Số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất cũng được ghi nhận ở Brazil với 1.183 ca, nâng tổng số ca tử vong ở nước này lên 39.680. Đứng thứ hai là Mỹ với 967 ca, tiếp đó là Mexico với 596 ca tử vong trong 24 giờ qua.

Châu Á 

Ngày 10/6, Indonesia ghi nhận số ca mắc COVID-19 trong ngày cao nhất từ trước tới nay với 1.241 trường hợp. Đây là ngày thứ hai liên tiếp quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận số ca mắc bệnh cao nhất trong vòng 24 giờ.

Tính tới nay, đã có tổng cộng 34.316 người mắc COVID-19 tại Indonesia, trong đó có 1.959 người tử vong, 12.129 người khỏi bệnh. Ít nhất 287.470 người đã được xét nghiệm.

Trong chuyến thăm, làm việc với Văn phòng Lực lượng đặc nhiệm chống đại dịch COVID-19 quốc gia tại Jakarta, Tổng thống Joko Widodo kêu gọi ngăn chặn dịch bệnh tái bùng phát tại quốc gia này. Tại buổi làm việc, Tổng thống Widodo khẳng định nhiệm vụ lớn của chính phủ là giảm thiểu dịch COVID-19 lây lan trong bối cảnh tình hình dịch bệnh vẫn phức tạp. Một số khu vực có số trường hợp nhiễm mới đã giảm về mức 0, song có khu vực ghi nhận số ca mắc gia tăng.

Bộ Y tế Philippines thông báo nước này ghi nhận 740 ca mắc COVID-19 trong ngày 10/6. Đây là mức cao nhất trong ngày trong vòng một tuần qua. Như vậy, số ca mắc COVID-19 tại Philippines đã lên đến 23.732 người, trong đó có 1.027 người tử vong.

Theo kế hoạch, lực lượng đặc nhiệm ứng phó với COVID-19 của Philippines sẽ nhóm họp trong ngày 11/6 để quyết định việc nới lỏng thêm các biện pháp phong tỏa ở thủ đô Manila.

Cũng trong ngày 10/6, Bộ Giáo dục Malaysia cho biết nước này sẽ mở cửa lại trường học theo từng giai đoạn từ ngày 24/6 tới. Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á này bước vào giai đoạn phục hồi sau 3 tháng phong tỏa nghiêm ngặt nhằm khống chế dịch bệnh.

Nền kinh tế lớn thứ 3 Đông Nam Á này cũng đã bắt đầu dỡ bỏ hầu hết các quy định phòng chống COVID-19 trong ngày 10/6 sau khi chính phủ tuyên bố kiểm soát được tình hình. Tính đến nay, nước này ghi nhận 8.338 ca mắc COVID-19, trong đó có 118 trường hợp tử vong.

Tuần tới, Singapore sẽ thử nghiệm lâm sàng trên người kháng thể TY027 do công ty công nghệ sinh học Tychan có trụ sở tại Singapore sản xuất để điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

TY027 - kháng thể đơn dòng chống virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 - sẽ được thử nghiệm trên 23 người tình nguyện khỏe mạnh. Loại kháng thể này sẽ làm chậm quá trình phát triển của mầm bệnh, đồng thời đẩy nhanh tốc độ phục hồi cũng như có khả năng đem lại sự bảo vệ tạm thời chống lây nhiễm.

Giai đoạn 1 của quá trình thử nghiệm sẽ do Đơn vị y tế nghiên cứu SingHealth thực hiện và kéo dài khoảng 6 tuần. Quá trình thử nghiệm sẽ quyết định độ an toàn và tính hiệu quả của TY027. Nếu thử nghiệm thành công trong giai đoạn 1, công ty Tychan sẽ xin cấp phép cho loại kháng thể này được thử nghiệm trên quy mô lớn hơn.

Trong 24 giờ qua, Ấn Độ ghi nhận 12.375 ca nhiễm SARS-CoV-2, đưa tổng số bệnh nhân lên 287.155 người, trong đó có 8.107 trường hợp tử vong.Dịch bệnh diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế giớiDịch bệnh diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế giới

Các bang bị ảnh hưởng dịch bệnh nặng nề nhất là Maharashtra với 90.787 ca, Tamil Nadu -  34.914 ca và New Delhi - 31.309 ca. Chính quyền thành phố New Delhi thậm chí dự báo số ca mắc bệnh COVID-19 tại thủ đô có thể tăng lên mức 550.000 ca vào cuối tháng 7 tới.

Bộ trên cho hay chính phủ đã cử các đội y tế trung ương đến 15 bang và vùng lãnh thổ liên bang để hỗ trợ chính quyền địa phương trong công tác ngăn ngừa dịch bệnh và xử lý các ổ dịch. Trong khi đó, Bộ trưởng Y tế Ấn Độ Harsh Vardhan khẳng định nước này đang ở vào trạng thái tốt hơn so với nhiều quốc gia khác trong cuộc chiến chống COVID-19, nhưng ông cảnh báo không được phép lơ là, chủ quan trong công tác phòng chống dịch.

Châu Âu và các nước khác

Chính phủ Pháp đang cân nhắc dỡ bỏ các biện pháp y tế khẩn cấp được áp đặt nhằm ứng phó với COVID-19 vào ngày 10/7 tới. Ngày 10/6, Văn phòng Thủ tướng Edouard Philippe cho biết thời điểm nói trên là một trong số các lựa chọn đang được xem xét.

Tính tới 6 giờ sáng 11/6 (giờ Việt Nam), số ca tử vong do COVID-19 tại Pháp đã tăng 23 trường hợp lên 29.319 ca; số ca mắc tăng 545 lên 155.136 ca.

Hungary ghi nhận tỷ lệ mắc COVID-19 khá thấp do nước này sớm áp đặt lệnh phong tỏa nghiêm ngặt. Tính đến sáng 11/6 (giờ Việt Nam), đất nước10 triệu dân ghi nhận 4.027 ca mắc COVID-19 với 551 trường hợp tử vong.

Theo quan chức này, việc mở cửa biên giới trước đó với Áo, Slovakia, Serbia, Slovenia and CH Séc đã không làm gia tăng các trường hợp nhiễm mới tại Hungary.

Iran thông báo trong 24 giờ qua đã ghi nhận 2.011 ca nhiễm COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 177.938 ca. Số ca tử vong đã tăng 81 ca lên 8.506 ca.

Phát biểu trong phiên họp nội các, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho rằng khi số xét nghiệm tăng lên thì sẽ có thêm nhiều ca nhiễm. Theo ông, việc số ca nhiễm tăng cao thời gian gần đây không có tác động tiêu cực và người dân không nên quá lo lắng về điều này.

Bộ Y tế Iran cho biết đã tiến hành hơn 1 triệu xét nghiệm kể từ khi ghi nhận những ca mắc COVID-19 đầu tiên vào ngày 19/2 vừa qua.

Ngày 10/6, Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell cho biết Ủy ban châu Âu (EC) sẽ đề nghị các nước thành viên thuộc Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu mở cửa biên giới đối với những người đến từ các nước và vùng lãnh thổ ngoài khối từ ngày 1/7 tới.

Mặc dù quyết định nới lỏng các biện pháp hạn chế được áp đặt nhằm ngăn chặn đà COVID-19 tùy thuộc vào mỗi nước, song ông Borrell cho biết Brussels sẽ đề nghị dỡ bỏ lệnh phong tỏa theo từng bước.

Các nước thành viên EU đã bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế tạm thời đối với việc qua lại biên giới trong khối, với mục tiêu khôi phục hoạt động tự do đi lại vào ngày 15/6 tới. Cuối tuần qua, các Bộ trưởng Nội vụ của 27 nước thành viên EU đã nhất trí phối hợp triển khai kế hoạch từng bước mở cửa cho những người ngoài khu vực tự do đi lại Schengen, Anh và EU.

 Trang Nguyễn