Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tổng kết công tác QLTT năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019

Sáng 21/1/2019, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019.

Tổng kết công tác QLTT năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 - Hình 1

Bộ trưởng Bộ Công thương, Trần Tuấn Anh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Đến dự hội nghị có, Bộ trưởng Bộ Công thương, Trần Tuấn Anh, Chánh Văn phòng, thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Đàm Thanh Thế, Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT, Trần Hữu Linh, các lãnh đạo, cán bộ Cục QLTT các tỉnh, thành phố trên cả nước, các cơ quan báo chí.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công thương, Trần Tuấn Anh đã biểu dương những kết quả đã đạt được của Tổng Cục QLTT trong năm 2018.

Qua đó, Tổng cục đã làm tốt công tác triển khai thực hiện Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ; Tổng cục đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng thuộc các bộ, ngành và cấp ủy, chính quyền các địa phương trong công tác tiếp nhận, triển khai kiện toàn tổ chức, bộ máy, nhân sự theo đúng trình tự quy định.

Trong năm 2018, lực lượng QLTT cả nước đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, góp phần bảo vệ sản xuất trong nước và quyền lợi của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, công tác tuyên truyền, hợp tác đối ngoại và công tác phối hợp tiếp tục được quan tâm, triển khai thực hiện đạt kết quả đáng ghi nhận, Bộ trưởng, Trần Tuấn Anh nhấn mạnh!

Tổng kết công tác QLTT năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 - Hình 2

Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT, Trần Hữu Linh phát biểu tại hội nghị

Báo cáo tại hội nghị, Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT, Trần Hữu Linh cho biết, năm 2018, lực lượng QLTT đã triển khai thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Kế hoạch của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Bộ Công thương về công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại (GLTM) và hàng giả. Đồng thời, Tổng cục đã chủ động triển khai các quy định, chính sách về quản lý hoạt động thương mại và rà soát, sửa đổi, bổ sung trong công tác điều hành góp phần quan trọng trong việc ổn định KT-XH, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các DN sản xuất, kinh doanh chân chính.

Tuy nhiên, tình hình buôn  lậu, GLTM và hàng giả trong năm qua vẫn diễn biến phức tạp, đòi hỏi lực lượng QLTT và các lực lượng chức năng phải tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Qua đó, tình hình vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm vẫn diễn biến phức tạp, tập trung chủ yếu vào nhóm hàng như: hàng may mặc, dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, điện thoại di động, đường cát, rượu, bia, nước giải khát, đồ gia dụng, điện tử, điện lạnh, thuốc lá điếu, pháo nổ...

Hoạt động của các đối tượng buôn lậu diễn ra với nhiều phương thức, thủ đoạn như hợp thức hóa theo hình thức quay vòng chứng từ, hóa đơn, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp; vận chuyển hàng lậu qua đường hàng không dưới hình thức hàng xách tay, hành lý ký gửi vận chuyển nhận sau; các đối tượng thường xuyên thay đổi cung đường, tuyến đường, thời gian, địa điểm xuất hàng và tập kết hàng hóa để trốn tránh việc kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng.

Đáng chú ý, phương thức vận chuyển hàng lậu, hàng cấm có thay đổi so với các năm trước, thay vì tập kết trên xe có tải trọng lớn, hiện nay các đối tượng xé lẻ hàng hóa, vận chuyển bằng xe mô tô, xe khách, xe có tải trọng nhẹ từ biên giới đưa vào nội địa tiêu thụ. Hàng lậu, hàng cấm được vận chuyển chủ yếu từ biên giới các tỉnh: Tây Nam Bộ (Long An, An Giang…), miền Trung (Quảng Trị, Hà Tĩnh,…), phía Bắc (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng…); thời gian vừa qua, việc vận chuyển hàng lậu, hàng cấm qua các cảng biển, cảng hàng không và đường sắt cũng vẫn diễn ra với nhiều vụ việc nổi cộm, phức tạp.       

Cùng với đó, hoạt động sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn chưa có chiều hướng suy giảm, tập trung trên nhiều lĩnh vực, ngành hàng.

Thủ đoạn sản xuất hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng tinh vi. Các đối tượng sản xuất sử dụng nguồn nguyên liệu giá thành thấp, mua trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ để pha trộn với một lượng hàng thật (rượu, xi măng, phân bón,…) hoặc tự sản xuất hàng, sau đó dán nhãn mác, niêm phong, của các DN đã được đăng ký nhãn hiệu.

Ngoài ra, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ còn được sản xuất ở nước ngoài, sau đó đưa vào tiêu thụ trong nước bằng nhiều hình thức khác nhau, chủ yếu qua đường tiểu ngạch, nhập lậu, nhất là hàng hóa của các thương hiệu nổi tiếng như Nike, Adidas, Lacoste, Louis Vuitton, Gucci, Lancome, Apple… Các mặt hàng vi phạm nhiều nhất vẫn là đồng hồ, mắt kính, túi xách, giày dép, quần áo...

Năm 2018, lực lượng QLTT cả nước kiểm tra 155.583 vụ; phát hiện, xử lý 91.867 vụ vi phạm; thu nộp NSNN 490,27 tỷ đồng; ước trị giá hàng tịch thu chưa bán trên 92,5 tỷ đồng.

Tổng kết công tác QLTT năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 - Hình 3

 Quang cảnh hội nghị

Trước tình hình đó, để góp phần bảo đảm thị trường ổn định, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong SX-KD và quyền lợi người tiêu dùng, lực lượng QLTT cả nước định hướng công tác trọng tâm năm 2019:

Theo đó, Tổng cục, tập trung bám sát, thực hiện có hiệu quả các nội dung chỉ đạo của Chính phủ, BCĐ 389/QG và Bộ Công thương về công tác chống buôn lậu, GLTM và hàng giả.

Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 41/NQ-CP của Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, GLTM và hàng giả trong tình hình mới; Chỉ thị số 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá,... 

Chú trọng công tác kiện toàn tổ chức, nhân sự; nâng cao năng lực thực thi pháp luật của cơ quan, công chức làm công tác QLTT.

Trong đó, ngành QLTT, tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 14/CT-BCT của Bộ trưởng Bộ Công thương về một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động công vụ của công chức QLTT và Chỉ thị số 23/CT-BCT của Bộ trưởng Bộ Công thương về thực hiện một số giải pháp cấp bách nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLTT; rèn tác phong chính quy, luyện ứng xử văn hóa, tăng cường công tác kiểm tra nội bộ để chấn chỉnh kịp thời những sai sót nghiệp vụ trong quá trình kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực của tổ chức, cá nhân trong lực lượng QLTT; kịp thời biểu dương các cá nhân, đơn vị có thành tích.

Tiếp tục xác định rõ yêu cầu cũng như kế hoạch cụ thể trong việc đào tạo, nâng cao phẩm chất chính trị cho công chức QLTT cả nước; thường xuyên cập nhật chính sách, pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ.

Tổng cục, kiện toàn công chức giữ chức danh lãnh đạo của các đơn vị cấp phòng, đội và tương đương; phối hợp với Vụ tổ chức cán bộ Bộ Công thương kiện toàn lãnh đạo các Vụ, Cục và tương đương; xây dựng, triển khai Đề án vị trí việc làm trong toàn bộ lực lượng.

Thực hiện công tác đánh giá và rà soát, bổ sung quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2018 - 2021 và xây dựng Quy hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2021-2026.

Xây dựng Đề án thành lập 19 Cục QLTT liên tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trước tháng 12/2019; xây dựng kế hoạch, phương án sáp nhập các Đội QLTT cấp huyện giai đoạn 2019-2020 theo Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg.

Tổ chức thi tuyển công chức; tham mưu Tổng cục trưởng bổ nhiệm công chức vào các ngạch công chức QLTT. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Công thương, Bộ Nội vụ tổ chức kỳ thi nâng ngạch công chức QLTT.

Rà soát lại đội ngũ lãnh đạo cấp trưởng, nguồn cấp trưởng của các đơn vị thuộc Tổng cục. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Công thương về phương án, định hướng nhân sự đối với những nhân sự cần thay thế do nghỉ hưu hoặc có yêu cầu về công tác cán bộ.

Cùng với đó, Tổng cục tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, Nghị định số 67/2017/NĐ-CP; Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 148/2016/NĐ-CP để trình Chính phủ ban hành trong năm 2019.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả về tổ chức và hoạt động của lực lượng QLTT.

Xây dựng kịp thời các Kế hoạch, phương án cụ thể, triển khai đồng bộ, thường xuyên hoạt động kiểm tra kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính đối với hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT, hàng hóa không bảo đảm ATTP. Đặc biệt là tăng cường kiểm tra việc niêm yết giá, bán hàng theo giá niêm yết, chống đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý trong các dịp Lễ, Tết.

Bên cạnh đó, ngành QLTT cũng đẩy mạnh số hoá, áp dụng mạnh mẽ CNTT vào công tác quản lý điều hành và công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính.

Xây dựng, vận hành hệ thống quản lý văn bản và điều hành điện tử đấu nối với hệ thống quản lý công văn điện tử của Bộ Công thương; hệ thống quản trị nhân sự toàn lực lượng; hệ thống chứng từ điện tử hàng hóa và các hệ thống phục vụ hoạt động nghiệp vụ của lực lượng.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về đấu tranh chống buôn lậu, GLTM và hàng giả.

Tiếp tục triển khai Kế hoạch của Bộ trưởng Bộ Công thương về tổ chức tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại trên thị trường tham gia đấu tranh chống buôn lậu, GLTM, hàng giả bằng các hình thức đa dạng, thiết thực; thực hiện ký cam kết không kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng và kiểm tra đối với những cơ sở kinh doanh đã ký cam kết và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

Đưa nhiệm vụ tuyên truyền phổ biến pháp luật kết hợp với công tác kiểm tra, xử lý vi phạm vào chương trình công tác hàng năm để các đơn vị chủ động thực hiện, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của đơn vị.

Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phù hợp với đặc thù từng địa phương, để mọi đối tượng có thể dễ dàng tiếp cận, ghi nhớ được những nội dung cần chuyển tải, góp phần đảm bảo cả chiều rộng và chiều sâu của công tác tuyên truyền.

Xây dựng kế hoạch tuyên truyền thường xuyên và chuyên đề về các hoạt động của lực lượng QLTT. Phối hợp với các cơ quan truyền thông tuyên truyền theo chuyên đề vào các đợt cao điểm kiểm tra dịp Lễ, Tết, kỷ niệm ngày thành lập ngành...

Tổng kết công tác QLTT năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 - Hình 4

Các đại biểu ấn nút khai trương Cổng thông tin điện tử QLTT

Tại hội nghị, Tổng cục QLTT đã chính thức khai trương Cổng thông tin điện tử và hệ thống quản lý văn bản điện tử, nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả trong các hoạt động của lực lượng QLTT.

Nguyễn Kiên

Bài liên quan

Tin mới

Xử phạt hành chính 9 cơ sở y tế tư nhân tại Hà Tĩnh
Xử phạt hành chính 9 cơ sở y tế tư nhân tại Hà Tĩnh

Sở Y tế Hà Tĩnh vừa công bố kết luận kiểm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật về hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, và cung cấp dịch vụ y tế tại các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn tỉnh.

Bắt Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc vì liên quan đến Nguyễn Văn Hậu
Bắt Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc vì liên quan đến Nguyễn Văn Hậu

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt giam ông Nguyễn Văn Khước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc để điều tra hành vi nhận tiền của Nguyễn Văn Hậu.

Bắt khẩn cấp 3 đối tượng trong đường dây đánh bạc qua mạng lên đến 50 tỷ đồng
Bắt khẩn cấp 3 đối tượng trong đường dây đánh bạc qua mạng lên đến 50 tỷ đồng

Ba đối tượng ở Đà Nẵng móc nối hình thành đường dây tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng bằng hình thức cá cược thể thao. Đến thời điểm bị bắt, các đối tượng đã giao dịch số tiền khoảng 50 tỷ đồng.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị: Phá đường dây tổ chức đưa người xuất cảnh trái phép
Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị: Phá đường dây tổ chức đưa người xuất cảnh trái phép

Ngày 23/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị vừa triệt phá đường dây tổ chức đưa người khác xuất cảnh trái phép sang Lào.

Điểm mặt loạt công trình trọng điểm thay đổi diện mạo khu Đông TP.HCM 2 năm tới
Điểm mặt loạt công trình trọng điểm thay đổi diện mạo khu Đông TP.HCM 2 năm tới

Hầu hết các dự án hạ tầng trọng điểm của TP.HCM đang và sắp triển khai trong giai đoạn 2024-2025 đều đi qua khu Đông. Điều này không chỉ mở toang kết nối, thúc đấy kinh tế phát triển mạnh mẽ mà còn thổi bùng làn sóng an cư và tăng giá bất động sản.

Hải Phòng tổ chức giám sát thực hiện các quy định, chính sách trong quản lý, phát triển công nghiệp Tràng Duệ
Hải Phòng tổ chức giám sát thực hiện các quy định, chính sách trong quản lý, phát triển công nghiệp Tràng Duệ

Sáng 23/4, Đoàn giám sát Chuyên đề của HĐND TP. Hải Phòng giám sát về việc thực hiện các quy định, cơ chế, chính sách trong quản lý, phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố tại KCN Tràng Duệ (huyện An Dương). Đồng chí Bùi Đức Quang, Ủy viên Thành ủy, Phó Chủ tịch HĐND TP. Hải Phòng chủ trì buổi giám sát. Cùng đi có đại diện lãnh đạo các Ban của HĐND thành phố và một số Sở, ngành liên quan.