Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tiếp bài - Nguyên chủ tịch phường xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp (Thanh Hóa): Nếu sai phạm sẽ cưỡng chế, tháo dỡ?

Đây là những khẳng định của ông Mai Quang Bính, Trưởng phòng tài nguyên và Môi trường thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa) sau khi báo Thương hiệu và Công luận phản ánh về việc ông Hoàng Thanh Xuân, nguyên Chủ tịch UBND phường Ngọc Trạo, thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa) xây dựng trái phép nhiều công trình kiên cố trên đất lâm nghiệp tại địa chỉ khu phố 7, P Bắc Sơn, TX Bỉm Sơn.

Cụ thể, tại buổi làm việc với phóng viên ông Mai Quang Bính, Trưởng phòng tài nguyên và Môi trường thị xã Bỉm Sơn cho biết, khi nhận được thông tin phản ánh từ báo chí đã rà soát và tìm các tài liệu liên quan đến những công trình trên.

Hiện tại, trên mảnh đất được giao cho nhà ông Hoàng Thanh Xuân, chỉ có một Biên bản số 329/UBND-TCKH ký ngày 22/4/2011 được chính chủ tịch UBND thị xã Bỉm Sơn ký, thống nhất chủ trương cho hộ ông Xuân được xây dựng vườn sinh thái tại vị trí đã được cấp giấy CN quyền sử dụng đất số CH 00221, với thửa đất số 44 - 45, mảnh bản đồ số 227509-8 (bản đồ địa chính phường Bắc Sơn xác lập năm 1997) tại địa chỉ khu phố 7, P Bắc Sơn, TX Bỉm Sơn với tổng diện tích được giao là 3752,0 m2.

“Tất cả những công trình trên của ông Hoàng Thanh Xuân không hề có bất kỳ loại giấy phép xây dựng nào khác. Tại biên bản chấp thuận, Chủ tịch UBND thị xã Bỉm Sơn yêu cầu trong quá trình tổ chức thực hiện hộ gia đình ông Hoàng Thanh Xuân thực hiện đúng các quyết định hiện hành của pháp luật, về quản lý sử dụng đất và đầu tư xây dựng. Đây chỉ là biên bản chấp thuận chủ trương của thị xã, còn xin được giấy phép xây dựng và giấy phép thành lập khu sinh thái phải cơ quan có thẩm quyền cấp cao hơn” ông Bính nói.

Tiếp bài - Nguyên chủ tịch phường xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp (Thanh Hóa): Nếu sai phạm sẽ cưỡng chế, tháo dỡ? - Hình 1

Căn nhà sàn bằng gỗ khang trang của ông Xuân được dựng trên khu vực đất rừng sản xuất

Tiếp đến, khi được hỏi cụ thể về các công trình xây dựng “mọc” trái phép và tồn tại nhiều năm qua trong phần đất lâm nghiệp của ông Xuân thì ông Mai Quang Bính phân trần: “Đúng là phần móng nhà mà gia đình ông Xuân xây kiên cố với diện tích gần 300m là do những năm 2011 - 2012 khu vực đó mưa nhiều. Dòng nước chảy siết nên ông Xuân cho xây dựng với mục đích chặn dòng nước chảy siết chảy qua. Hiện tại, ông Xuân chưa xây dựng công trình gì trên khu vực nền móng đó. Khu nhà sàn thì theo tôi được biết, ông Xuân xây dựng là để phục vụ khu vườn sinh thái. Còn xây sai phép, sát chân núi hay không phải để chúng tôi kiểm tra lại mới biết cụ thể”.

Riêng khu nhà 2 tầng kiên cố, bê tông cốt thép được xây dựng ngay sau khu nhà sàn, ngang lưng chừng Núi 1 vào năm 2016. Ông Bính khẳng định, xây công trình đó chắc chắn sai phạm. Vì khu vực Núi 1 đã được UBND thị xã yêu cầu người dân không xây dựng bất cứ công trình gì trên núi. Thời gian tới phòng sẽ phối hợp với chính quyền địa phương đi xác minh, kiểm tra, nếu đúng căn nhà đó xây dựng không phép sẽ cho cưỡng chế và thi hành theo quy định của pháp luật.

Tiếp bài - Nguyên chủ tịch phường xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp (Thanh Hóa): Nếu sai phạm sẽ cưỡng chế, tháo dỡ? - Hình 2

Căn nhà 2 tầng của ông Hoàng Thanh Xuân xây dựng kiên cố trái phép trên lưng chừng Núi 1

“Có thể những sai phạm đó đã được UBND phường Bắc Sơn kiểm tra, xử lý và lập biên bản? nhưng những biên bản đó cũng không quan trọng, nên UBND phường đã không lưu giữ, hoặc qua nhiều đời lãnh đạo nên các biên bản, hồ sơ đó đã bị thất lạc…?” ông Bính phần trần khi sự việc tồn tại gần 10 năm qua, nhưng chưa hề bị xử lý.

Trước đó, theo tìm hiểu của phóng viên thì công trình xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp của ông Hoàng Thanh Xuân được chuyển nhượng lại. Đến ngày 2/8/2010, UBND thị xã Bỉm Sơn cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Với thửa đất số 44 - 45, mảnh bản đồ số 227509-8 (bản đồ địa chính phường Bắc Sơn xác lập năm 1997) tại địa chỉ khu phố 7, P Bắc Sơn, TX Bỉm Sơn với tổng diện tích được giao là 3752,0 m2, mục đích sử dụng là đất trồng rừng sản xuất và có thời hạn đến năm 2046.

Mặc dù, là đất trồng rừng sản xuất với quy định sử dụng dưới 50 năm không được xây dựng các công trình kiên cố, chỉ được phép trồng cây lâu năm. Nhưng bắt đầu từ năm 2011, gia đình ông Hoàng Thanh Xuân đã xây dựng tường rào bê tông kiên cố, nhà ở và các công trình khác trái phép trên đất lâm nghiệp, diện tích ở phía Bắc mương nước khoảng 2.280m2. Đồng thời xây dựng trái phép một móng nhà kiên cố cao khoảng 2m với diện tích gần 300m2, xây dựng khu nhà sàn bằng gỗ có giá trị hàng tỉ đồng và các công trình khác trên diện tích 400m2?

Không dừng lại, năm 2016 ông Xuân tiếp tục cho khởi công xây dựng thêm một căn nhà 2 tầng bê tông cốt thép ngay lưng chừng Núi 1 tại khu phố 7, phường Bắc Sơn. Nơi mà chính quyền địa phương đã yêu cầu người dân không được xây dựng bất cứ công trình gì. Thời điểm bắt đầu thi công công trình nhiều người dân phát hiện, phản ánh tới chính quyền địa phương. Nhưng không hiểu lý do gì công trình đó vẫn hiên ngang tồn tại, không hề bị UBND phường Bắc Sơn vào kiểm tra xử lý?

Dư luận rất bức xúc và đặt nghi vấn về việc chính quyền địa phương bao che, dung túng cho sai phạm kéo dài suốt 10 năm qua khi chưa một lần bị cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, xử lý?

Đã đến lúc tỉnh Thanh Hóa, Sở Tài nguyên và Môi trường phải vào cuộc, chỉ đạo UBND thị xã Bỉm Sơn cùng chính quyền phường Bắc Sơn sớm ngăn chặn tình trạng bất chấp pháp luật, thách thức dư luận khi xây dựng nhiều công trình sai phạm, sử dụng sai mục đích trên đất trồng rừng sản xuất. Đồng thời xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu bao che đã để xảy ra sai phạm tồn tại suốt thời gian dài.

Lê Nam

Bài liên quan

Tin mới

Ant Group kỳ vọng phủ sóng toàn cầu với dịch vụ thanh toán xuyên biên giới Alipay+
Ant Group kỳ vọng phủ sóng toàn cầu với dịch vụ thanh toán xuyên biên giới Alipay+

Công ty công nghệ tài chính Trung Quốc Ant Group đang tăng cường sự hiện diện toàn cầu bằng cách kết nối nền tảng Alipay+ với các ứng dụng thanh toán di động ở các nước.

Bản đồ số hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng - iSTAMEQ map
Bản đồ số hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng - iSTAMEQ map

Bản đồ số hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng (iSTAMEQ map) được xây dựng dựa trên kỹ thuật về Quản trị tinh gọn Lean để tối ưu hóa, giúp chủ động quá trình chuyển đổi số và thực hiện công việc.

Bắc Giang: Chuẩn bị tổ chức Liên hoan dân ca, dân vũ các dân tộc thiểu số lần thứ nhất
Bắc Giang: Chuẩn bị tổ chức Liên hoan dân ca, dân vũ các dân tộc thiểu số lần thứ nhất

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 88/KH-UBND về tổ chức Liên hoan dân ca, dân vũ các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Bắc Giang lần thứ nhất, năm 2024.

Đà Nẵng: Học sinh lớp 9 đạt giải Nhất quốc gia Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 53
Đà Nẵng: Học sinh lớp 9 đạt giải Nhất quốc gia Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 53

Vượt qua 1,5 triệu học sinh trên khắp mọi miền đất nước, bức thư viết về trẻ em thiếu tình thương do nam sinh Nguyễn Đỗ Quang Minh (lớp 9 trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) viết đã giành giải Nhất quốc gia lần thứ 53 tại Việt Nam.

Singapore yêu cầu dán nhãn, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Singapore yêu cầu dán nhãn, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Singapore, Cơ quan Môi trường Quốc gia Singapore (NEA) mở rộng Chương trình dán nhãn năng lượng bắt buộc (MELS) và Tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tối thiểu (MEPS) cho sản phẩm máy nước nóng gia dụng và tủ lạnh bảo quản thương mại từ ngày 1/4/2025.

Bắc Giang: Vải cực sớm có giá 100 nghìn đồng/kg
Bắc Giang: Vải cực sớm có giá 100 nghìn đồng/kg

Hiện nay, một số cửa hàng hoa quả, chợ truyền thống tại thành phố Bắc Giang đã bán vải cực sớm. Mặc dù giá bán khá cao, từ 90.000-100.000 đồng/kg song vẫn đắt hàng.