieber, cựu Đại sứ Thuỵ Sỹ tại Việt Nam và doanh nhân Nguyễn Hồ Nam, Chủ tịch Tập đoàn Bamboo Capital.

Riêng trong chương trình hợp tác giữa Thụy Sỹ và Việt Nam giai đoạn 2021-2024, Thụy Sỹ cam kết viện trợ khoảng 76 triệu USD để thực hiện hai mục tiêu lớn là thúc đẩy hình thành điều kiện khung kinh tế lành mạnh, định hướng thị trường và tăng cường khả năng cạnh tranh, tiếp cận thị trường của khu vực tư nhân.

Năm 2019, trước thời điểm đại dịch COVID-19 diễn ra, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Thụy Sỹ đã đạt con số kỷ lục là 2,8 tỷ USD; có 140 doanh nghiệp hàng đầu của Thụy Sĩ hoạt động kinh doanh tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư lên tới gần 2 tỷ USD. Tại thời điểm năm 2019, Thụy Sĩ đã vươn lên đứng thứ 6 ở khu vực Châu Âu đầu tư vào Việt Nam.

Sau năm 2019, dù đối mặt với nhiều khó khăn của kinh tế thế giới, kim ngạch thương mại song phương và đầu tư của các doanh nghiệp Thụy Sỹ vào Việt Nam vẫn đạt kết quả tích cực. Tổng vốn đầu tư FDI của Thụy Sỹ vào Việt Nam hiện đạt 1,903 tỷ USD với 206 dự án đầu tư.

Với phương châm "Cùng nhau vun đắp thành công", Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - Thụy Sỹ (SVEF) sẽ thực hiện các hoạt động và sáng kiến năng động nhằm thúc đẩy hợp tác, đổi mới và tăng trưởng bền vững giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Thụy Sỹ, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác kinh tế song phương giữa hai nước trong thời gian tới.

Dự kiến, ngày 06/06 tới, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - Thụy Sỹ sẽ phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sỹ, các cơ quan, doanh nghiệp để tổ chức Tọa đàm thường niên Ngày Việt Nam 2024/Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - Thụy Sỹ 2024 tại thành phố Zurich.

Tọa đàm được tổ chức dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến, có sự tham gia của đại diện các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp Việt Nam và Thụy Sỹ. Chương trình tọa đàm sẽ trao đổi 3 phiên với các chủ đề chính: Chính sách thu hút thương mại, đầu tư FDI; Hợp tác về chuyển đổi số; Thể chế pháp lý, chiến lược và cơ hội đầu tư tài chính tại Việt Nam.

Ảnh internet.
ABB (thiết bị điện, xây dựng trạm biến thế) được Thụy Sỹ đầu tư ở Việt Nam. Ảnh internet.

Cũng trong khuôn khổ Ngày Việt Nam 2024 của Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - Thụy Sỹ 2024 sẽ tổ chức nhiều sự kiện có ý nghĩa như tổ chức đối thoại với chính quyền Bang tại Thụy Sỹ nhằm thúc đẩy hợp tác địa phương; thăm và làm việc với các cơ quan/tổ chức, doanh nghiệp Thụy Sỹ; làm việc với Đại sứ quan Việt Nam tại Thụy Sỹ; Các hoạt động xúc tiến du lịch…

Ngày 24/01 vừa qua, Cục Ngoại vụ thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công văn giới thiệu Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - Thụy Sỹ và phổ biến Chương trình tọa đàm thường niên mà Diễn đàn sẽ tổ chức đến Sở Ngoại vụ các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, văn phòng UBND các tỉnh thành giàu tiềm năng hợp tác, các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp.

Với kinh nghiệm lãnh đạo của Chủ tịch Philipp Rösler, cựu Phó Thủ tướng Đức và hai Phó Chủ tịch là ông Ivo Sieber (cựu Đại sứ Thụy Sỹ tại Việt Nam) và ông Nguyễn Hồ Nam, sự góp sức của các chuyên gia kinh tế, thương mại, đầu tư, luật hàng đầu trong đội ngũ Ban điều hành, cùng sự hỗ trợ của Đại sứ quán Thụy Sỹ và Việt Nam, Bộ Ngoại giao Việt Nam, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - Thụy Sỹ năm 2024 được kỳ vọng sẽ tạo ra dấu ấn đặc biệt và thúc đẩy các hợp tác quan trọng để chào mừng kỷ niệm 53 năm Việt Nam - Thụy Sỹ thiết lập quan hệ ngoại giao (1971 -2024).

Các tập đoàn lớn của Thụy Sỹ đầu tư tại Việt Nam, trong đó có các tên tuổi như: Nestlé (thực phẩm, đồ uống), Novatis/Ciba - Sandoz (hóa dược), Roche (dược phẩm), ABB (thiết bị điện, xây dựng trạm biến thế), Sulzer (cơ khí, thiết bị điện), SGS (giám định), Escatec (thiết bị điện tử), Ringier (in ấn), André/ CIE (thương mại) và một số doanh nghiệp khác...

Theo Chinhphu.vn

Bài liên quan

Tin mới

Ngày đầu nghỉ lễ, du khách đến Tam Đảo tăng cao đột biến
Ngày đầu nghỉ lễ, du khách đến Tam Đảo tăng cao đột biến

Ngay từ những ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 đã có nhiều du khách tới Tam Đảo (Vĩnh Phúc) tham quan, nghỉ dưỡng. Đặc biệt, các khu quảng trường, đường dạo, nhà thờ đá, khu cầu mây… thu hút nhiều bạn trẻ tới check-in, ngắm cảnh.

Tuần qua, VSDC hủy nhiều mã chứng khoán do đáo hạn
Tuần qua, VSDC hủy nhiều mã chứng khoán do đáo hạn

Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) vừa có thông báo đến các nhà đầu tư về việc hủy nhiều mã giao dịch chứng khoán của các công ty do đáo hạn.

Đẩy mạnh công tác đối ngoại, góp phần nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam
Đẩy mạnh công tác đối ngoại, góp phần nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam

Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, công tác đối ngoại đã góp phần tạo dựng cục diện đối ngoại thành công ấn tượng, góp phần quan trọng vào việc đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như ngày nay.

Nhiều hoạt động ý nghĩa trong Chương trình “Cảnh sát Biển đồng hành với ngư dân”
Nhiều hoạt động ý nghĩa trong Chương trình “Cảnh sát Biển đồng hành với ngư dân”

Nhằm góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của Nhân dân đối với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo và tăng cường các hoạt động đoàn kết, gắn bó quân dân, từ ngày 26 - 27/4, Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 4 đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa trong Chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” tại huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.

Khó có thể xác định và xử lý hành vi đầu cơ, thổi giá chung cư
Khó có thể xác định và xử lý hành vi đầu cơ, thổi giá chung cư

Theo đại diện Bộ Xây dựng, gần đây có những dự án chung cư đã đi vào sử dụng từ 5-10 năm, thậm chí nhà tập thể cao tầng cũ cũng được đẩy giá khá cao. Chính vì vậy, xử lý các hành vi thổi giá, làm giá, đầu cơ. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng, khó xác định hành vi thổi giá nên thay vì cố làm điều bất khả thi này, nên tăng nguồn cung và dùng thuế để chặn đầu cơ nhà ở.

Hải Phòng tạm giữ 6 container hàng hóa kim loại nhập lậu, trị giá hơn 30 tỷ đồng
Hải Phòng tạm giữ 6 container hàng hóa kim loại nhập lậu, trị giá hơn 30 tỷ đồng

Lực lượng chức năng TP. Hải Phòng vừa kiểm tra, tạm giữ 6 container hàng hóa kim loại nhập lậu, trị giá hơn 30 tỷ đồng.