Trong kỳ 2 tháng Tám, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 3,97 tỷ USD. Tính chung 8 tháng đầu năm Việt Nam xuất siêu 5,49 tỷ USD.

Ảnh internet
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu cả năm 2022 sẽ đạt trên 700 tỷ USD. Ảnh internet.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho rằng: Xuất nhập khẩu đạt được kết quả này là do Chính phủ đã quyết tâm mở cửa trở lại các hoạt động kinh tế từ quý IV/2021, tạo động lực cho các ngành sản xuất, dịch vụ đã tranh thủ đáp ứng các yêu cầu của thị trường thế giới để đẩy mạnh xuất khẩu.

Với việc cán cân thương mại đang nghiêng về chiều xuất siêu, ông Trần Thanh Hải nhận định "Là dấu hiệu rất tốt, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang bị ảnh hưởng khá rõ của việc suy thoái cũng như lạm phát tại một số thị trường lớn". 

"Việc suy thoái và lạm phát có thể gây ra biến động về tỉ giá, ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu. Lạm phát cũng khiến nhu cầu về tiêu dùng của nhiều thị trường thắt chặt hơn.

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu cả năm 2022 sẽ đạt trên 700 tỷ USD. Ảnh internet
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu cả năm 2022 sẽ đạt trên 700 tỷ USD. Ảnh internet.

Trong bối cảnh như vậy thì việc chúng ta đạt được mức xuất siêu như hiện nay là yếu tố rất tốt để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô cũng như động lực để đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu trong những tháng cuối năm", ông Trần Thanh Hải nhìn nhận.

Mức tăng trưởng của nhiều ngành hàng, trong đó có ngành dệt may khá tốt. Dệt may cũng là ngành đang kỳ vọng có những bứt phá và đạt được kim ngạch xuất khẩu khoảng 45 tỷ USD trong năm nay.

Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, ông Trần Thanh Hải cho rằng: Nhiều khả năng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả năm 2022 sẽ đạt trên 700 tỷ USD. Cán cân thương mại có thể duy trì xuất siêu và xuất nhập khẩu sẽ vượt mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đã đặt ra là tăng 7-8%.

Nguyễn Vân Quỳnh (t/h)