(Ảnh: minh họa)

Phó Giám đốc Sở KH&CN cho biết, đến cuối tháng 08/2022, Quỹ Phát triển KH&CN đã giải ngân nguồn vốn tín dụng ưu đãi 14,72 tỷ đồng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã vay với mục đích trên.

Cụ thể, Quỹ Phát triển KH&CN hỗ trợ Công ty TNHH Phước Hưng đầu tư máy sấy bơm nhiệt, máy cắt rau củ đa năng, máy hút chân không... chế biến các sản phẩm từ trái thanh long trong khuôn khổ dự án "Đầu tư mở rộng nhà xưởng - ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất thanh long sấy tại Công ty TNHH Phước Hưng".

Hỗ trợ Hợp tác xã Mỹ Tịnh An đầu tư máy sấy bơm nhiệt, máy cắt rau củ đa năng, máy hút chân không để chế biến các sản phẩm từ trái thanh long thông qua dự án "Đầu tư hệ thống dây chuyền chế biến trái cây sấy dẻo với quy mô công nghiệp phục vụ xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao"; hỗ trợ Công ty Lương thực Tiền Giang thông qua dự án "Đầu tư đổi mới công nghệ máy tách màu trong chế biến gạo xuất khẩu",...

Đồng thời, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ với các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời phát huy giá trị và lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc biệt là lúa gạo và trái cây.

Tỉnh Tiền Giang quan tâm ứng dụng KH&CN, hỗ trợ tín dụng để đẩy mạnh khâu cơ giới hóa sản xuất, chế biến nông sản nói chung. Tỉnh chú trọng tăng cường cơ chế, chính sách hỗ trợ các mô hình ứng dụng KH&CN vào cơ giới hóa ngành hàng trái cây theo hướng bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu.

Đặc biệt là ưu tiên triển khai các nhiệm vụ KH&CN có liên quan đến sản xuất, chế biến các sản phẩm trái cây chủ lực của tỉnh; chú trọng các công nghệ, thiết bị chế biến sâu, công nghệ, thiết bị sản xuất thực phẩm chức năng..., nhằm đa dạng hóa sản phẩm từ trái cây để nâng cao giá trị gia tăng cho ngành hàng trái cây nói riêng, ngành Nông nghiệp nói chung.

PV