Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

TOP 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam - Bài 9: Petrovietnam - chặng đường phát triển mới

Giá trị thương hiệu của Việt Nam đã tăng vọt, vượt lên 33/121 quốc gia, theo Brand Finance, tiến lên 1 bậc so 2022. Báo cáo mới của Bộ Công Thương gửi lên Thủ tướng Chính phủ, đã phản ánh sự thành công của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2023.

Bài 9: Petrovietnam - chặng đường phát triển mới

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu và trong nước có nhiều khó khăn, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tiếp tục duy trì ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, qua đó hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu sản lượng và tài chính trong 8 tháng năm 2024.

Kiến tạo những giá trị to lớn

Sau gần nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã từng bước phát triển, kiến tạo những giá trị to lớn, đồng hành cùng sự phát triển của đất nước.

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam

Sau khi đất nước được thống nhất, ngày 3/9/1975, Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam (tiền thân của Petrovietnam) được thành lập. Kể từ ngày đặc biệt đó, đã đánh dấu ngành dầu khí bước sang một trang mới, mở đầu cho công cuộc xây dựng và phát triển Petrovietnam trở thành tập đoàn kinh tế trụ cột, đồng hành phát triển cùng đất nước suốt nửa thế kỷ qua.

Sự ra đời của Petrovietnam, không chỉ hiện thực hóa mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh - sinh thời về “xây dựng một ngành dầu khí mạnh”; mà còn là niềm tin của các thế hệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và của chính Nhân dân Việt Nam về một ngành kinh tế có thể là “đầu tàu” của nước nhà, trong những giai đoạn phát triển mới.

Công tác truyền thông được thực hiện đồng bộ, hiệu quả - đã giúp dư luận xã hội ngày càng hiểu, chia sẻ hơn đối với hoạt động của ngành dầu khí

Kể từ những ngày đầu thành lập đến nay, Petrovietnam đã đi từ “không” đến “có”:

Làm chủ khoa học & công nghệ tiên tiến nhất;

Xây dựng được hệ thống công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, đồng bộ, từ tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí đến phát triển công nghiệp khí - điện - chế biến và dịch vụ dầu khí chất lượng cao;

Hình thành đội ngũ gần 60.000 người lao động có năng lực chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật, sự chuyên nghiệp, sáng tạo, thật sự làm chủ khoa học & công nghệ hiện đại, phức tạp của ngành - vươn tới toàn cầu.

Kể từ khi tìm thấy dầu từ mỏ Bạch Hổ (năm 1986) đến nay, Petrovietnam đã khai thác tổng cộng hơn 650 triệu tấn quy dầu. Những giọt “vàng đen” từ lòng đất - đã giúp Việt Nam vượt qua giai đoạn đầu thời kỳ Đổi mới vô cùng khó khăn, thách thức.

Đó là những giá trị - vừa mang ý nghĩa vật chất, vừa mang giá trị tinh thần đối với đất nước, trong giai đoạn Việt Nam lâm vào hoàn cảnh bị bao vây cấm vận, khủng hoảng kinh tế - xã hội. Hoạt động thăm dò khai thác dầu khí ở thềm lục địa, cũng đã góp phần quan trọng bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.

Với sự phát triển đồng bộ của chuỗi công nghiệp dầu khí, Petrovietnam đã trở thành nòng cốt, hạt nhân trong việc hình thành các khu công nghiệp tập trung tại các địa phương: Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai - Hiệp Phước, Cà Mau, Dung Quất - Quảng Ngãi, Vũng Áng - Hà Tĩnh, Nghi Sơn - Thanh Hóa...

Sự đầu tư đồng bộ, đã làm thay đổi căn bản cơ cấu kinh tế, mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách quốc gia, cơ bản đáp ứng yêu cầu về năng lượng, phân bón của cả nước. Các công trình như Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau… vẫn đang hoạt động hiệu quả, không những về mặt kinh tế, mà có đóng góp to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và từng vùng, địa phương nơi có dự án vận hành.

Những dự án - công trình mang tầm cỡ khu vực - là một thực tế chứng minh rõ nét cho trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, kỹ sư dầu khí Việt Nam, là tiền đề quan trọng đẩy mạnh việc xuất khẩu dịch vụ dầu khí ra nước ngoài.

Petrovietnam cũng là tập đoàn kinh tế tiên phong trong hợp tác quốc tế và mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Tập đoàn đang triển khai thực hiện hoạt động dầu khí tại nhiều quốc gia trên thế giới; xây dựng được thương hiệu uy tín trong nước và quốc tế với trình độ khoa học & công nghệ tương đồng với các nước phát triển, có quy mô lớn và năng lực cạnh tranh cao.

Petrovietnam là doanh nghiệp Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng nhất, có đội ngũ cán bộ khoa - học kỹ thuật, công nghệ và quản lý, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao và đặc thù, không ngừng lớn mạnh cả về chất và lượng.

Bên cạnh việc đảm bảo an toàn khai thác nguồn tài nguyên quý giá dầu khí của Tổ quốc, các sản phẩm chủ lực của Petrovietnam như dầu thô, xăng dầu, khí thiên nhiên, khí hóa lỏng, điện, đạm… là những sản phẩm thiết yếu, đã tham gia vào mọi hoạt động đời sống của đất nước với một tỷ trọng lớn, góp phần quan trọng cho sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trong đó, Petrovietnam đảm bảo cung ứng 75% xăng dầu, 90% khí đốt, trên 10% điện năng cho nhu cầu trong nước.

Song song đó là việc đảm bảo an ninh lương thực, thông qua cung cấp 70% phân đạm.

Petrovietnam cũng bảo đảm an ninh kinh tế, giữ vai trò đầu tàu, dẫn dắt và tạo động lực phát triển, đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước và tăng trưởng GDP, góp phần bảo đảm an ninh chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Đặc biệt, Petrovietnam là doanh nghiệp phi tài chính duy nhất tại Việt Nam có quy mô tài sản trên 1 triệu tỷ đồng; vốn chủ sở hữu hơn 530.000 tỷ đồng (23 tỷ USD). Petrovietnam được Fitch Ratings, tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới liên tục xếp hạng tín nhiệm mức BB+, phản ánh chính xác về tình hình kinh doanh và tài chính vững mạnh của tập đoàn.

Với tiềm lực, khả năng của mình, trong xu thế phát triển mới của ngành năng lượng, Petrovietnam là doanh nghiệp lãnh trọng trách tiên phong trong việc đầu tư, phát triển khai thác, sử dụng các dạng năng lượng mới, năng lượng tái tạo trong tương lai như hydrogen, amonia, điện gió ngoài khơi...

Giữ vững đà tăng trưởng mạnh mẽ

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã nỗ lực tìm kiếm những động lực và giải pháp mới, duy trì kết quả sản xuất, kinh doanh trong 8 tháng đầu năm 2024.

Trong tháng 8/2024, kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm, đối mặt với những thách thức lãi suất, lạm phát và cảnh báo những yếu tố không ổn định.

Trước những thách thức, cũng như cơ hội của thị trường, Petrovietnam đã nỗ lực triển khai các giải pháp quản trị, điều hành hiệu quả để tận dụng cơ hội, giảm thiểu tác động bất lợi, tiếp tục ghi nhận kết quả sản xuất kinh doanh tích cực, cùng nhiều sự kiện, dấu mốc quan trọng.

Liên danh PTSC - Sembcorp đón nhận Giấy phép khảo sát các dự án năng lượng tái tạo ngoài khơi

Trong tháng 8/2024, hầu hết các chỉ tiêu sản xuất trọng yếu của Petrovietnam đều hoàn thành vượt mức kế hoạch tháng từ 6,3 - 28,2%.

Tính chung 8 tháng năm 2024, hầu hết chỉ tiêu sản xuất của Petrovietnam đều hoàn thành vượt mức kế hoạch từ 2,7 - 29,2%, tăng từ 2,5 - 26,8% so cùng kỳ 2023.

Về chỉ tiêu sản xuất, sản lượng khai thác dầu thô toàn tập đoàn, tháng 8, đạt 833.000 tấn, vượt 28,2% so kế hoạch  tháng. Lũy kế 8 tháng, đạt 6,64 triệu tấn, vượt 20,2% kế hoạch 8 tháng.

Sản lượng khai thác khí toàn tập đoàn, tháng 8 và 8 tháng đầu năm, lần lượt đạt 450 triệu m3, vượt 19,7% kế hoạch tháng và 4,41 tỉ m3, vượt 29,2% kế hoạch 8 tháng. Sản xuất điện toàn tập đoàn, tháng 8, đạt 2,01 tỷ kWh, tăng 11,4% so tháng 7; lũy kế 8 tháng, đạt 19,23 tỷ kWh, tăng 20,1% so cùng kỳ 2023.

PVOIL luôn đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong bất kỳ hoàn cảnh nào

Nhờ tăng trưởng sản xuất, kinh doanh tích cực, tổng doanh thu toàn tập đoàn, 8 tháng, ước đạt 650,4 nghìn tỷ đồng, vượt 34% kế hoạch 8 tháng, tăng 13% so cùng kỳ 2023; nộp ngân sách nhà nước toàn tập đoàn, ước đạt 96,5 nghìn tỷ đồng, vượt 49% kế hoạch 8 tháng, tăng 7% so cùng kỳ 2023. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất tập đoàn, ước đạt trên 35,5 nghìn tỷ đồng, vượt 84% kế hoạch 8 tháng.

Bên cạnh kết quả sản xuất, kinh doanh, Petrovietnam còn đóng góp tích cực vào công tác an sinh xã hội với giá trị thực hiện an sinh xã hội trong 8 tháng qua là 469 tỷ đồng.

Petrovietnam phát huy tinh thần văn hóa nghĩa tình dầu khí, tích cực ủng hộ, hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây ra. Con số huy động đóng góp đến nay đạt xấp xỉ 40 tỷ đồng.

Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 – dự án “hồi sinh” sau nhiều năm triển khai

Trong 8 tháng đầu năm, các khối/lĩnh vực hoạt động của Petrovietnam, tiếp tục có nhiều nỗ lực để bổ sung các động lực mới, hướng tới hoàn thành cao nhất mục tiêu quản trị năm 2024.

Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) dự báo, công tác thăm dò, gia tăng trữ lượng sẽ vượt mức kế hoạch đề ra. Công tác phát triển mỏ, dự án mới được triển khai tích cực.

Ở khối Khí - Điện - Đạm, đại diện PV GAS thông tin, sản lượng khí về bờ giảm, do huy động điện khí thấp; tuy nhiên, kinh doanh khí ngoài điện tăng trưởng khá tốt. PV GAS cũng vừa bổ sung sản phẩm LNG ra thị trường phía bắc. Kinh doanh quốc tế đạt tăng trưởng tích cực.

Chuyến tàu LNG nhập khẩu đầu tiên cập cảng LNG Thị Vải 1 triệu tấn

Petrovietnam và các đơn vị thành viên  tích cực đóng góp hoàn thiện cơ chế, chính sách cho hoạt động, như: Góp ý Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có cơ chế cho điện khí LNG để giảm thiểu rủi ro đầu tư cho doanh nghiệp; các vấn đề liên quan đến thuế giá trị gia tăng với mặt hàng phân bón nhằm tạo sự cạnh tranh công bằng với các doanh nghiệp nước ngoài…

Đánh giá hoạt động sản xuất, kinh doanh tháng 8 và 8 tháng đầu năm của Petrovietnam, Tổng giám đốc Tập đoàn Lê Ngọc Sơn nhìn nhận những điểm lạc quan về kinh tế vĩ mô trong nước tích cực, triển vọng GDP cả năm tăng trưởng từ 6 - 6,5%. Chính phủ đã có nhiều cơ chế, chính sách đột phá, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.

Song, Tổng giám đốc Lê Ngọc Sơn cũng nhận định, những khó khăn từ tình hình kinh tế thế giới và hậu quả của cơn bão số 3 trong nước - là trở ngại lớn. Những khó khăn đó, sẽ là thách thức đối với hoàn thành kế hoạch quản trị năm 2024 của tập đoàn.

Người lao động thi công chân đế điện gió ngoài khơi tại cảng PTSC

Do đó, Petrovietnam cần phải tập trung xây dựng kế hoạch quản trị rủi ro, đồng thời có sự phân bổ phù hợp với việc thực hiện kế hoạch của các doanh nghiệp thành viên và từng lĩnh vực cụ thể.

Tổng giám đốc Lê Ngọc Sơn chỉ đạo quản trị rủi ro dòng tiền, xử lý các vấn đề tồn đọng như công nợ, tăng vốn điều lệ, chia cổ tức; rà soát, thúc đẩy giải ngân đầu tư, đánh giá rõ hơn về các nguyên nhân chủ quan để tìm giải pháp khắc phục…

Nhận định tình hình những tháng cuối năm 2024 còn nhiều khó khăn, thách thức, Chủ tịch Hội đồng thành viên Petrovietnam Lê Mạnh Hùng chỉ đạo, tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tối ưu hơn nữa công tác quản trị doanh nghiệp, tăng cường các chuỗi liên kết, gia tăng chuỗi giá trị dầu khí; từ đó, giảm thiểu tác động tiêu cực, chặn đà suy giảm và giữ được đà tăng trưởng.

Người lao động trên công trình khí

Petrovietnam đã xây dựng kế hoạch, hành động và tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng, triển khai xây dựng Chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn 2050; tạo thuận lợi cho phát triển nhanh và bền vững ngành dầu khí, thúc đẩy hình thành các trung tâm năng lượng quốc gia.

Ngày 12/8/2024, Tổng giám đốc Petrovietnam đã ban hành Chỉ thị số 5755/CT-DKVN nhằm bảo đảm hoàn thành kế hoạch quản trị năm 2024 của tập đoàn. Theo đó, mục tiêu được Petrovietnam đặt ra trong những tháng còn lại của năm dó là: Nỗ lực phấn đấu hoàn thành cao nhất kế hoạch quản trị năm 2024; thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng và phát triển; đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thích ứng với xu thế mới

Trong những năm gần đây, ngành năng lượng nói chung và dầu khí nói riêng, liên tiếp trải qua các biến động, bước ngoặt lớn, trước yêu cầu về giảm phát thải carbon, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và bền vững - được nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, cam kết thực hiện.

Toàn bộ hoạt động trong lĩnh vực năng lượng hiện tại và tương lai, đều hướng tới một nền kinh tế phát thải carbon thấp và tiến đến trung hòa carbon. Ðiều này, tạo sức ép lớn, buộc các công ty dầu khí trên toàn cầu phải chuyển đổi mô hình kinh doanh.

Trước bối cảnh đó, Petrovietnam đã có những định hướng, bước chuẩn bị để chuyển dịch nhằm phát triển nhanh và bền vững, thích ứng với xu thế mới với mục tiêu “Xây dựng và phát triển Petrovietnam thành tập đoàn công nghiệp - năng lượng hàng đầu đất nước và khu vực; có vị trí và vai trò nòng cốt trong việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia”.

Ngày 24/4/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 76-KL/TW, định hướng, củng cố và mở đường cho thực hiện Chiến lược phát triển của ngành dầu khí nói chung và Petrovietnam nói riêng, trên chặng đường mới.

Có thể khẳng định, để thực hiện chiến lược này, Petrovietnam hoàn toàn có cơ sở vững chắc, đủ nguồn lực và có nhiều điểm mạnh - giúp cho quá trình chuyển dịch được thực hiện nhanh, bền vững, nâng cao hiệu quả, tiết kiệm. Điều đó, dựa vào những căn cứ thực tiễn:

Năng lực tài chính mạnh; có sự liên kết tương hỗ trong chuỗi giá trị dầu khí, thông qua 5 lĩnh vực chính (tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí; công nghiệp khí; chế biến dầu khí; công nghiệp điện và năng lượng tái tạo; dịch vụ kỹ thuật dầu khí chất lượng cao);

Dầu khí là ngành kinh tế - kỹ thuật có trình độ khoa học & công nghệ, hàm lượng chất xám và tính hội nhập quốc tế cao;

Petrovietnam có quan hệ hợp tác rộng rãi, đa phương với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực năng lượng nên có cơ hội hợp tác, hấp thu tri thức, công nghệ về chuyển dịch năng lượng;

Tập đoàn có thể tận dụng kinh nghiệm, cơ sở hạ tầng từ chuỗi giá trị dầu khí (hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng tàng trữ, chế biến, phân phối, kinh nghiệm xây dựng, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình dầu khí trên bờ, ngoài khơi…) có nhiều điểm tương đồng với yêu cầu phát triển của các nguồn năng lượng mới đòi hỏi suất đầu tư lớn, trình độ khoa học - kỹ thuật, nguồn nhân lực chất lượng cao với khả năng quản lý, vận hành các dự án, công trình lớn, phức tạp…

Tính đến ngày 31/12/2023, tổng tài sản hợp nhất của Petrovietnam đạt hơn 1 triệu tỷ đồng (tương đương khoảng 43 tỷ USD); vốn chủ sở hữu hơn 530.000 tỷ đồng (23 tỷ USD); tổng doanh thu bình quân hằng năm tương đương khoảng 9 - 10% GDP của cả nước; nộp ngân sách nhà nước hằng năm đạt 9 - 9,5% tổng thu ngân sách của cả nước.

Petrovietnam được Fitch Rating - tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới liên tục xếp hạng tín nhiệm mức BB+ (năm 2023); phản ánh chính xác về tình hình kinh doanh và tài chính vững mạnh của Petrovietnam.

Hiện tại, sản lượng khai thác dầu thô trong nước của Petrovietnam, đạt 7,5 - 8,5 triệu tấn/năm; sản lượng khí đạt 6 - 8 tỷ m3/năm. Hằng năm, Petrovietnam cung cấp trên 13,5 triệu tấn xăng dầu các loại, đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xăng dầu trong nước; cung cấp 1,8 triệu sản phẩm hóa dầu; cung cấp 1,6 - 1,7 triệu tấn phân đạm, đáp ứng 70 - 80% nhu cầu phân đạm trong nước (khoảng 2 triệu tấn/năm). 

Petrovietnam đang vận hành thương mại 9 nhà máy điện với tổng công suất 6.600 MW (tương đương 8,5% tổng công suất lắp đặt hệ thống điện quốc gia).

Thương hiệu Tổng công ty CP Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PTSC) rạng danh không chỉ ở thị trường trong nước, mà còn khẳng định được uy tín trên thị trường quốc tế, được biết đến với nhiều thành tựu đáng tự hào

Các sản phẩm chủ lực của Petrovietnam như dầu thô, xăng dầu, khí thiên nhiên, khí hóa lỏng, điện, đạm… đã tham gia vào mọi hoạt động đời sống của đất nước với tỷ trọng lớn; góp phần quan trọng cho ổn định, phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, an ninh lương thực, an ninh kinh tế và tham gia bảo vệ chủ quyền quốc phòng, an ninh trên biển.

Những nền tảng, lợi thế quan trọng

Petrovietnam sở hữu:

Hệ thống cơ sở hạ tầng công nghiệp dầu khí lớn mạnh, đồng bộ chuỗi khép kín, hoàn chỉnh ở tất cả các khâu;

Hình thành nên đội ngũ gần 60.000 người lao động có năng lực chuyên môn cao, được đào tạo, trang bị kiến thức về công nghệ, quản lý dự án, quản trị rủi ro, tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn, môi trường;

Tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật, sự chuyên nghiệp, sáng tạo, thật sự làm chủ khoa học & công nghệ hiện đại, phức tạp của ngành và vươn ra thế giới.

Người lao động trên công trình khí

Petrovietnam thường xuyên cập nhật, áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, tiệm cận trình độ thế giới trong hoạt động; nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới; tìm kiếm cơ hội đầu tư các dự án mới tiềm năng;

Petrovietnam luôn không ngừng cải tiến kỹ thuật, cải hoán các nhà máy, công trình hiện hữu nhằm tối ưu hóa công suất, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, giúp giảm giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả. 

Trong 15 năm qua, toàn tập đoàn nhận 10 giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng nhà nước về khoa học & công nghệ; cùng nhiều giải thưởng sáng tạo uy tín khác. Những công trình, đều xuất phát từ thực tiễn sản xuất, kinh doanh và được ứng dụng, phát huy hiệu quả trong hoạt động của tập đoàn.

Petrovietnam cũng thường xuyên kết nối, hợp tác nghiên cứu với các đối tác, tập đoàn lớn trên thế giới nhằm đón đầu và chuẩn bị cho xu hướng chuyển dịch năng lượng đang diễn ra mạnh mẽ; chủ động và đẩy mạnh các chương trình nghiên cứu khoa học, xây dựng lộ trình phát triển về năng lượng tái tạo và năng lượng mới (điện gió ngoài khơi, hydrogen, amoniac xanh), thu giữ và chuyển hóa CO2.

Các doanh nghiệp trực thuộc và thành viên của Petrovietnam như Vietsovpetro, PVEP, PV GAS, BSR, PVOIL, PV Power, PVFCCo, PVCFC, PTSC, PV Drilling, PVTrans… đều được biết đến là những doanh nghiệp mạnh, hoạt động hiệu quả, có vị trí hàng đầu, dẫn dắt trong các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đất nước.

Ðó là những nền tảng, cơ sở vững chắc và lợi thế so sánh rất lớn của Petrovietnam trên hành trình chuyển đổi thành tập đoàn công nghiệp năng lượng quốc gia; giúp Petrovietnam đủ điều kiện thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược, cũng như tăng khả năng chịu đựng, thích ứng và vượt qua mọi khó khăn, biến động trong quá trình thực hiện chiến lược.

Trước bối cảnh hiện nay, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam  đã có những định hướng, bước chuẩn bị để chuyển dịch nhằm phát triển nhanh và bền vững, thích ứng với xu thế mới với mục tiêu “Xây dựng và phát triển Petrovietnam thành tập đoàn công nghiệp - năng lượng hàng đầu đất nước, khu vực; có vị trí và vai trò nòng cốt trong việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia”.

Đặc biệt, tập đoàn có thể tận dụng kinh nghiệm, cơ sở hạ tầng từ chuỗi giá trị dầu khí như hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng tàng trữ, chế biến, phân phối, kinh nghiệm xây dựng, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình dầu khí trên bờ, ngoài khơi…

Trong những năm qua, Petrovietnam đã chủ động nghiên cứu, xây dựng lộ trình phát triển mới, dựa trên việc phát huy các lợi thế sẵn có của ngành dầu khí để phát triển các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo, đặc biệt như điện gió ngoài khơi, điện gió ven biển; nhập khẩu, cung ứng LNG.  

Petrovietnam phát triển điện khí; sản xuất thiết bị năng lượng; phân phối pin lưu trữ, trạm sạc cho xe điện; thúc đẩy phát triển các dạng năng lượng sạch như hydrogen, amoniac và các sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao cho thị trường; nâng cao chất lượng dịch vụ dầu khí, tham gia chuỗi giá trị năng lượng mới, năng lượng tái tạo.

Tự tin tiên phong thời đại 5.0

Song song với các định hướng đề ra, Petrovietnam đã triển khai các chương trình nghiên cứu khoa học dài hạn, phục vụ cho hoạt động của tập đoàn.

Các đơn vị trực thuộc chủ động xây dựng chương trình nghiên cứu ở những lĩnh vực thế mạnh, phù hợp với định hướng chuyển dịch, chiến lược phát triển của đơn vị; chủ động cập nhật, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch dài hạn, phù hợp với xu hướng mới.

Kỹ sư kiểm tra thiết bị tại Nhà máy Lọc dầu Dung Quất

Không chỉ dừng lại ở sự nghiên cứu, chuẩn bị, Petrovietnam đã từng bước tham gia và có những thành công ban đầu trong chuyển dịch theo xu hướng mới.

Các đơn vị trong tập đoàn cũng đã và đang tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng, thúc đẩy hợp tác, nghiên cứu với các đối tác trong nước và quốc tế để thực hiện các định hướng chiến lược.

Trên tinh thần “Một đội ngũ, một mục tiêu”, toàn tập đoàn cùng đồng hành để hiện thực hóa mục tiêu phát triển Petrovietnam trở thành tập đoàn công nghiệp năng lượng quốc gia.

Có thể nói, trong suốt quá trình phát triển, Petrovietnam luôn đi đầu trong đóng góp cho nền kinh tế và hỗ trợ đắc lực cho Chính phủ bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, an ninh biển đảo của Tổ quốc.

Với vai trò, vị thế và sứ mệnh “Năng lượng cho sự phát triển” - Petrovietnam sẵn sàng và tự tin tiên phong trong xu thế mới để chuyển dịch thành công thành tập đoàn công nghiệp năng lượng quốc gia; đóng vai trò quan trọng vào việc thực hiện chiến lược năng lượng quốc gia, đồng bộ, đồng hành với các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của đất nước.

Giám sát, kiểm tra vận hành của hệ thống tại phân xưởng 

Trên cơ sở nguồn lực và định hướng phát triển, cùng với việc tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh hiện có, thúc đẩy hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí để tận dụng nguồn tài nguyên dầu khí của quốc gia, trong những năm qua, Petrovietnam đã chủ động nghiên cứu, xây dựng lộ trình phát triển mới, dựa trên việc phát huy các lợi thế sẵn có của ngành dầu khí để phát triển các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo.

Trong đó, phải kể đến: Điện gió ngoài khơi; điện gió ven biển; nhập khẩu, cung ứng LNG; phát triển điện khí; sản xuất thiết bị năng lượng; phân phối pin lưu trữ, trạm sạc cho xe điện; thúc đẩy phát triển các dạng năng lượng sạch như hydrogen, amoniac và các sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao cho thị trường; nghiên cứu triển khai các dự án thu giữ, sử dụng và lưu trữ carbon (CCS/CCUS); nâng cao chất lượng dịch vụ dầu khí, tham gia chuỗi giá trị năng lượng mới, năng lượng tái tạo.

Bên cạnh các định hướng, Petrovietnam đã triển khai các chương trình nghiên cứu khoa học dài hạn phục vụ cho hoạt động của tập đoàn:

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam ứng dụng những công nghệ hiện đại nhất khai thác dầu khí

Chương trình nghiên cứu cơ bản bổ sung, nghiên cứu ứng dụng đánh giá tiềm năng, gia tăng trữ lượng dầu khí bằng công nghệ mới và các giải pháp kỹ thuật công nghệ tiên tiến để phát triển, khai thác các mỏ dầu khí bảo đảm hiệu quả kinh tế;

Chương trình nghiên cứu, phát triển sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, phân phối và sử dụng hiệu quả hydro;

Chương trình phát triển và ứng dụng công nghệ thu hồi, cùng với đó, tích trữ và sử dụng CO2 tại các cơ sở sản xuất của tập đoàn;

Chương trình phát triển sản xuất và ứng dụng các sản phẩm hóa chất và hóa dầu mới, vật liệu tiên tiến và nhiên liệu sạch từ các nguồn nguyên liệu trong nước, có thị trường lớn, có khả năng xuất khẩu và biên lợi nhuận cao…

Các đơn vị trong Petrovietnam cũng chủ động xây dựng chương trình nghiên cứu ở những lĩnh vực thế mạnh, phù hợp với định hướng chuyển dịch, chiến lược phát triển của đơn vị…

Bộ Công Thương:

“Kết quả đạt được, thể hiện tốc độ phát triển của các thương hiệu hàng đầu Việt Nam khi đã có những cải tiến vượt bậc, cả về giá trị thương hiệu và chỉ số sức mạnh thương hiệu, từ đó nâng cao vị thế vững chắc trong bảng xếp hạng.

Các doanh nghiệp thương hiệu quốc gia Việt Nam đang từng bước bắt kịp với xu thế toàn cầu, đầu tư vào giá trị vô hình trong đơn vị - tiêu biểu là giá trị thương hiệu - để từ đó, góp phần đáng kể trong việc gia tăng giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Dựa trên báo cáo của Brand Finance năm 2023, giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam đã tăng mạnh trong các ngành viễn thông, ngân hàng, thực phẩm”.

Tổng giám đốc Lê Ngọc Sơn:

“Petrovietnam tập trung quản trị biến động; bám sát kịch bản tăng trưởng của đất nước và tình hình vĩđđưa ra các giải pháp quản trị, điều hành hiệu quả trong các tháng tiếp theo của năm 2024. 

Tập đoàn tăng cường quản trị sản xuất; chủ động rà soát, triển khai công tác đầu tư, tái cấu trúc theo kế hoạch; tham gia tích cực trong đề xuất sửa đổi, tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách cho hoạt động, xây dựng các dự án luật liên quan đến hoạt động, cũng như trong thực hiện nhiệm vụ liên quan đến triển khai Nghị quyết số 41-NQ/TW và Kết luận số 76-KL/TW của Bộ Chính trị”...

Hưởng ứng lời kêu gọi của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lời phát động của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn đã thay mặt tập thể lãnh đạo, cán bộ, nhân viên, người lao động Tập đoàn ủng hộ 20 tỷ đồng. Số tiền này, sẽ được Petrovietnam trao trực tiếp tới các địa phương, kịp thời khắc phục hậu quả do bão số 3, giúp đồng bào nhanh chóng ổn định cuộc sống.

Ngày 10/9, Petrovietnam đã phát động trong toàn tập đoàn, quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 gây ra. Đồng thời, Đoàn công tác của tập đoàn đã trực tiếp tới thăm hỏi, động viên, trao ủng hộ hỗ trợ đồng bào, Nhân dân tỉnh Yên Bái.

Bài sau (bài cuối): Vietinbank - động lực tăng trưởng bền vững

Thủy Hương

 

  

Bài liên quan

Tin mới

Thanh Hóa sơ tán khẩn cấp hàng chục hộ dân do lũ lớn
Thanh Hóa sơ tán khẩn cấp hàng chục hộ dân do lũ lớn

Để đảm bảo an toàn cho người dân, chính quyền địa phương huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa đã di dời, sơ tán khẩn cấp hàng chục hộ dân trước nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.

Thổng thống Erdoğan: Cách tiếp cận dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi
Thổng thống Erdoğan: Cách tiếp cận dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ  Erdoğan nhấn mạnh, việc tăng cường hợp tác với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương là một bước đi tự nhiên. Ông kêu gọi một cách tiếp cận chính sách dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi.

Mực nước sông Mã đang lên, Thanh Hóa phát công điện cảnh báo lũ
Mực nước sông Mã đang lên, Thanh Hóa phát công điện cảnh báo lũ

Vào hồi 16h30 ngày 22/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hoá đã phát đi Công điện số 21 cảnh báo lũ trên sông Mã tới Chủ tịch UBND các huyện, thành phố: Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc, Yên Định, Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, TP. Thanh Hóa, TP. Sầm Sơn.

Xuất khẩu rau quả tăng mạnh chưa từng thấy
Xuất khẩu rau quả tăng mạnh chưa từng thấy

Theo báo cáo sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, tính tới ngày 20/9, xuất khẩu rau quả tháng 9/2024 đạt trên 920 triệu USD, tăng hơn 9% so với tháng trước và tăng gần 38% so với cùng kỳ năm 2023.

Tin vui cho hàng nghìn hồ sơ đất đai đang treo tại TP. HCM
Tin vui cho hàng nghìn hồ sơ đất đai đang treo tại TP. HCM

UBND TP. HCM đã có văn bản hướng dẫn các sở, ngành, UBND TP. Thủ Đức và các quận, huyện về việc giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế liên quan đến đất đai trên địa bàn.

Lideco chi hơn 146 tỷ đồng tạm ứng cổ tức 2024 cho cổ đông, tỷ lệ 12%
Lideco chi hơn 146 tỷ đồng tạm ứng cổ tức 2024 cho cổ đông, tỷ lệ 12%

CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm – Lideco (mã NTL) mới thông báo ngày 4/10 là ngày đăng ký cuối cùng tạm ứng cổ tức năm 2024 cho cổ đông.