Dịch bệnh đến nay đã xuất hiện và lây lan ở 212 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 1.192.842 bệnh nhân COVID-19 được điều trị khỏi, trong khi còn 49.627 ca trong tình trạng nguy kịch. 

Đến 6h sáng 5/5, Việt Nam tiếp tục không có ca mắc Covid-19 mới. Như vậy, đến nay, Việt Nam đã 19 ngày không có ca mắc mới do lây nhiễm trong cộng đồng. Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19: Số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 10 ca; Số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2: 11 ca. Dự kiến sáng nay 5/5, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 sẽ có 5 bệnh nhân Covid-19 tiếp tục được công bố khỏi bệnh. Trong đó, 2 bệnh nhân dương tính trở lại với virus SARS-CoV-2 (BN74 và BN137) sau khi đã xuất viện cũng được công bố khỏi bệnh.

Pháp gia hạn 2 tháng tình trạng khẩn cấp y tếPháp gia hạn 2 tháng tình trạng khẩn cấp y tế

Bộ Y tế Singapore hôm nay 4/5 cho biết nước này đã xác định được thêm 573 ca bệnh mới, nâng tổng số người bệnh COVID-19 của họ lên 18.778 người. Trong khi đó, Bộ Y tế Philippines hôm nay 4/5 thông báo có thêm 262 ca bệnh mới và số người bệnh chết cũng tăng thêm 16 người.

Bộ Y tế Indonesia hôm nay 4-5 cho biết nước này ghi nhận thêm 395 ca bệnh mới, nâng tổng số người mắc COVID-19 lên 11.587 người.

Bên cạnh đó cũng có thêm 19 người đã chết vì corona, tổng số người chết của Indonesia tới nay là 864 người, cũng đã có 1.954 người khỏi bệnh. Hơn 86.000 người đã được xét nghiệm COVID-19 ở Indonesia.

Ngày 4/5, Bộ Y tế Malaysia cho biết nước này có thêm 55 ca bệnh, nâng tổng số lên 6.353 người mắc COVID-19. Tổng số người chết vẫn là 105, không tăng thêm.

Malaysia cũng đã bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế phòng dịch trong hoạt động đi lại, kinh doanh của người dân.

Bộ Y tế Lào ngày 4/5 thông báo trong 24 giờ qua không ghi nhận bất cứ trường hợp nào dương tính với virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ngày quốc gia Đông Nam Á không có ca nhiễm mới lên 22 ngày liên tiếp.

Chính phủ Ukraine ngày 4/5 đã kéo dài lệnh phong tỏa toàn quốc để hạn chế dịch bệnh Covid-19 cho đến ngày 22/5, song cũng nhất trí dỡ bỏ một phần một số hạn chế từ ngày 11/5.

Nga đang trở thành điểm nóng nhất của dịch COVID-19 hiện nay khi số ca nhiễm mới trong ngày tăng thêm 10.581 ca, cao hơn hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tính đến 6 giờ sáng 5/5 (theo giờ VN), Nga ghi nhận tổng cộng 145.268 ca dương tính với SARS-CoV-2 và 1.356 ca tử vong.

Bộ trưởng Y tế LB Nga Mikhail Murashko ngày 4/5 cho biết nước này sẽ duy trì một phần các biện pháp hạn chế cho đến khi có vaccine phòng bệnh COVID-19. Bộ trưởng Murashko khẳng định Nga sẽ loại bỏ các biện pháp hạn chế theo từng giai đoạn, song một số sẽ được duy trì cho đến khi các biện pháp phòng chống COVID-19 lây lan ra đời. Người đứng đầu ngành y tế Nga cảnh báo nguy cơ xảy ra đợt bùng phát thứ hai dịch COVID-19.

Theo thông báo được phát trên truyền hình, những hạn chế được dỡ bỏ bao gồm mở cửa các công viên và khu vui chơi giải trí, cho phép một số cửa hàng về đồ gia dụng và may mặc được mở cửa. Các quán cafe có thể mở cửa trở lại cho dịch vụ mang đi.

Truyền thông Mỹ cho biết theo dữ liệu và mô hình dự báo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cũng như Cơ quan quản lý tình trạng khẩn cấp liên bang, số ca nhiễm mới và tử vong do Covid-19 ở Mỹ sẽ tiếp tục tăng nhanh trong tháng 6.

Tính tới chiều tối ngày 4/5 (giờ Mỹ), Mỹ đã ghi nhận 1,2 triệu ca nhiễm và hơn 69.300 người đã tử vong. Deborah Birx, điều phối viên nhóm đặc trách chống Covid-19 của Nhà Trắng cho biết các mô hình dự báo hiện nay đều cho rằng có từ 100.000 - 240.000 người có thể tử vong do Covid-19 ở Mỹ ngay cả khi các biện pháp phòng tránh được thực hiện.

Chính phủ Pháp ngày 4/5 đã quyết định gia hạn thêm 2 tháng, đến ngày 24/7 tới, tình trạng khẩn cấp y tế áp đặt từ ngày 24/3 nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan.
Hiện tại, Pháp có 169.462 ca mắc COVID-19 và 25.201 bệnh nhân đã tử vong.

Cũng trong ngày 4/5, một bệnh viện tại Paris tuyên bố họ phát hiện bằng chứng một bệnh nhân đã nhiễm virus SARS-CoV-2 từ tháng 12/2019. Nếu được xác nhận, virus này có thể đã lây lan ở châu Âu từ tháng 12 năm ngoái. Trong khi đó, báo cáo đầu tiên về COVID-19 chỉ được đưa ra vào ngày 24/1, với 2 người từng đi qua Vũ Hán.

Trong sáng ngày 4/5, theo con số chính thức do Viện Robert Koch đưa ra, nước Đức hiện có trên 163 ngàn ca nhiễm bệnh và gần 6700 ca tử vong. Điều này có nghĩa là theo tính toán của trường Đại học Bonn, số ca nhiễm virus Sars-CoV-2 thực sự tại Đức hiện có thể đã đạt mức gần 1,8 triệu người.

Trên thực tế, các quan chức y tế hàng đầu của Đức cũng chưa khi nào phủ nhận khả năng này. Chủ tịch Viện Robert Koch, Giáo sư Lothar Wieler từng nhiều lần nhận định rằng cả số ca nhiễm bệnh lẫn số ca tử vong vì Covid-19 tại Đức đều có nhiều khả năng cao hơn nhiều so với các con số được công bố bởi lẽ Đức cũng như nhiều nước khác chưa thể tiến hành xét nghiệm một lượng lớn dân số, đồng thời việc thống kê vẫn đang gặp nhiều khó khăn do chưa có các tiêu chí thống nhất.

Bệnh viện Avicenne and Jean Verdier ở phía bắc Paris cho biết họ phát hiện một mẫu bệnh COVID-19 khi xét nghiệm lại các mẫu bệnh của bệnh nhân viêm phổi trong tháng 12-2019 và 1-2020.

Trong 24 mẫu bệnh, họ phát hiện một mẫu bệnh của một người đàn ông đã mắc COVID-19 vào ngày 27-12-2019, tức một tháng trước khi Pháp xác nhận ca bệnh đầu tiên. Tuy nhiên, ông Yves Cohen, một quan chức bệnh viện, cho biết còn quá sớm để nói rằng đâu là bệnh nhân số 0 của Pháp.

Sau 8 tuần phong tỏa phòng dịch COVID-19 - thời gian phong tỏa lâu nhất trong các nước, hôm nay 4-5, quốc gia bị ảnh hưởng dịch nặng nhất châu Âu đã bắt đầu nối lại một phần nhịp sống bình thường. Tới nay Ý có tổng số 210.717 ca bệnh, trong đó có 28.884 người chết, chỉ đứng sau Mỹ về số người bệnh COVID-19 chết cao nhất trên toàn thế giới.

Trang Nguyễn