Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tiếp bài- Xem xét sửa đổi Nghị định 19/2016/NĐ-CP : Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh ng

Nghị định 19 có những điểm bất cập khiến các thương nhân phân phối khí phải tự mình thực hiện hết các công đoạn kinh doanh phân phối khí

Bài 1: Đi ngược chỉ đạo của Chính phủ

Bài 2: Làm khó doanh nghiệp

Nghị định 19 có những điểm bất cập khiến các thương nhân phân phối khí phải tự mình thực hiện hết các công đoạn kinh doanh phân phối khí và các cơ sở đang sở hữu các trạm nạp, trạm cấp khí đang kinh doanh hợp pháp, có nguy cơ phải đóng cửa hoặc buộc phải “bán mình” cho các thương nhân phân phối khí…

DN sẽ tổn thất nặng nề

Về điều kiện đối với kinh doanh trạm nạp, trạm cấp khí quy định tại Điểm b, khoản 2, Điều 9, “Điều kiện đối với thương nhân phân phối khí”, Nghị định 19 quy định: Đối với thương nhân phân phối LPG kinh doanh LPG chai, sau 2 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối LPG, “phải có trạm nạp LPG vào chai thuộc sở hữu của thương nhân”.

Khoản 4, Điều 9 về “Điều kiện đối với thương nhân phân phối khí”, Nghị định 19 quy định: Đối với thương nhân phân phối LNG “phải có cơ sở vật chất phục vụ hệ thống phân phối LNG trực thuộc, bao gồm: sở hữu trạm cấp LNG hoặc trạm nạp LNG vào phương tiện vận tải…”.

Khoản 2, Điều 14 về “Điều kiện trạm nạp LPG vào chai, trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải, trạm cấp LPG”, Nghị định 19 quy định: Trạm nạp LPG vào chai phải “thuộc sở hữu của thương nhân là thương nhân kinh doanh LPG đầu mối” (khác với quy định tại khoản 3 và 4, Điều 14), “trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải” và trạm cấp LPG, ngoài trường hợp phải thuộc sở hữu của “thương nhân kinh doanh LPG” hay “thương nhân kinh doanh LPG đầu mối”, còn có thể là thuộc sở hữu của “đại lý hoặc tổng đại lý”).

Khoản 1, Điều 15 về “Điều kiện trạm nạp LNG vào phương tiện vận tải, trạm cấp LNG”, Nghị định 19 cũng quy định: Trạm nạp LNG vào phương tiện vận tải, trạm cấp LNG phải “thuộc sở hữu của thương nhân kinh doanh LNG đầu mối”.

Như vậy, trong các trường hợp trên, các thương nhân phân phối khí buộc phải “sở hữu” trạm cấp LNG, trạm nạp LNG hoặc trạm nạp LPG vào chai hoặc vào phương tiện vận tải. Quy định này, đồng nghĩa với việc, các thương nhân phân phối khí phải tự mình thực hiện hết các công đoạn kinh doanh phân phối khí và các cơ sở đang sở hữu các trạm nạp, trạm cấp khí đang kinh doanh hợp pháp, có nguy cơ phải đóng cửa hoặc buộc phải “bán mình” cho các thương nhân phân phối khí. Các DN đang ký hợp đồng dài hạn chiết thuê với các đối tác bị phá vỡ, sẽ phải chịu tổn thất nặng nề do phải chịu phạt và bồi thường thiệt hại vì chấm dứt hợp đồng không đúng thời hạn.

Quy định trên đã trái với quy định tại khoản 2, Điều 7 về “Quyền của DN”, Luật DN năm 2014.

Vì thế, cần xem xét sửa đối nghị định theo hướng bỏ các quy định buộc các DN phân phối gas (thương nhân phân phối khí) phải sở hữu các trạm nạp, trạm cấp gas, hay ngược lại, các trạm nạp, trạm cấp gas phải thuộc sở hữu của DN phân phối gas.

Trái quy định

Về điều kiện đối với đại lý kinh doanh gas quy định, Khoản 2, Điều 11 về “Điều kiện đối với tổng đại lý kinh doanh LPG”, Nghị định 19 quy định: Tổng đại lý kinh doanh LPG phải đáp ứng một trong các Điều kiện: “2. Có hệ thống phân phối LPG, bao gồm: cửa hàng bán LPG chai hoặc trạm cấp LPG hoặc trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện và có tối thiểu 10 (mười) đại lý đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của nghị định này…”.

Trong khi đó, tổng đại lý hoàn toàn có thể chỉ kinh doanh bán buôn cho các đại lý, mà không nhất thiết phải có “cửa hàng bán LPG chai hoặc trạm cấp LPG hoặc trạm nạp LPG vào phương tiện vận tải”. Cũng không có lý do hợp lý nào với quy định, tổng đại lý phải “có tối thiểu 10 (mười) đại lý”, chứ không phải là tối thiểu 7 hay 9 đại lý? Vì vậy, quy định này cũng trái với quy định tại Điều 174 về “Quyền của bên đại lý”, Luật Thương mại năm 2005; quy định tại khoản 2, Điều 7 về “Quyền của DN”, Luật DN năm 2014.

Theo đó, cần xem xét sửa đổi nghị định theo hướng bỏ điều kiện tổng đại lý kinh doanh gas phải có “cửa hàng bán LPG chai” và phải có tối thiểu 10 đại lý.

Về điều kiện đối với đại lý kinh doanh gas quy định: Khoản 1, Điều 23 về “Quyền và nghĩa vụ của đại lý kinh doanh LPG”, Nghị định 19 quy định một trong những quyền và nghĩa vụ của đại lý kinh doanh LPG: “1. Lựa chọn, ký hợp đồng làm đại lý cho 01 (một) tổng đại lý hoặc 03 (ba) thương nhân kinh doanh LPG đầu mối đáp ứng đủ điều kiện quy định tại nghị định này”.

Quy định về việc đại lý kinh doanh LPG chỉ được ký hợp đồng làm đại lý cho 1 tổng đại lý là phù hợp với quy định tại khoản 6, Điều 175 về “Nghĩa vụ của bên đại lý”, Luật Thương mại năm 2005: “7. Trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về việc bên đại lý chỉ được giao kết hợp đồng đại lý với một bên giao đại lý đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định thì phải tuân thủ quy định của pháp luật đó”. Tuy nhiên, việc hạn chế này là không cần thiết, trái với quy định tại khoản 1 và 4, Điều 7 về “Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện”, Luật Đầu tư năm 2014.

Tuy nhiên, quy định về việc đại lý kinh doanh LPG chỉ được ký hợp đồng với 3 thương nhân kinh doanh LPG đầu mối là đã hạn chế quyền tự do kinh doanh của đại lý, trái với quy định tại Điều 169 về “Các hình thức đại lý” và Điều 174 về “Quyền của bên đại lý”, Luật Thương mại năm 2005; quy định tại khoản 2, Điều 7 về “Quyền của DN”, Luật DN năm 2014; quy định tại khoản 1 và 4, Điều 7 về “Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện”, Luật Đầu tư năm 2014.

Cần xem xét sửa đổi nghị định theo hướng bỏ quy định về điều kiện kinh doanh chỉ được ký hợp đồng làm đại lý cho 1 tổng đại lý hoặc 3 DN kinh doanh gas đầu mối đối với đại lý kinh doanh gas (LPG). Trong trường hợp bắt buộc thì đề nghị mỗi đại lý được ký hợp đồng làm đại lý cho 3 tổng đại lý hoặc 3 DN kinh doanh gas đầu mối.

“Đẻ” thêm giấy phép

Về thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp khí dầu mỏ hóa lỏng - PLG vào chai quy định: Nghị định 19 quy định, trạm nạp gas không còn được kinh doanh độc lập, mà buộc phải thuộc sở hữu của DN phân phối gas. Đồng thời, 2 hoạt động phân phối gas và nạp gas phải xin 2 loại giấy phép khác nhau tại Bộ Công thương và sở công thương.

Khoản 2, Điều 9 về “Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào chai”, Thông tư số 03/2016/TT-BCT ngày 10/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Công thương “Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 19/2016/NĐ-CP ngày 22/3/2016 của Chính phủ về kinh doanh khí”, quy định: Một trong các điều kiện để được cấp “Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào chai” là phải có “Giấy chứng nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối LPG”.

Tuy nhiên, muốn có “Giấy chứng nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối LPG”, thì lại phải có “Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào chai” (nếu không có “hợp đồng thuê nạp LPG vào chai”) theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 9 về “Điều kiện đối với thương nhân phân phối khí”, Nghị định 19 và khoản 4, Điều 8 về “Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối LPG/LNG/CNG”, Thông tư số 03/2016/TT-BCT.

Khác hoàn toàn với quy định tại Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26/11/2009 của Chính phủ trước đây “Về kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng”, các DN phân phối gas buộc phải sở hữu trạm nạp gas. Như vậy, một loạt DN trước đây chỉ hoạt động chiết, nạp gas hợp pháp, bình thường, mà không phân phối gas, thì sẽ buộc phải chấm dứt hoạt động. Không có lý do hợp lý nào để đặt ra quy định ngăn cản hoạt động độc lập của DN chiết, nạp gas.

Nếu như trước kia, mỗi DN phân phối gas chỉ phải xin 1 giấy phép tại sở công thương, thì hiện nay buộc phải xin 2 giấy phép. Thứ nhất là giấy phép nạp gas tại Bộ Công thương và thứ hai là giấy phép phân phối gas tại sở công thương.

Ngoài ra, quy định về hồ sơ, thủ tục xin 2 loại giấy phép trên có thể dẫn đến tình trạng, DN không thể xin được giấy phép kinh doanh khí gas. Vì muốn xin giấy phép phân phối gas, thì phải có giấy phép nạp gas và ngược lại, muốn xin giấy phép nạp gas, thì phải có giấy phép phân phối gas. Như vậy là rất luẩn quẩn, không thể chấp nhận được.

Vì vậy, cần xem xét sửa đổi nghị định và thông tư theo hướng: Thứ nhất, cho phép DN chiết, nạp gas hoạt động độc lập, không bắt buộc phải thuộc DN phân phối gas, tức là buộc phải sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể DN. Thứ hai, bỏ điều kiện đối với thương nhân phân phối LPG bắt buộc phải có trạm nạp LPG. Đồng thời, gộp 2 loại giấy phép phân phối gas và nạp gas vào thành 1 giấy phép, để DN phân phối gas chỉ phải xin 1 loại giấy phép là “Giấy chứng nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối LPG và chiết nạp LPG” tại sở công thương, mà không cần phải xin “Giấy chứng nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối LPG” tại Bộ Công thương.

Bài 3: Những vướng mắc nào cần tháo gỡ?

Thanh Hà

Tin mới

Khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Ẩm thực - Sinh vật cảnh quận Ngô Quyền năm 2024
Khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Ẩm thực - Sinh vật cảnh quận Ngô Quyền năm 2024

Vừa qua, tại Công viên 53 Lạch Tray, UBND quận Ngô Quyền tổ chức khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Ẩm thực - Sinh vật cảnh quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng năm 2024.

Bảo tàng Hải Phòng trưng bày chuyên đề “Cát Bi rực lửa - Điện Biên Phủ bản hùng ca chiến thắng”
Bảo tàng Hải Phòng trưng bày chuyên đề “Cát Bi rực lửa - Điện Biên Phủ bản hùng ca chiến thắng”

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Cát Bi và chiến thắng Điện Biên Phủ, Bảo tàng Hải Phòng tổ chức trưng bày chuyên đề “Cát Bi rực lửa - Điện Biên Phủ bản hùng ca chiến thắng”.

Thông xe 30 km đầu tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt
Thông xe 30 km đầu tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt

Chiều 28/4, diễn ra lễ khánh thành, đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt tại huyện Diễn Châu, Nghệ An từ nút giao Quốc lộ 7 ở xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu đến nút giao quốc lộ 46B ở xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An phục vụ người dân đi lại vào dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5.

Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà được tổ chức ngày 9/5
Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà được tổ chức ngày 9/5

Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản Hải Dương với hệ thống Thương vụ Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài dự kiến được tổ chức vào ngày 9/5 tới.

Nợ công của Mỹ có thể đạt mức kỷ lục 34.500 tỷ USD
Nợ công của Mỹ có thể đạt mức kỷ lục 34.500 tỷ USD

Mỹ đang đối mặt với khoản nợ công kỷ lục 34.500 tỷ USD, gần gấp ba lần nợ công của Khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) và dự kiến sẽ chạm mốc 134% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2029.

Thái Nguyên: Xử lý gần 300 trường hợp vi phạm giao thông trong ngày đầu kỳ nghỉ Lễ
Thái Nguyên: Xử lý gần 300 trường hợp vi phạm giao thông trong ngày đầu kỳ nghỉ Lễ

Ngay trong ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5, lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Thái Nguyên đã xử lý gần 300 trường hợp vi phạm giao thông.