Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Top 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam

Trong Top 50 thương hiệu giá trị nhất năm 2018 do Brand Finance (công ty tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới) vừa công bố, 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam được vinh danh lần lượt là: Viettel, Vinamilk, VNPT, Vinhomes, Sabeco, MobiFone, Vinaphone, Vietnam Airlines, Vietinbank, BIDV.

1. Viettel

Giá trị thương hiệu của Viettel năm 2018 được định giá là 2,801 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2017.

Viettel là tập đoàn viễn thông và công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam và nằm trong Top 15 các công ty viễn thông toàn cầu về số lượng thuê bao.

Ngay từ những ngày đầu bước chân vào thị trường viễn thông, Viettel đã viết vào triết lý kinh doanh của mình: “Nền tảng cho sự phát triển của DN là một xã hội bền vững. Vì vậy, DN có trách nhiệm trích một phần lợi nhuận của mình đóng góp lại cho xã hội”.

Với sứ mệnh: “Sáng tạo vì con người”, Viettel coi khách hàng là những cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng, quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu và được phục vụ một cách riêng biệt. Chính vì vậy, Viettel liên tục đổi mới, cùng với khách hàng, sáng tạo ra những sản phẩm, dịch vụ ngày càng chất lượng và hoàn hảo.

2. Vinamilk

Giá trị thương hiệu của Vinamilk năm 2018 là 1,897 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2017.

Hơn 40 năm phát triển, Vinamlik là DN hàng đầu của ngành CN chế biến sữa. Năm 2018, toàn ngành sữa nước của Vinamilk tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường toàn quốc với khoảng 55% thị phần. Vinamilk còn nắm giữ hơn 80% thị phần sữa chua, hơn 80% thị phần sữa đặc, hơn 30% thị phần trong ngành hàng sữa bột. Vinamilk nhiều lần dẫn đầu danh sách các công ty thực phẩm uy tín và DN uy tín Việt Nam do VNR khảo sát và bình chọn.

Hiện nay, ngoài khu vực châu Á, Vinamilk vẫn tiếp tục củng cố sự hiện diện và tập trung hơn tại các thị trường quốc tế mới, đặc biệt là khu vực châu Phi, bằng việc đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu thị trường để phù hợp văn hóa địa phương, tung các sản phẩm thế mạnh (sữa bột, bột dinh dưỡng…), mở rộng hệ thống phân phối và tăng độ nhận biết thương hiệu.

Top 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam - Hình 1

3. VNPT

Giá trị thương hiệu của VNPT năm 2018 là 1,339 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2017.

VNPT vừa là nhà cung cấp dịch vụ đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của ngành bưu chính, viễn thông Việt Nam, vừa là tập đoàn có vai trò chủ chốt trong việc đưa Việt Nam trở thành một trong 10 quốc gia có tốc độ phát triển bưu chính viễn thông nhanh nhất toàn cầu.

Hiện VNPT phục vụ khoảng 30 triệu thuê bao di động, gần 10 triệu thuê bao điện thoại cố định và khoảng hàng chục triệu người sử dụng Internet.

Với chiến lược phát triển trong kỷ nguyên mới, phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển không ngừng của cuộc CMCN 4.0, VNPT đã và đang từng bước chuyển đổi từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống sang nhà cung cấp dịch vụ số (DSP), trở thành một tập đoàn kinh tế năng động, chú trọng phát triển những sản phẩm, dịch vụ, giải pháp ICT sáng tạo…, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

4. Vinhomes

Giá trị thương hiệu của Vinhomes năm 2018 là 1,182 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2017.

Vinhomes - Hệ thống căn hộ chung cư và biệt thự với dịch vụ, tiện ích đẳng cấp của tập đoàn Vingroup - cung cấp đến khách hàng một tiêu chuẩn sống đẳng cấp vượt trội mới. Đây là sự kết hợp hoàn chỉnh giữa BĐS nhà ở và hệ thống dịch vụ tiêu chuẩn cao tại những KĐT quy mô hàng đầu Việt Nam mang đẳng cấp quốc tế do Vingroup đầu tư.

Được đánh giá là thương hiệu BĐS hàng đầu Việt Nam, mỗi KĐT của Vinhomes đều được xây dựng trên nền tảng “Nơi cuộc sống hòa quyện cùng thiên nhiên” với khuôn viên cây xanh, công viên, quảng trường, mặt nước được thiết kế và bố trí tổng thể hài hòa...

5. Sabeco

Giá trị thương hiệu của Sabeco năm 2018 là 947 triệu USD, tăng 16% so với năm 2017.

Hơn 140 năm lịch sử, đến nay, thương hiệu Sabeco chiếm hơn 40% thị phần bia trong nước.

Với những nỗ lực phát triển bền bỉ và ổn định, không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm thỏa mãn sự mong đợi của người tiêu dùng, sản phẩm bia Sài Gòn đang chiếm giữ vị trí dẫn đầu trong ngành bia Việt Nam và 5 lần liên tục được công nhận là Thương hiệu quốc Gia. Bia Sài Gòn cũng đã tự hào trở thành thành viên thứ 351 tại Học viện Bia Berlin - một trong những cái nôi của văn hóa bia toàn cầu.

6. MobiFone

Giá trị thương hiệu của MobiFone năm 2018 tăng 17% so với năm 2017.

Tại Việt Nam, MobiFone là một trong ba mạng di động lớn nhất với hơn 30% thị phần. Đồng thời là nhà cung cấp mạng thông tin di động đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được bình chọn là thương hiệu được khách hàng yêu thích trong 6 năm liền.

Trong bối cảnh khó khăn nhưng MobiFone vẫn đạt lợi nhuận trước thuế năm 2018 ước 6.045 tỷ đồng, hoàn thành 100% kế hoạch năm, tăng 7,5% so với năm 2017. Đặc biệt đáng chú ý, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của MobiFone ước đạt 25,7%, hoàn thành 100% kế hoạch năm. Tổng nộp ngân sách nhà nước ước đạt 5.403 tỷ đồng.

Hiện nay, MobiFone có khoảng 4.000 cán bộ công nhân viên, như vậy, năm 2018, mỗi người MobiFone đã đóng góp cho ngân sách Nhà nước là 1,35 tỷ đồng/người/năm. Mức đóng góp ngân sách của nhân viên MobiFone được xem là khá cao so với các DN nói chung và khối DN Nhà nước nói riêng.

7. Vinaphone

Giá trị thương hiệu của Vinaphone năm 2018 tăng 15% so với năm 2017.

Công ty Dịch vụ viễn thông Vinaphone (trực thuộc Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam), hoạt động trong lĩnh vực thông tin di động, cung cấp các dịch vụ GSM, 3G, nhắn tin... và nhiều lĩnh vực khác.

Khẩu hiệu truyền thống “Không ngừng vươn xa” của Công ty VinaPhone đã đi sâu vào tâm trí khách hàng. VinaPhone “Luôn bên bạn dù bạn ở nơi đâu” - thể hiện cam kết phát triển và vươn xa để giúp khách hàng thành công hơn tại bất cứ nơi nào khách hàng đặt chân tới. Vinaphone không chỉ là cầu nối liên lạc, mà còn là cầu nối tình cảm của hàng triệu khách hàng.

8. Vietnam Airlines

Giá trị thương hiệu của Vietnam Airlines năm 2018 tăng 10% so với năm 2017.

Giữ vai trò chủ lực trong giao thông hàng không Việt Nam, không ngừng phát triển, Vietnam Airlines đã khẳng định vị thế là một hãng hàng không quốc gia có quy mô hoạt động toàn cầu và có tầm cỡ tại khu vực.

Chương trình Biểu tượng “Bông sen vàng” được giới thiệu lần đầu vào ngày 20/10/2002 đánh dấu bước khởi đầu trong việc xây dựng định hướng toàn diện về thương hiệu của Vietnam Airlines và đã đạt được nhiều thành công đáng kể trên toàn thế giới.

Cùng với sự đầu tư lớn về đội bay và nâng cấp chất lượng dịch vụ, năm 2015, Vietnam Airlines đã cho ra mắt Hệ thống nhận diện thương hiệu mới trên cơ sở kế thừa và phát huy các giá trị nhận diện sẵn có. Hệ thống mới với biểu tượng hoa sen và các yếu tố văn hóa Việt là nguồn cảm hứng chủ đạo, tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong của Vietnam Airlines trong việc giới thiệu vẻ đẹp đất nước, con người Việt Nam ra thế giới.

9. Vietinbank

Giá trị thương hiệu của Vietinbank năm 2018 tăng 10% so với năm 2017.

Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, VietinBank không chỉ theo đuổi mục tiêu kinh doanh hiệu quả và tăng trưởng lợi nhuận mà hướng đến mục tiêu gắn sự phát triển với kinh tế - xã hội của đất nước.

Năm 2018, VietinBank tập trung nguồn lực phát triển hoạt động kinh doanh theo chiều sâu, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh doanh, tăng trưởng có chọn lọc, gắn với hiệu quả. Cải thiện mạnh mẽ chất lượng dịch vụ, phát triển sản phẩm, dịch vụ hiện đại, tăng thu dịch vụ và thu ngoài lãi, cải thiện cơ cấu thu nhập. Thực hiện có kết quả đề án tái cơ cấu giai đoạn 2016 - 2020, không ngừng chuẩn hóa toàn diện mọi mặt hoạt động, phát triển cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa công nghệ thông tin, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, quản trị điều hành theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.

10. BIDV

Giá trị thương hiệu của BIDV năm 2018 tăng 8% so với năm 2017.

Tính đến 31/12/2018, BIDV tiếp tục là Ngân hàng TMCP có quy mô tổng tài sản dẫn đầu hệ thống ngân hàng Việt Nam, đạt trên 1.283.000 tỷ đồng; Mạng lưới rộng khắp với hơn 1.000 CN, PGD trên 63 tỉnh, thành cả nước với nhiều điểm giao dịch bán lẻ theo chuẩn quốc tế cùng các khu trải nghiệm dịch vụ tài chính hiện đại; Hơn 56.000 điểm kết nối ATM/POS… và nền tảng hơn 11 triệu khách hàng là các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

Trong năm 2018, BIDV đã chú trọng đẩy mạnh các kênh phân phối hiện đại theo hướng an toàn và hiện đang trở thành ngân hàng tiên phong ứng dụng các thành tựu của CMCN 4.0, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng, tiện ích của khách hàng.

BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đạt giải “Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu nhất Việt Nam 3 năm liên tiếp 2016, 2017 & 2018”; Giải thưởng “Sản phẩm dịch vụ sáng tạo tiêu biểu 2018” đối với sản phẩm BIDV Pay+ do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) kết hợp với Tổ chức Dữ liệu Quốc tế (IDG) bình chọn…

Gia Linh

Bài liên quan

Tin mới

Đổi mới để làm rõ ranh giới giữa vai trò lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý của Nhà nước
Đổi mới để làm rõ ranh giới giữa vai trò lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý của Nhà nước

"Cho nên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đặt vấn đề này thực tế đi đúng vào trọng tâm cái yếu của mình đã chỉ ra. Cái yếu này không chỉ mới đây mà cái yếu này có từ lâu. Đó là một thực tế", ông Võ Ái Dân đánh giá.

Bộ Công an đề xuất lập sàn giao dịch dữ liệu
Bộ Công an đề xuất lập sàn giao dịch dữ liệu

Trong dự thảo Luật Dữ liệu đang lấy ý kiến người dân, Bộ Công an đề xuất thành lập sàn giao dịch dữ liệu, cung cấp dịch vụ mua bán, trao đổi hợp pháp và an toàn.

Đông Anh - Hà Nội: Cận cảnh KĐT Kim Chung và Đại Mạch hơn 8.120 tỷ đang mời đầu tư
Đông Anh - Hà Nội: Cận cảnh KĐT Kim Chung và Đại Mạch hơn 8.120 tỷ đang mời đầu tư

Hà Nội đang mời đầu tư Dự án Xây dựng Khu đô thị mới G3 tại các xã Kim Chung và Đại Mạch, huyện Đông Anh, có tổng chi phí thực hiện hơn 8.120 tỷ đồng...

Làm rõ trách nhiệm những trường hợp tự ý đặt tên, gắn bảng tên đường không đúng quy định
Làm rõ trách nhiệm những trường hợp tự ý đặt tên, gắn bảng tên đường không đúng quy định

Thời gian qua, việc tự ý đặt tên đường của các tổ chức, cá nhân xuất hiện ở một số nơi trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Đây là việc không đúng thẩm quyền và còn ảnh hưởng đến công tác quản lý đô thị trên địa bàn.

Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm

Theo báo cáo tình hình kinh doanh tại CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (mã TCM), 8 tháng năm 2024, Công ty đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, tăng 35% so với cùng kỳ và vượt 18% kế hoạch năm.

Bình Dương: Sẽ khởi công xây dựng KCN sinh thái Cây Trường tại huyện Bàu Bàng
Bình Dương: Sẽ khởi công xây dựng KCN sinh thái Cây Trường tại huyện Bàu Bàng

Ngày 19/9, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp (Becamex IDC) Giang Quốc Dũng cho biết, sẽ chính thức khởi công xây dựng Khu công nghiệp sinh thái Cây Trường tại huyện Bàu Bàng (tỉnh Bình Dương) vào ngày 26/9.