Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tiếp tục thực hiện kế hoạch chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn mác, xuất xứ Việt Nam

Nhằm phát huy những ưu điểm, hạn chế nhược điểm, khắc phục khó khăn qua hơn 1 năm thực hiện Kế hoạch số 19/KH-BCĐ389 về tăng cường phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn mác, xuất xứ Việt Nam, BCĐ 389 quốc gia yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của Kế hoạch này.

1 năm thực hiện Kế hoạch 19, lực lượng Hải quan đã phát hiện, bắt giữ 30 vụ, trị giá hàng hóa ước tính trên 35 tỉ đồng. Ảnh: T.Tr
1 năm thực hiện Kế hoạch 19, lực lượng Hải quan đã phát hiện, bắt giữ 30 vụ, trị giá hàng hóa ước tính trên 35 tỉ đồng. Ảnh: T.Tr.

Thời gian qua, thực hiện Kế hoạch 19/KH-BCĐ389, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành, địa phương, các lực lượng chức năng đã nghiêm túc quán triệt, triển khai thực hiện Kế hoạch số 19 và bước đầu đạt được những kết quả tích cực, toàn diện trên các mặt công tác góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 119/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ về phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp, Quyết định số 824/QĐ-TTg ngày 4 tháng 7 năm 2019 phê duyệt Đề án tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng về thương mại và gian lận xuất xứ.

Các lực lượng chức năng đã tích cực, chủ động trong việc nắm tình hình, tổ chức tuần tra, kiểm tra, kiểm soát từ biên giới đến nội địa; xác lập các chuyên án, kế hoạch đấu tranh có hiệu quả với hoạt động của các đường dây tổ chức buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn mác, xuất xứ Việt Nam.

Các lực lượng chức năng đã tăng cường công tác phối hợp, hiệp đồng, chủ động  phòng ngừa, đấu tranh, nhất là ở các địa bàn, mặt hàng trọng điểm nên hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn mác, xuất xứ Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần ổn định tình hình an ninh – trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ người tiêu dùng.

Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành, địa phương, các lực lượng chức năng đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn, báo chí, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội đã quan tâm, làm tốt hơn công tác tuyên tryền, nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội về tác hại của việc buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn mác, xuất xứ Việt Nam.

Theo kết quả báo cáo các Bộ, ngành và địa phương, từ ngày 1/8/2019 đến ngày 1/8/2020, các lực lượng chức năng trong cả nước đã xác lập các chuyên án, kế hoạch và triển khai nhằm kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh với các đường dây, tổ chức buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn mác, xuất xứ Việt Nam trên cả nước. Điển hình một số bộ, ngành, lực lượng triển khai có hiệu quả:

Bộ đội biên phòng đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng bắt giữ 1.501 vụ/1.077 đối tượng thu giữ nhiều loại hàng hóa;

Lực lượng công an đã phát hiện, bắt giữ 411 vụ, trong đó khởi tố 22 vụ/14 bị can; xử lý hành chính 371 vụ, phạt tiền 2.404 triệu đồng;

 Lực lượng Hải quan đã phát hiện, bắt giữ 30 vụ, trị giá hàng hóa ước tính trên 35 tỉ đồng;

Lực lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra/ xử lý 10.533 vụ/9.510 vụ, với số tiền xử phạt vi phạm hành chính 37.266.175.200 đồng, trị giá hàng hóa hơn 26,821 tỷ đồng;

Chỉ rõ phương thức thủ đoạn

Qua thời gian triển khai Kế hoạch 19, phương thức, thủ đoạn cũng đã được Ban chỉ đạo 389 quốc gia tập hợp và chỉ rõ những phương thức cụ thể:  Hàng hóa được đặt sản xuất ở nước ngoài trước khi nhập khẩu về Việt Nam các thông tin về nhãn hiệu, địa chỉ trụ sở, trang web đã được ghi sẵn bằng tiếng Việt và dòng chữ “Made in Vietnam hoặc sản xuất tại Việt Nam” trên sản phẩm, bao bì sản phẩm hoặc phiếu bảo hành, sau đó thông qua nhiều phương thức gian lận để vận chuyển về Việt Nam tiêu thụ.

Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, dán nhãn hàng hóa hoặc ghi xuất xứ hàng hóa được sản xuất tại nước ngoài nhưng khi đưa ra lưu thông, tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu tiếp đi nước thứ 3 thì nhãn hàng hóa được thay mới ghi “Made in Vietnam” hoặc “sản xuất tại Việt Nam” hoặc “xuất xứ Việt Nam” để lừa dối người tiêu dùng.

Một số doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp FDI, khai nhập khẩu các loại linh kiện/nguyên vật liệu để sản xuất, gia công xuất khẩu hoặc tiêu thụ trong nước nhưng thực chất là sản phẩm hoàn chỉnh, không trải qua công đoạn gia công, sản xuất hoặc chỉ trải qua công đoạn gia công, lắp ráp đơn giản không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định, ký khống các hợp đồng mua nguyên vật liệu trong nước, khai gian dối các chi phí đầu vào, hợp thức hóa về chứng từ, sử dụng hóa đơn GTGT cho nhiều tờ khai xuất khẩu để xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) của Việt Nam. Thậm chí doanh nghiệp không có chức năng cấp C/O nhưng đã tự thiết kế mẫu C/O để cấp cho doanh nghiệp khác xuất khẩu.

Tinh vi hơn, có doanh nghiệp còn đầu tư nhà máy, nhập khẩu trang thiết bị vừa đủ để có thể sản xuất, gia công, lắp ráp từ linh kiện/nguyên liệu thành sản phẩm hoàn chỉnh, đủ điều kiện cấp C/O và khai xuất xứ Việt Nam chỉ để phục vụ khi các cơ quan chức năng đến kiểm tra. Tuy nhiên, thực chất doanh nghiệp vẫn nhập khẩu sản phẩm hoàn chỉnh ở nước ngoài nhưng khai là linh kiện/nguyên vật liệu, sau đó khai là xuất xứ Việt Nam, được sản xuất, lắp ráp tại nhà máy đã đầu tư.

Doanh nghiệp đăng kí tờ khai nhập khẩu tại một Chi cục Hải quan nhưng xuất khẩu tại Chi cục Hải quan khác để tránh bị phát hiện hàng hóa xuất khẩu không trải qua quá trình sản xuất, không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo qui định. Có doanh nghiệp còn trộn lẫn hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu với hàng hóa sản xuất trong nước, trên toàn bộ bao bì và tờ khai ghi xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu.

Các đối tượng thành lập nhiều công ty, mỗi công ty nhập khẩu một số linh kiện, phụ tùng để lắp ráp hoặc bán linh kiện cho công ty khác để thực hiện gia công, lắp ráp đơn giản không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định nhưng vẫn ghi sản xuất tại Việt Nam hoặc xuất xứ Việt Nam để tiêu thụ tại thị trường trong nước hoặc xuất khẩu sang nước thứ ba.

Doanh nghiệp lợi dụng cơ chế chứng nhận xuất xứ tự động của một số quốc gia để đưa hàng hóa chuyển tải qua Việt Nam để có chứng từ ghi nhận địa điểm cảng xuất, sau đó khai báo sai thông tin xuất xứ để xuất khẩu.

Tiếp tục triển khai

Nhằm tiếp tục phát huy những ưu điểm, hạn chế nhược điểm, khắc phục khó khăn qua hơn 1 năm triển khai thực hiện Kế hoạch số 19/KH-BCĐ389 về tăng cường phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn mác, xuất xứ Việt Nam của Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương và lực lượng chức năng tiếp tục quán triệt, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ của Kế hoạch này.

Theo đó, kể từ ngày 1/1/2021 đến ngày 31/12/ 2021 và tiến hành tổng kết việc thực hiện Kế hoạch 19. Trong đó cần tập trung vào một số nhiệm vụ. Cụ thể, tiếp tục rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến công tác buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả mạo nhãn mác, xuất xứ Việt Nam;

Quan tâm việc đào tạo, tập huấn cho các lực lượng chức năng để nâng cao hiểu biết, năng lực về lĩnh vực này, kịp thời nhận diện phương thức, thủ đoạn mới.

Chủ động phối hợp nắm tình hình, phân tích thông tin, đáng giá, dự báo các mặt hàng có nguy cơ giả mạo xuất xứ Việt Nam để kịp thời phát hiện các đối tượng, xây dựng các chuyên án, kế hoạch, phương án đấu tranh, ngăn chặn, triệt phá hiệu quả các đường dây, ổ nhóm tội phạm.

Tăng cường công tác thông tin, tuyên tuyền những bài học kinh nghiệm của các lực lượng chức năng; lan tỏa gương người tốt, việc tốt, tuyên truyền tích cực hơn nữa để nhân dân không tiếp tay cho đối tượng buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn mác, xuất xứ Việt Nam, tham gia tố giác tội phạm.

Đánh giá những kết quả đật được, những vướng mắc và tồn tại và hạn chế nêu trong thực hiện chông chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn mác, xuất xứ Việt Nam, Ban chỉ đạo 389 quốc gia đề nghị các Bộ, ngành, địa phương: Bộ Công Thương sớm trình Chính phủ ban hành nghị định qui định cách xác định hàng sản xuất tại Việt Nam; Tòa án nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với các cơ quan tư pháp nghiên cứu, hướng dẫn áp dụng các tội danh trong Bộ luật hình sự năm 2015 như điều 192,193,194,195 và 226 để tháo gỡ khó khăn trong việc xác định hàng giả làm căn cứ xử lý hình sự trong các vụ án về hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của các lực lượng chức năng.

 Theo bcd389.gov.vn

Bài liên quan

Tin mới

Cổ phiếu ngân hàng dẫn sóng và triển vọng của thị trường chứng khoán 2024
Cổ phiếu ngân hàng dẫn sóng và triển vọng của thị trường chứng khoán 2024

Đó là chủ đề của Hội thảo vừa được tổ chức chiều 19/3, tại Hà Nội, do Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhất Việt tổ chức với tiêu đề "Kinh tế hồi phục - Ngân hàng dẫn sóng và triển vọng của thị trường”. Ông Nguyễn Minh Hoàng – Trưởng phòng Phân tích Công ty Chứng khoán Nhất Việt cho rằng: “TTCK đã bước vào pha tăng trưởng mới, điểm nhấn sóng đầu tư năm 2024”.

Phú Yên tạm giữ 2.500 sản phẩm bánh kẹo ngoại nhập trái phép
Phú Yên tạm giữ 2.500 sản phẩm bánh kẹo ngoại nhập trái phép

Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên cho biết đã pphối hợp với cơ quan chức năng tỉnh Phú Yên, phát hiện một vụ vận chuyển bánh kẹo ngoại nhập trái phép. 2.500 đơn vị sản phẩm bánh kẹo, do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp kèm theo đã bị tạm giữ...

BIDV tham gia Diễn đàn "Kinh doanh bao trùm lĩnh vực nông nghiệp và hệ thống thực phẩm"
BIDV tham gia Diễn đàn "Kinh doanh bao trùm lĩnh vực nông nghiệp và hệ thống thực phẩm"

Tại TP. HCM, đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tham gia sự kiện “Diễn đàn đầu tư quốc gia về Kinh doanh bao trùm trong lĩnh vực nông nghiệp và hệ thống thực phẩm”. Diễn đàn - do Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á - Thái Bình Dương của Liên hiệp quốc (UNESCAP) phối hợp với Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức, có sự hỗ trợ của Quỹ Bill & Melinda Gates.

Các hãng hàng không cần kịp thời cập nhật các quy định về về xuất nhập cảnh
Các hãng hàng không cần kịp thời cập nhật các quy định về về xuất nhập cảnh

Cục Hàng không cho biết, số lượng hành khách quốc tế đến Việt Nam bị từ chối nhập cảnh tại các cảng hàng không trên cả nước tăng mạnh. Nhằm giảm thiểu hành khách bị từ chối nhập cảnh, Cục Hàng không Việt Nam đề nghị, các hãng hàng không khai thác các chuyến bay quốc tế đến Việt Nam kịp thời cập nhật các quy định của Việt Nam và quốc tế về xuất, nhập cảnh, quá cảnh liên quan đến hành khách đi tàu bay...

Nhà đầu tư nước ngoài bất an về nguồn điện, Bộ Công Thương khẳng định không thiếu điện 2024
Nhà đầu tư nước ngoài bất an về nguồn điện, Bộ Công Thương khẳng định không thiếu điện 2024

Các doanh nghiệp nước ngoài mong muốn đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt các doanh nghiệp công nghệ cao cho biết, việc thiếu điện - là một trong những yếu tố lớn khiến họ chần chừ trong việc đưa ra quyết định đầu tư...

Thêm đường bay mới từ Hà Nội đến Sydney, Melbourne, bay Australia dễ dàng cùng Vietjet
Thêm đường bay mới từ Hà Nội đến Sydney, Melbourne, bay Australia dễ dàng cùng Vietjet

Không ngừng mở rộng mạng bay, đáp ứng nhu cầu khách hàng, Vietjet mở thêm đường bay thẳng kết nối Thủ đô Hà Nội với thành phố cảng xinh đẹp Sydney, nâng tổng số đường bay kết nối giữa 2 nước Việt Nam – Australia lên 07 đường bay. Trăm nghìn vé 0 đồng (*) và loạt ưu đãi hấp dẫn dành tặng khách hàng thỏa sức khám phá khắp Australia chỉ có tại www.vietjetair.com và ứng dụng di động Vietjet Air với thời gian bay từ nay đến 31/10/2024 (**).