Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Toàn cảnh dịch bệnh COVID-19 thế giới ngày 30/5: Vượt ngưỡng 6 triệu ca mắc

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 119.077 trường hợp mắc COVID-19 và 4.735 ca tử vong, và tổng số ca bệnh hiện đã vượt ngưỡng 6 triệu. Điểm nóng Brazil vượt qua Mỹ về cả số ca nhiễm trong ngày, trong khi Tổng thống Trump tuyên bố chấm dứt mối quan hệ với WHO do phản ứng của tổ chức này đối với đại dịch COVID-19.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/5 (giờ Mỹ) đã tiếp tục chỉ trích cách Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đối phó với đại dịch Covid-19, đồng thời tuyên bố chấm dứt quan hệ giữa Mỹ với tổ chức này.

Lời chỉ trích và tuyên bố này được đưa ra khi Tổng thống Donald Trump đã có buổi họp báo về quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Liên quan tới đại dịch Covid-19, ông Trump cáo buộc Trung Quốc đã che giấu virus ở Vũ Hán khiến dịch bệnh lan ra toàn thế giới và khiến hơn 100.000 người dân Mỹ tử vong.

Theo Tổng thống Donald Trump, Trung Quốc đã phớt lờ các nghĩa vụ báo cáo lên Tổ chức Y tế thế giới và gây sức ép buộc tổ chức này đưa thông tin sai lệch về dịch bệnh. Hành động của Trung Quốc đã gây ra thiệt hại nặng nề về sinh mạng và kinh tế trên toàn thế giới.

Trong khi đó, trên toàn nước Mỹ trong 24 giờ qua đã ghi nhận 23.217 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca lên 1.791.678, trong đó có 104.490 ca tử vong (tăng 1.077 trường hợp). Tổng thống Trump ngày 29/5 cho biết nước Mỹ đã thực hiện trên 15 triệu xét nghiệm COVID-19.

Các nước cũng ghi nhận 2.655.244 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca nguy kịch hiện là 53.527 và 2.998.443 ca đang điều trị tích cực.Tình hình dịch bệnh ở Trung Đông đang căng thẳngTình hình dịch bệnh ở Trung Đông đang căng thẳng

Xu hướng chung ở nhiều khu vực trên thế giới là dịch đang hạ nhiệt và các biện pháp hạn chế đang được dỡ bỏ, tuy nhiên ở một số quốc gia lại ghi nhận những con số thống kê ca nhiễm virus và tử vong cao nhất trong ngày như Brazil, Nga, Israel, Ai Cập, Nam Phi... "Bóng ma" làn sóng dịch quay trở lại cũng khiến Hàn Quốc phải đóng cửa trên 500 trường học sau khi mở lại được vài ngày.

Viện Bảo tàng Louvre danh tiếng đang chuẩn bị cho sự kiện mở cửa trở lại vào ngày 6/7. Bảo tàng hiện đang lắp đặt một hệ thống mới cho phép khách tham quan trong những điều kiện an ninh tối đa, tuân thủ mọi quy định y tế. 

Thủ tướng Pháp Edouard Philippe ngày 29/5 thông báo các bảo tàng trên khắp nước Pháp được phép mở cửa lại từ ngày 2/7. 

Dự kiến ngày 15/6 tới Hy Lạp sẽ mở cửa đón các du khách đến từ 29 nước trên thế giới, đa số là các nước châu Âu, Đông Á, châu Đại dương. Trong thông báo ngày 29/5, Bộ Du lịch Hy Lạp cho biết sẽ tiến hành xét nghiệm ngẫu nhiên các du khách và theo dõi chặt chẽ để đưa ra đánh giá về những diễn biến liên quan tới dịch bệnh. Danh sách trên sẽ được cập nhật trước ngày 1/7. 

Trong số 232 ca tử vong một ngày qua, ngoài các ca tử vong tại tâm dịch Moscow còn có 50 ca tử vong tại Cộng hoà Daghestan, nơi đang nổi lên thành một điểm nóng mới của dịch Covid-19 tại Nga; 20 ca tử vong tại tỉnh Moscow, 11 ca tại Saint Petersburg, và 6 người mỗi nơi tại Cộng hoà Bắc Osetia, tỉnh Krasnoyarsk và Orlovsk. 

Thống kê cũng cho thấy số bệnh nhân nhiễm Covid-19 đã hồi phục ở Nga đạt tới con số đáng mừng - 159.257 ca, chiếm 41% trong tổng số 387.623 người nhiễm bệnh, tính đến trưa 29-5. Trong 24 giờ qua có 8.264 người được xuất viện và số ca nhiễm mới là 8.572 trường hợp. 

Tại Moscow, số ca nhiễm mới trong một ngày qua là 2.332 trường hợp, ít hơn hẳn so với 3.473 ca bình phục. Điều đáng nói ngày 29-5 là ngày thứ năm liên tiếp tại tâm dịch Moscow ghi nhận số ca nhiễm mới thấp hơn số ca bình phục. 

Tình hình dịch bệnh tại Nga cũng dẫn đến tình trạng giá các loại thuốc điều trị bệnh về đường hô hấp trong tháng 4 vừa qua tăng 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tờ Izvestia (Tin tức) dẫn số liệu thống kê của DSM Group, một cơ quan chuyên nghiên cứu thị trường dược phẩm cho biết giá thuốc bán lẻ trong tháng 4 tại Nga đã tăng trung bình 6,7%.

Trên lộ trình càn quét toàn cầu, có vẻ như đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang gặp một cộng đồng nạn nhân thụ động chờ dịch tới mà không có biện pháp phòng thủ nào, đó là những khu ổ chuột ở Mỹ Latinh, nơi được xem là ổ dịch mới của thế giới. 

Sống tại những khu dân cư vốn có hệ thống vệ sinh tồi tàn và không gian hạn chế, hàng triệu người dân tại các khu ổ chuột Mỹ Latinh không có nổi những sản phẩm khử trùng cơ bản nhất và việc có thể tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội theo khuyến cáo của giới chức y tế lại càng là những điều xa xỉ. 

Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, có gần 89 triệu người trong khu vực Mỹ Latinh không thể tiếp cận các dịch vụ vệ sinh dù là cơ bản nhất, chính vì vậy biện pháp cơ bản nhất để phòng ngừa dịch bệnh là rửa tay thường xuyên cũng trở thành nhiệm vụ bất khả thi.

Thủ tướng Áo Sebastian Kurz ngày 29/5 cho biết từ giữa tháng tới, việc đeo khẩu trang tại các cửa hàng sẽ không còn là quy định bắt buộc nữa vì nước này bước giai đoạn mới phòng chống dịch theo phương châm "quy định ít đi, có trách nhiệm nhiều hơn". 

Chính phủ Tây Ban Nha cho biết từ ngày 1/6 sẽ tiếp tục nới lỏng các biện pháp khống chế dịch, theo đó 70% dân số nước này sẽ được phép đến các nhà hàng, bể bơi và trung tâm thương mại. 

Chính phủ Romania cũng thông báo từ ngày 1/6 tới nước này sẽ bước vào giai đoạn mới nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội, cho phép các quán cà phê, nhà hàng, bãi biển mở cửa trở lại đi kèm một số điều kiện nhất định. 

Tương tự, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cũng thông báo từ ngày 1/6 tới sẽ cho phép hoạt động giao thông vận tải giữa các thành phố; các quán cà phê, nhà hàng, cũng như nhiều điểm khác, trừ quán bar và câu lạc bộ, được hoạt động trở lại. 

Cùng ngày, các đền thờ Hồi giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ đã mở cửa trở lại đón các tín đồ đến cầu nguyện sau hơn hai tháng đóng cửa.

Chính quyền thành phố Tokyo của Nhật Bản thông báo sẽ nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội kể từ ngày 1/6 tới, theo đó, những trường học luyện thi cho học sinh, các trung tâm tập thể dục và các nhà hát kịch sẽ nằm trong số những cơ sở hoạt động được phép mở cửa trở lại theo hình thức nới lỏng dần theo từng giai đoạn. 

Tại Philippines, hầu hết các cơ sở kinh doanh tại thủ đô Manila sẽ được phép mở cửa trở lại từ ngày 1/6 tới.  Các trung tâm thương mại mở cửa ở mức hạn chế khoảng 2 tuần. Hoạt động vận tải công cộng cũng vận hành trở lại ở mức giới hạn. Tuy nhiên, các trường học, quán bar, hàng ăn và các tiệm làm tóc vẫn tiếp tục phải đóng cửa. Người cao tuổi và trẻ nhỏ vẫn phải ở nhà, trừ khi cần ra ngoài mua các mặt hàng thiết yếu. 

Còn Myanmar đã bãi bỏ quy định cấm tập trung nhóm từ 5 người trở lên theo các điều kiện nhất định. Bên cạnh đó, nước này cũng thông báo dỡ bỏ biện pháp hạn chế đối với 4 trong số 10 quận huyện tại Yangon hiện đang thực hiện lệnh của chính phủ yêu cầu người dân ở nhà. 

Tại Thái Lan, thời gian giới nghiêm ban đêm được áp đặt tại nước này sẽ được rút ngắn thêm 1 giờ khi nước này bước vào giai đoạn 3 nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch COVID-19. 

Trong khi nhiều nước trên thế giới đang bắt đầu mở cửa trở lại sau thời gian phong tỏa nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan, khu vực Mỹ Latinh vẫn chưa thể làm điều tương tự. 

Colombia đã ngừng mọi chuyến bay quốc tế ít nhất cho đến ngày 31/8, đóng mọi cửa khẩu đường bộ và đường sông với các nước láng giềng, trong đó có Brazil.

Tỉnh Hadramout phía Đông Nam Yemen quyết định giới nghiêm 24 giờ trong 14 ngày, để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 trong bối cảnh xung đột vẫn tiếp diễn.

Ủy ban Quốc gia Yemen về phòng chống Covid-19 cho biết, dịch đang bùng phát mạnh khi tổng số ca mắc là 283 trong đó có 65 trường hợp tử vong. Chính quyền tỉnh Hadramout quyết định giới nghiêm 24 giờ trong 14 ngày bắt đầu từ ngày 28/5 để ngăn chặn sự lây lan của dịch.

 Trang Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Không tùy tiện tăng giá, ép khách, gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
Không tùy tiện tăng giá, ép khách, gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam vừa có đề nghị các sở du lịch, sở VHTT&DL các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường đảm bảo an toàn trong các hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024.

Tàu kéo sà lan chìm trên biển Lý Sơn, 3 người tử vong
Tàu kéo sà lan chìm trên biển Lý Sơn, 3 người tử vong

Thông tin từ Cảng vụ Hàng hải tỉnh Quảng Ngãi, trên vùng biển gần đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi xảy ra vụ chìm tàu khiến 5 người rơi xuống biển. Hiện đã tìm được 3 thi thể.

Dự báo thời tiết 25/4: Miền Bắc bắt đầu tăng nhiệt mạnh
Dự báo thời tiết 25/4: Miền Bắc bắt đầu tăng nhiệt mạnh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong 2 ngày tới (25-26/4), khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ, có nơi trên 39 độ; độ ẩm tương đối thấp nhất từ 40-45%.

Bao giờ cơ chế mua bán điện trực tiếp DPPA được thực hiện?
Bao giờ cơ chế mua bán điện trực tiếp DPPA được thực hiện?

Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực Trần Việt Hòa cho biết, thời gian qua nhiều nhà đầu tư, các tổ chức quốc tế và khách hàng sử dụng điện bày tỏ sự quan tâm tham gia cơ chế DPPA và mong muốn Chính phủ Việt Nam sớm ban hành cơ chế này.

Phú Yên tạm giữ 7.465 đơn vị sản phẩm vận chuyển trái phép
Phú Yên tạm giữ 7.465 đơn vị sản phẩm vận chuyển trái phép

Tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên cho biết: Đơn vị vừa kiểm tra, phát hiện một vụ vận chuyển hàng hóa trái phép với số lượng lớn. Theo đó, 7.465 đơn vị sản phẩm vận chuyển trái phép đã bị tạm giữ.

Thành phố Hạ Long: Khắc phục tình trạng thiếu bãi đỗ xe
Thành phố Hạ Long: Khắc phục tình trạng thiếu bãi đỗ xe

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hạ Long có trên 32.000 phương tiện xe ô tô các loại nhưng các điểm, bãi đỗ xe mới đáp ứng được khoảng 20.000 xe. Để giải quyết vấn đề thiếu bãi đỗ xe, nhiều giải pháp linh hoạt đang được thành phố tích cực triển khai.