Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Toàn cảnh dịch bệnh COVID-19 thế giới ngày 23/6: Ghi nhận hơn 9 triệu ca mắc, Mỹ tiếp tục là tâm dịch của thế giới

Thế giới ghi nhận 9.166.635 ca mắc COVID-19, trong đó 473.188 ca tử vong; Mỹ, Brazil, Nga, Ấn Độ, Anh là các nước có số ca mắc COVID-19 nhiều nhất.

Theo số liệu của trang Worldometers, tính đến 5 giờ sáng 23/6 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận 9.166.635 ca mắc COVID-19, trong đó 473.188 ca tử vong.

Mỹ, Brazil, Nga, Ấn Độ, Anh là các nước có số ca mắc COVID-19 nhiều nhất thế giới.

Mỹ tiếp tục là tâm dịch của thế giới, với 2.386.521 ca mắc (tăng 29.864 ca trong 24 giờ qua) và 122.596 ca tử vong (tăng 348 ca). Hơn 20 bang của Mỹ đã chứng kiến số ca mắc COVID-19 tăng cao trở lại, trong bối cảnh tâm dịch đã tiến từ New York và khu vực Đông Bắc về phía Tây Nam.

Mỹ tiếp tục là tâm dịch của thế giới.Mỹ tiếp tục là tâm dịch của thế giới.

Brazil hiện ghi nhận 1.106.470 ca mắc, tăng tới 19.480 ca trong 24 giờ qua, và 51.271 ca tử vong, tăng 612 ca. Dù dịch COVID-19 vẫn diễn biến hết sức phức tạp với số ca mắc mới và tử vong liên tục ở mức cao trong thời gian qua, song giới chuyên gia nhận định dịch vẫn chưa đạt đỉnh ở Brazil, thậm chí có ý kiến cho rằng quốc gia Nam Mỹ có thể sẽ vượt Mỹ trở thành quốc gia có số ca mắc cao nhất thế giới vào cuối tháng 7.

Theo số liệu từ Bộ Y tế Brazil, trong vòng một tuần từ 15 - 21/6, quốc gia này ghi nhận 7.285 ca tử vong do COVID-19, tức trung bình trên 1.000 người chết mỗi ngày.

Hiện bệnh dịch cũng đang tăng tốc độ lây lan ở khu vực Mỹ Latinh, với Mexico, Peru và Chile là những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Mexico đã ghi nhận 180.545 ca mắc (tăng 5.343 ca trong 24 giờ qua) và 21.825 trường hợp tử vong (tăng 1.044 ca). Trong khi đó, con số tử vong ở Peru đã lên tới 8.223 ca trong bối cảnh nước này đã mở lại các trung tâm thương mại trong ngày 22/6 sau 99 ngày phong tỏa. Peru hiện là quốc gia có số ca mắc và tử vong cao thứ 2 tại Mỹ Latinh, sau Brazil.

Bộ Y tế Chile cùng ngày cho biết số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 ở nước này đã lên tới 246.963 người, tăng thêm 4.608 trường hợp trong 24 giờ qua, trong đó có 4.502 người tử vong. Như vậy, Chile đã vượt qua Italy và gần bằng với Tây Ban Nha về số ca mắc COVID-19. Một điểm đáng chú ý nữa Chile chỉ có 18 triệu dân, trong khi Italy có 60 triệu dân và Tây Ban Nha có 47 triệu dân. Bộ trưởng Y tế Chile cho biết chính phủ nước này đã phải áp dụng trở lại biện pháp cách ly bắt buộc tại 3 tỉnh.

Đức đã tăng vọt vào những ngày cuối tuần, lên mức 2,88, trong khi chỉ số trung bình 7 ngày tăng lên mức 2,03. Để khống chế được dịch bệnh, Đức cần chỉ số lây nhiễm ở mức dưới 1. Chỉ số 2,88 nghĩa là cứ 100 người nhiễm virus sẽ có thêm 288 người nhiễm.

Đức đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra và hiện đang trên đà phục hồi. Đây là tuyên bố của Thống đốc ngân hàng trung ương Đức Jens Weidmann.

Pháp đã từng bước nới lỏng lệnh phong tỏa toàn quốc từ ngày 11/5 và sẽ bước vào giai đoạn mới dỡ bỏ phong tỏa kể từ ngày 22/6. Theo đó, các rạp chiếu phim, sòng bài sẽ mở cửa trở lại. Các sự kiện thể thao thu hút không quá 5.000 người tham dự sẽ được phép tổ chức.

Cùng ngày, Văn phòng Thủ tướng Pháp Edouard Philippe cho biết dịch COVID-19 đang lây lan nhanh hơn trong vòng 10 ngày qua tại Guyana, vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp và chính phủ không loại trừ khả năng áp đặt lệnh phong tỏa mới tại đây. Thông báo cũng nêu rõ Chính phủ Pháp sẽ tăng cường thêm nhiều nguồn lực nhằm kiểm soát tình hình dịch bệnh tại vùng lãnh thổ Guyana.

Pháp đã từng bước nới lỏng lệnh phong tỏa toàn quốc từ ngày 11/5 và sẽ bước vào giai đoạn mới dỡ bỏ phong tỏa kể từ ngày 22/6. Theo đó, các rạp chiếu phim, sòng bài sẽ mở cửa trở lại. Các sự kiện thể thao thu hút không quá 5.000 người tham dự sẽ được phép tổ chức.

New Zealand là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới dỡ bỏ toàn bộ các lệnh phong tỏa sau khi tuyên bố không phát hiện thêm ca mắc COVID-19 mới nào ở nước này, tuy nhiên trong những ngày gần đây, quốc gia trên đã ghi nhận một số ca mắc mới.

Trong khi đó, Australia đang đối mặt với nguy cơ bùng phát dịch COVID-19 đợt hai, sau khi bang Victoria - tiểu bang đông dân thứ hai của nước này – ghi nhận 116 ca bệnh mới chỉ trong vòng một tuần qua. Sáng 22/6, Bộ trưởng Y tế bang Victoria Jenny Mikakos tuyên bố gia hạn tình trạng khẩn cấp trên toàn bang này thêm 4 tuần, đến ngày 19/7.

Ấn Độ ghi nhận số ca mắc bệnh COVID-19 lên tới 13.540 trường hợp trong 24 giờ qua, khiến tổng số ca bệnh tăng lên 440.450, trong đó có 14.015 ca tử vong. Tỷ lệ tử vong tại Ấn Độ duy trì mức thấp khi so với những nước có số lượng ca mắc tương tự, tuy nhiên giới chuyên gia y tế lo ngại các bệnh viện của nước này sẽ quá tải do số ca mắc tăng nhanh.

Iran cho biết đã xác nhận thêm 2.573 ca mắc mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc tại đây lên 207.525 ca. Đến nay, đại dịch đã cướp đi sinh mạng của 9.742 người tại Iran sau khi có thêm 119 ca tử vong. Tổng cộng 166.427 bệnh nhân bình phục và xuất viện, trong khi 2.898 ca vẫn đang được điều trị và chăm sóc tích cực.

Ngày 22/6, chính quyền thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc thông báo đã triển khai chiến dịch tìm kiếm và xét nghiệm quy mô lớn tại các công trường của Bắc Kinh sau khi phát hiện 3 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại 2 công trường của thành phố.

Ngày 22/6/2020, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh tật Hàn Quốc (KCDC) xác nhận nước này đã rơi vào làn sóng dịch bệnh COVID-19 thứ 2 và kêu gọi nâng cao cảnh giác đối với nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. KCDC cho biết Hàn Quốc cùng ngày ghi nhận thêm 17 ca nhiễm mới COVID-19, gồm 11 ca lây nhiễm trong cộng đồng, đưa tổng số ca nhiễm lên 12.438 người. Trước đó, ngày 20 và 21/6 nước này lần lượt ghi nhận thêm 67 và 48 ca nhiễm mới trong ngày.

Tại Trung Đông - Bắc Phi, Bộ Y tế Ai Cập thông báo đã ghi nhận thêm 87 ca tử vong do bệnh COVID-19, nâng tổng số ca tử vong do căn bệnh nguy hiểm này ở Ai Cập lên đến 2.193 ca.

Ai Cập cũng ghi nhận thêm 1.475 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm ở quốc gia Bắc Phi này lên 55.233 ca. Trong những ngày qua, số ca nhiễm mới ở nước này tăng liên tục và đều ở mức trung bình trên 1.000 người/ngày.

Tính đến nay, Ai Cập đã có tới 87 bác sĩ tử vong do COVID-19 sau khi có thêm 6 bác sĩ tử vong trong 2 ngày vừa qua.

Một số nước ở Trung Đông như Iraq, Israel và Saudi Arabia ghi nhận số ca nhiễm mới tăng mạnh. Cụ thể, Iraq thông báo có thêm 1.808 ca nhiễm mới và 67 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 32.676 ca, trong đó có 1.167 ca tử vong. Tại Israel, tổng số ca nhiễm ở nước này đã lên tới 21.082 ca, sau khi có thêm 304 ca nhiễm mới, trong đó có 307 ca tử vong. Saudi Arabia ngày 22/6 thông báo có thêm 3.393 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 161.005 ca. Trong khi đó, số ca tử vong đã lên tới 1.307 ca sau khi có thêm 40 ca tử vong mới..

Cuối cùng tại khu vực Đông Nam Á, Thái Lan đánh dấu ngày thứ 28 liên tiếp không ghi nhận thêm trường hợp COVID-19 lây nhiễm trong cộng đồng.

Malaysia thông báo đã ghi nhận thêm 15 ca mắc, trong đó có 2 ca nhập cảnh, nâng tổng số ca mắc tại nước này lên 8.587 ca. Số ca tử vong do COVID-19 tại Malaysia hiện duy trì ở mức 121 ca. Trong khi đó, số ca bình phục và xuất viện tại nước này tăng thêm 21 ca lên 8.177 ca, chiếm 95,2% tổng số ca mắc.

Trong khi đó, Bộ Y tế Indonesia đã công bố thêm 954 ca nhiễm mới COVID-19, đưa tổng số ca nhiễm lên 46.854. Bộ này cũng thông báo thêm 35 ca tử vong trong 24 giờ qua, đưa tổng số ca tử vong tại nước này lên 2.500 ca.

Cùng ngày, Bộ Y tế Philippines thông báo phát hiện 630 ca nhiễm mới COVID-19 đưa tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Philippines lên 30.682. Số ca khỏi bệnh cũng tăng lên 8.143 sau khi có thêm 250 bệnh nhân khỏi bệnh. Tổng số ca tử vong tại Philippines cũng tăng lên 1.177, sau khi có thêm 8 bệnh nhân tử vong trong 24 giờ qua.

Trang Nguyễn

Tin mới

Phát hiện 02 kho hàng cất giấu hơn 40.000 sản phẩm nghi nhập lậu
Phát hiện 02 kho hàng cất giấu hơn 40.000 sản phẩm nghi nhập lậu

Qua tiếp nhận thông tin từ cơ sở đã được thẩm tra, xác minh là có vi phạm trong hoạt động kinh doanh, Đội QLTT số 7, Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn chủ trì phối hợp với Đội Kiểm tra công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Lạng Sơn (Đội 389 tỉnh), Đồn Biên phòng Tân Thanh, Chi cục Hải quan Tân Thanh, Công an xã Tân Thanh và chính quyền địa phương sở tại tổ chức Khám nơi cất giấu đồ vật tại Kho A10 và kho B09, đường Bắc Nam, khu 1, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.

Ứng dụng thực tế ảo Meey 3D - Kỷ nguyên mới cho bất động sản
Ứng dụng thực tế ảo Meey 3D - Kỷ nguyên mới cho bất động sản

Được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như giải trí, y tế, giáo dục, kiến trúc,... công nghệ thực tế ảo tiếp tục trở thành trợ thủ đắc lực trong ngành bất động sản và đem lại những trải nghiệm tiện ích, sống động cho cả người mua và người bán.

Chứng khoán phiên chiều 19/4: Khối ngoại giao dịch sôi động và mua ròng hơn 650 tỷ đồng
Chứng khoán phiên chiều 19/4: Khối ngoại giao dịch sôi động và mua ròng hơn 650 tỷ đồng

Trong khi áp lực bán của nhà đầu tư trong nước vẫn dâng cao khiến thị trường tiếp tục có phiên giảm mạnh, thì khối ngoại là yếu tố tích cực bởi giao dịch khá sôi động và trạng thái mua ròng hơn 650 tỷ đồng.

Logistics Vicem (HTV) : Lợi nhuận sau thuế quý I/2024 công ty âm 0,215 tỷ đồng
Logistics Vicem (HTV) : Lợi nhuận sau thuế quý I/2024 công ty âm 0,215 tỷ đồng

Công ty cổ phần Logistics Vicem (mã chứng khoán HTV) vừa có văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) giải trình về kết quả kinh doanh quý I/2024.

Quảng Ninh: Đỡ đẻ cho sản phụ ngay trên biển
Quảng Ninh: Đỡ đẻ cho sản phụ ngay trên biển

Một sản phụ mang thai 38 tuần, chuyển dạ đẻ lần 5, vừa được các y bác sĩ của Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh cấp cứu kịp thời cả mẹ và con ngay trên biển khi di chuyển về đất liền.

CTCP Thiết bị phụ tùng Sài Gòn báo lỗ trong quý I/2024
CTCP Thiết bị phụ tùng Sài Gòn báo lỗ trong quý I/2024

Công ty cổ phần Thiết bị phụ tùng Sài Gòn (mã chứng khoán SMA) vừa có báo cáo gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM về kết quả kinh doanh quý I/2024.