Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 16/CT-TTg để ứng phó hiệu quả dịch Covid-19

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Tình hình dịch Covid-19 trở nên phức tạp. Do đó, chúng ta không thể chủ quan, tuyệt đối không lơ là, mất cảnh giác; phải thực hiện nghiêm trong thời gian ngắn để không phải thực hiện phong tỏa trong thời gian dài.

Chiều 13/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thường trực Chính phủ dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc họp trực tuyến với các bộ, ngành T.Ư và TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh bàn giải pháp ứng phó dịch Covid-19.

Phát biểu ý kiến kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao các ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm trong phòng, chống Covid-19; đánh giá cao Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, nhiều địa phương khác có nhiều biện pháp cương quyết, đồng bộ, quyết liệt trong cách ly xã hội, thực hiện nghiêm các Chỉ thị 15 và 16/CT-TTg. Nhân dân cũng cơ bản ủng hộ chủ trương của Chính phủ về cách ly xã hội.

Thủ tướng Nguyễn Xuân PhúcThủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

Tuy nhiên, mấy ngày qua bắt đầu có sự lơi lỏng, người dân ra nơi công cộng nhiều hơn so những ngày trước đó; một số cửa hàng, cửa hiệu không trong diện được kinh doanh vẫn mở cửa. Ngành y tế, các cơ quan liên quan thực hiện các biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt, ứng dụng khoa học công nghệ..., nhưng tình hình lây nhiễm cộng đồng vẫn xảy ra, nhất là ổ dịch Hạ Lôi mới đây, chưa kể các ca nhiễm chưa được phát hiện, gây nguy hiểm cho cộng đồng.

Thủ tướng cũng lưu ý tình hình dịch trở nên phức tạp ở một số nơi trên thế giới. Do đó, chúng ta không thể chủ quan, tuyệt đối không lơ là, mất cảnh giác; phải thực hiện nghiêm trong thời gian ngắn để không phải thực hiện phong tỏa trong thời gian dài. Chúng ta thực hiện mục tiêu kép nhưng ưu tiên lớn vẫn bảo vệ tính mạng, sức khỏe của nhân dân, không vì kinh tế mà coi thường sức khỏe nhân dân. Đó là nguyên tắc tối thượng trong xử lý công việc cụ thể hiện nay.

Chính vì vậy, việc tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 16 trong giai đoạn này là rất quan trọng. Đến ngày 15/4 tới, Thường trực Chính phủ sẽ xem xét lại cụ thể tình hình để xử lý căn bản hơn trên cơ sở đề nghị của các cấp, các ngành và Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19. Cho nên, việc giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, không tụ tập đám đông... cần tiếp tục được thực hiện nghiêm ở các cấp, các ngành, địa phương, đặc biệt là các đô thị lớn, những địa phương có dịch.

Nói chung, Chỉ thị 16 vẫn tiếp tục có hiệu lực. Nếu chúng ta lơi lỏng thì dễ "vỡ trận", xóa đi thành quả mà Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị, nhân dân đã dày công thực hiện mấy tháng qua. Những nguyên tắc cơ bản vẫn là khóa chặt từ bên ngoài; tích cực chữa trị từ bên trong; khoanh vùng, dập dịch nhanh và hiệu quả; có nguyên tắc chặt chẽ trong việc đón một số em học sinh ở các nước về do hoàn cảnh bị cách ly gia đình quá lâu nhưng dù là ai ở nước ngoài về cũng phải cách ly tập trung ít nhất 14 ngày.

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm tại ngành, địa phương, cơ sở sản xuất, kinh doanh của mình. Ban Chỉ đạo Quốc gia sẽ có quyết định cụ thể về vấn đề hình thành 63 đội truy tìm và dập dịch để tăng cường khoanh vùng, dập dịch nhanh, phát hiện nhanh, không để lây lan trong cộng đồng, nhất là những bệnh nhân gây hậu quả xấu như BN 243.

Về một số đề nghị của Ban Chỉ đạo, Thủ tướng cũng đồng ý một số giải pháp không dùng tiền mặt, yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước khẩn trương hoàn thiện quy định. Bộ Thông tin và Truyền thông sớm hoàn chỉnh, đưa vào ứng dụng phần mềm giám sát, truy vết đối tượng. Đây là tiến bộ lớn, rất đáng mừng.

Thủ tướng nhắc lại chủ trương hạn chế nhập cảnh Việt Nam, có lộ trình chặt chẽ, thực hiện chặt chẽ theo sự chỉ đạo với tinh thần ngăn chặn tối đa nguồn lây từ bên ngoài. Thủ tướng cũng biểu dương lực lượng bộ đội biên phòng ngày đêm gian khổ để kiểm soát đường mòn, lối mở ở biên giới, qua đó góp phần ngăn chặn dịch. Thường trực Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho xuất khẩu khẩu trang y tế và các loại trang thiết bị bảo hộ chống dịch cho các nước bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch trên tinh thần bảo đảm đủ cơ số dự trữ trong nước. Các bộ, ngành như Công thương, Y tế và các cơ quan liên quan làm nhanh các thủ tục, không để chậm chễ, mất thời cơ.

Thủ tướng cũng yêu cầu Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo tập trung để hình thành ngành sản xuất máy thở của Việt Nam. Yêu cầu các địa phương thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch ở các khu công nghiệp, các công trường thi công, nhà máy..., tập trung vào các đối tượng người yếu thế, công nhân, lái xe, người phục vụ..., coi trọng tăng cường trang bị bảo hộ an toàn.

Thay mặt Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng biểu dương Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tập hợp các nhà khoa học, chuyên gia ngày đêm phân tích dữ liệu, đáp ứng kịp thời tìm kiếm, truy vết các ca bệnh và đối tượng liên quan, sản xuất một số thiết bị phục vụ xuất khẩu. Lực lượng khoa học công nghệ, nhất là của ngành y tế là thành công và cũng là cơ hội của Việt Nam. Yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo việc học và thi ở các cấp học để Thường trực Chính phủ quyết định việc này.

Yêu cầu Bộ Công an, đặc biệt là công an các địa phương có phương án bảo đảm an toàn cho người dân; điều tra, xử lý nghiêm một số vụ vi phạm.

Thủ tướng đề nghị Thường trực Chính phủ, các thành viên Ban Chỉ đạo có một số phương án để ngày 15-4, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo các cơ quan xem xét cụ thể, đánh giá đầy đủ tình hình, nhất là các nguy cơ, đồng thời xem xét vấn đề cách ly xã hội.

* Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cho biết, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp các đơn vị công nghệ thông tin triển khai thí điểm ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động khám chữa bệnh từ xa với ba bệnh viện được áp dụng thí điểm gồm Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Tim Hà Nội và Bệnh viện Đa khoa Hà Nam. Bước đầu, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã triển khai ở Bệnh viện Tim Hà Nội và Bệnh viện Đa khoa Hà Nam và Viettel triển khai ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất khẩu trang kháng nước, kháng khuẩn 870 phục vụ xuất khẩu và nhu cầu trong nước. Đối với khẩu trang y tế, giao Bộ Y tế rà soát, thống kê năng lực sản xuất và nhu cầu xuất khẩu theo hướng khuyến khích xuất khẩu khẩu trang y tế sau khi bảo đảm mua đủ số lượng cho tình huống dịch đã được phê duyệt trên cơ sở đó đề xuất với Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Nghị quyết số 20. Bộ Công an và Bộ Y tế làm rõ việc găm hàng khẩu trang y tế để xuất khẩu. Về việc sản xuất máy thở, đến nay, đã sản xuất được máy thở không xâm nhập và Bộ Y tế đang phối hợp kiểm định máy thở để sản xuất và sử dụng trong trường hợp dịch bệnh lan rộng.

Hà Nội phấn đấu giảm thiệt hại thấp nhất do dịch COVID-19 gây ra

Báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, giải ngân đầu tư công, bảo đảm an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội ứng phó với dịch Covid-19 mới đây, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cho biết, cần song hành việc tập trung nguồn lực, thời gian cho công tác tác phòng chống dịch với bảo đảm vận hành thông suốt hệ thống chính trị, chuẩn bị cho đại hội đảng các cấp, giảm thiểu mức thấp nhất thiệt hại kinh tế, đồng thời tìm những dư địa để duy trì tăng trưởng như Thủ tướng đã nói khi tình hình dịch bệnh ổn định thì “nền kinh tế sẽ bật mạnh như lò xo nén lâu ngày”.

Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định: “Hà Nội cam kết với Thủ tướng, Chính phủ sẽ phối hợp với các bộ, ngành Trung ương trên địa bàn để triển khai quyết liệt, kịp thời, công khai, minh bạch và đúng đối tượng các chính sách mà chính phủ, Thủ tướng ban hành”.

Về tình hình kinh tế-xã hội Hà Nội, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cho biết, quý I/2020 mặc dù có nhiều khó khăn nhưng tăng trưởng của Thủ đô vẫn đạt 3,72%; ngân sách nhà nước đạt khoảng 72.600 tỷ, bằng 26,5% tổng dự toán.

Về nông nghiệp, năm nay, Thành phố quyết tâm đạt tăng trưởng 4,04%, trên cơ sở tái đàn lợn nâng lên 1,8 triệu con; đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm, tái cơ cấu lại ngành trồng trọt; giảm diện tích trồng hoa và tăng diện tích trồng rau củ quả; Rà soát sử dụng tối đa, triệt để các đất đai chưa sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả.

Hà Nội đã chuyển 650 tỷ đồng ủy thác cho ngân hàng Chính sách xã hội để triển khai cho vay vốn, giải quyết việc làm, thúc đẩy nông thôn phát triển và các công trình hạ tầng khác, bảo đảm cho mục tiêu tăng trưởng nông nghiệp đề ra. Các lĩnh vực khác như thực phẩm, sản xuất thiết bị y tế, ngành CNTT liên quan đến 4.0… Hà Nội cũng đang đẩy mạnh triển khai, đặc biệt về dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ khẳng định, đối với các kịch bản tăng trưởng, Hà Nội phấn đấu để giảm thiệt hại do dịch bệnh Covid -19 ở mức thấp nhất và phấn đấu tăng trưởng ở mức cao hơn cả nước là 1,3%; bảo đảm cân đối thu chi ngân sách. 

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đã kiến nghị một số vấn đề để tháo gỡ những vướng mắc ở Thủ đô để đảm bảo phát triển: Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT cùng các bộ, ngành tháo gỡ khó khăn, sớm đưa vào hoạt động ủa dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông cũng như một số dự án trọng điểm về giao thông khác. Để đẩy nhanh tiến độ các dự án, Hà Nội đề xuất Thủ tướng cho phép Hà Nội áp dụng cơ chế đặc thù về giải phóng mặt bằng như đã áp dụng ở TP HCM thực hiện.

Hà Nội cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, ngành sớm trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nghị định sửa đổi Nghị định 63 về một số cơ chế tài chính đặc thù cho thủ đô, tạo điều kiện để đẩy nhanh phát triển kinh tế và kết cấu hạ tầng trong thời gian tới…

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ đề nghị Chính phủ cho phép Hà Nội lựa chọn một số các công trình lớn và cấp bách liên quan đến y tế, giáo dục, môi trường, an sinh xã hội, giao thông… được lựa chọn nhà đầu tư theo Điều 26 của Luật Đấu thầu, trên cơ sở có thể kiểm toán, rà soát, thẩm định trước dự toán và cắt giảm khoảng 5-7% chi phí dự toán để đẩy nhanh tiến độ.

 Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.

Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông
Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển
Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

Sở Giao thông vận tải Quảng Ninh vừa ban hành công văn đề nghị UBND thành phố Hạ Long không cấp phép cho các tàu du lịch được huy động tham gia diễn diễu trên biển đón khách du lịch để xem chương trình Carnaval Hạ Long 2024 từ phía biển, vì lý do an toàn cho người và phương tiện.

Những tỉnh, thành nào loại trừ được bệnh sốt rét?
Những tỉnh, thành nào loại trừ được bệnh sốt rét?

Đến hết năm 2023, Việt Nam đã có 46 tỉnh, thành phố được công nhận đã loại trừ bệnh sốt rét, còn 17 tỉnh, thành phố chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ. Tuy nhiên, số thôn, bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp. Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030.