Bản tin 6h00 sáng ngày 3/5 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, không có ca mắc mới COVID-19. Đến hôm nay đã 17 ngày, ViệtNam không phát hiện ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng.

Về tình trạng sức khoẻ của 3 bệnh nhân mắc COVID-19 diễn biến nặng (số 19,91,161), Tiểu ban Điều trị cho biết, trong đó bệnh nhân số 19 và 161 điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh hiện đều không sốt, đang tập cai thở máy, tập phục hồi chức năng. Riêng bệnh nhân 91 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh dù tiếp tục có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2, tuy nhiên tiên lượng về trường hợp này còn rất nặng.

Ngày 2/5, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) thông báo nước này chỉ ghi nhận 1 ca mắc COVID-19, giảm so với 12 trường hợp trước đó một ngày, và không có ca tử vong. Hiện tổng số ca mắc COVID-19 tại Trung Quốc là 82.875 người, trong đó có 4.633 trường hợp tử vong.

Cũng trong ngày 2/5, Cơ quan Quản lý và Phòng chống Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) cho biết tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại nước này chỉ tăng 6 ca lên 10.780 ca. Số ca tử vong tăng 2 ca lên 250 ca.Bệnh nhân xếp hàng chờ đăng ký lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại Seoul, Hàn QuốcBệnh nhân xếp hàng chờ đăng ký lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại Seoul, Hàn Quốc

Tại ASEAN, tính tới hết ngày 2/5, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có 47.185 ca mắc COVID-19, trong đó 1.614 ca tử vong. Điểm nóng Singapore ghi nhận số ca mắc trong một ngày giảm hơn một nửa.

Singapore ghi nhận 447 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 trong ngày 2/5, giảm mạnh so với con số 932 ca của ngày 1/5. Singapore vẫn là nước có tổng số ca mắc COVID-19 cao nhất ASEAN, với 17.548 ca. Đứng sau là Indonesia (10.843 ca) và Philippines (8.928 ca).

Về số ca tử vong, Indonesia đứng đầu khối với 831 ca, tiếp sau là Philippines với 603 ca.

Tình hình dịch COVID-19 tại Brunei, Campuchia, Lào, Timor-Leste và Việt Nam có xu hướng ổn định, không có ca mắc mới.

Tại New York (Mỹ), số ca tử vong do dịch COVID-19 tại bang New York của Mỹ ngày 2/5 là 299 người, tăng 10 ca so với ngày hôm trước và hầu hết các ca này xảy ra tại thành phố New York. Thành phố New York cũng ghi nhận số ca xét nghiệm có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 tăng đột biến ở quận Bronx, lên tới 27,6% trong khi con số này ở các quận khác đều dưới 20%.

Trong số 82 địa phương của Nga có ca nhiễm mới, Thủ đô Moscow vẫn là nơi có số người nhiễm Covid-19 mới nhiều nhất với 5.358 người. Đứng thứ hai là tỉnh Moscow với 807 ca. Trong khi đó, thành phố lớn thứ hai của Nga là Saint Petersburg đã ghi nhận thêm 323 ca nhiễm mới.

Cũng trong vòng 24 giờ qua, trên toàn nước Nga có thêm 57 ca tử vong do Covid-19 và 1.723 bệnh nhân đã khỏi bệnh và được xuất viện. Như vậy, tính đến trưa ngày 2/5, cả nước Nga đã có 1.222 người tử vong do Covid-19 và 15.013 người hồi phục.

Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của Nga, trong số các ca có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 trong ngày qua, có tới 4.488 ca (chiếm 46,6%) không hề xuất hiện triệu chứng nhiễm bệnh.

Số liệu được Cơ quan Y tế quốc gia Anh cung cấp cho thấy, trong ngày 2/5, nước Anh có thêm 621 bệnh nhân tử vong vì Covid-19, nâng tổng số ca tử vong từ đầu dịch tại nước này lên con số 28.131 người.

Với tốc độ này, dự đoán trong ngày hôm nay (3/5), hoặc chậm nhất là ngày mai (4/5), Anh sẽ vượt qua Italy để trở thành quốc gia có số nạn nhân Covid-19 cao nhất châu Âu và cao thứ hai thế giới, sau Mỹ. Hiện tại, số ca nhiễm Covid-19 tại Anh là trên 182.000 ca, so với con số trên 207.000 ca tại Italy. Số ca nhiễm bệnh mới hàng ngày tại Anh trong khoảng hơn 1 tuần qua thường cao gấp 2 - 2,5 lần so với Italy.

Ngày 2/5, đã có 166 ca tử vong vì dịch Covid-19 được ghi nhận trong vòng 24 giờ trên toàn nước Pháp. Trong một vài ngày gần đây, số lượng ca tử vong trong vòng 1 ngày tại Pháp đang giảm trông thấy. Trong khi đó, số lượng bệnh nhân trong bệnh viện và trong các phòng hồi sức cấp cứu tiếp tục đà giảm từ nhiều tuần qua.

Mặc dù các chỉ số liên quan dịch Covid-19 đang có xu hướng tích cực, nhưng xét về tổng thể, Pháp vẫn đang trong tình trạng y tế đặc biệt. Số ca bệnh nhiễm Sars-CoV-2 hiện phải điều trị tại bệnh viện là hơn 25.800 ca. Số ca chuyển biến nặng, phải cấp cứu là hơn 3.800 ca.

Những nhân viên y tế Ấn Độ này đang có hợp đồng làm việc với các cơ sở y tế tại UAE, vừa hết thời gian nghỉ phép nhưng không thể trở lại UAE vì các chuyến bay giữa hai nước đều đã bị hủy. Hiện tại, có khoảng 3 triệu công dân Ấn Độ đang sống tại UAE và hàng chục nghìn trong số này làm việc trong lĩnh vực y tế.

Ấn Độ cũng đã cho triển khai một đội y tế phản ứng nhanh tới Kuwait trong 2 tuần để tư vấn chuyên môn và huấn luyện cho các nhân viên y tế của Kuwait đối phó với dịch bệnh Covid-19.

Sau 48 ngày thực hiện lệnh phong tỏa trên cả nước để chống dịch COVID-19, kể từ ngày 2/5, người dân Tây Ban Nha bắt đầu được đi dạo hoặc chơi thể thao bên ngoài. Tây Ban Nha thực hiện một trong những lệnh phong tỏa nghiêm ngặt nhất trên thế giới kể từ ngày 14/3 để ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan, theo đó người lớn chỉ được phép ra khỏi nhà để mua lương thực, thuốc men hoặc dắt chó đi dạo.

Tại Italy, Bộ Giáo dục nước này đã thông báo đóng cửa các trường học phổ thông đến tháng 9, song đang lên kế hoạch mở cửa trở lại các trường mầm non và tổ chức học Hè với quy mô nhỏ để trẻ em vui chơi sau 2 tháng thực hiện lệnh cách ly nghiêm ngặt. Theo kế hoạch được công bố trên nhật báo "Corriere della Sera" ngày 2/5, các trường mẫu giáo và nhà trẻ có thể hoạt động trở lại vào tháng 6 tới với các nhóm nhỏ trẻ từ 0-6 tuổi.

Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran ngày 2/5 thông báo nước này đã quyết định gia hạn thêm 2 tháng, đến ngày 24/7 tới, đối với tình trạng khẩn cấp y tế áp đặt từ ngày 24/3 nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan. Đề xuất trên dự kiến sẽ được trình Quốc hội Pháp vào ngày 4/5, trong đó nhận định việc dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp trong tháng này là "quá sớm" và có thể khiến dịch bệnh bùng phát dữ đội.

Phát biểu sau cuộc họp nội các, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Christophe Castaner nói: "Chúng ta sẽ phải chung sống với virus SARS-CoV-2 trong một thời gian, và học cách chung sống với chủng virus này, đó là điều cần làm trong những tháng tới".

Ngày 2/5, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu Phi (ACDC) cho biết tổng số trường hợp mắc COVID-19 tại Cameroon đã là 2.069 người sau 2 tháng kể từ khi cơ quan chức năng phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm bệnh.

Cùng ngày, Bộ Y tế Maroc cho biết, nước này cũng ghi nhận 160 ca mắc COVID-19 và 2 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc COVID-19 ở quốc gia này là 4.729 người và 173 ca tử vong.

Hiện Maroc xếp thứ 3 và Algeria ở vị trí thứ 4 trong số các quốc gia có số người mắc COVID-19 nhiều nhất ở châu Phi, chỉ sau Ai CậpNamPhi. Tuy nhiên, Algeria lại là quốc gia có số ca tử vong cao nhất châu lục này, với tỷ lệ trên 10% (459 ca tử vong/4.295 người nhiễm bệnh).

Trang Nguyễn