Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 14: Sacombank - ngân hàng bán lẻ hiện đại

Tại Hà Nội, Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo điện tử VietNamNet, tổ chức Lễ công bố Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (PROFIT500). TH&CL giới thiệu đôi nét từng đơn vị trong danh sách này.

Sự kiện nhằm vinh danh những DN hoạt động hiệu quả, có lợi nhuận tốt, có vị thế trong ngành và đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của toàn ngành. Đáng chú ý, trong Top 10 Bảng xếp hạng Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2023, các ngân hàng giữ vị trí áp đảo!

Bài 14: Sacombank - ngân hàng bán lẻ hiện đại

Sacombank được vinh danh:“Top 10 Ngân hàng Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả Việt Nam 2024” (VIE10 - Most Innovative Banks Vietnam 2024) và “Top 100 Sản phẩm, Dịch vụ Đổi mới - Sáng tạo - Hiệu quả của năm 2024” (Product of the Year 2024) - do Báo Đầu tư phối hợp với Công ty CP Nghiên cứu kinh doanh Việt Nam (Viet Research) đánh giá và bình chọn…

Những kết quả mang nhiều ý nghĩa

Năm 2023, Ngân hàng Thương mại CP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh trọng yếu được Đại hội đồng cổ đông giao phó.

Tính đến hết năm ngoái, quy mô tổng tài sản của Sacombank đạt hơn 674 nghìn tỷ đồng, tăng 13,9% so đầu năm. Tổng huy động đạt hơn 578 nghìn tỷ đồng, tăng 11,3%, trong đó chú trọng tăng tiền gửi CASA 8,8%.

Trong năm, Sacombank đã liên tục kéo khung lãi suất huy động giảm khoảng 4% so đầu năm, mặt bằng lãi suất huy động hiện nay cao nhất chỉ xấp xỉ quanh mức 5%. Tỷ lệ CAR hợp nhất 9,11%, tỷ lệ LDR đạt 82,77%, tỷ lệ NIM 3,9%, các chỉ số ROA, ROE lần lượt đạt 1,22% và 18,30%, tăng 0,31 và 4,47%. 

Mới đây, Sacombank được Công ty CP EY Việt Nam trao chứng nhận hoàn thành triển khai chuẩn mực quản lý rủi ro theo BASEL III - trở thành ngân hàng tiếp theo tại Việt Nam áp dụng thành công bộ tiêu chuẩn quản lý rủi ro ở cấp độ cao này.

Sacombank đã tiết giảm chi phí hoạt động, thủ tục hành chính, các khoản chi không cần thiết để có dư địa giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ và đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn.

Theo đó, Sacombank đã triển khai 131,5 ngàn tỷ các gói cho vay ưu đãi lãi suất để hỗ trợ khách hàng phát triển sản xuất, kinh doanh và kích thích tăng trưởng tín dụng; trong đó, dành 56 ngàn đồng cho vay lãi suất chỉ từ 3% cho hơn 3.000 doanh nghiệp tiếp cận vốn và 75.500 tỷ đồng cho vay lãi suất chỉ từ 6% cho hơn 35.000 khách hàng cá nhân tiếp cận nguồn vốn. Nhờ đó, cho vay đạt gần 483 nghìn tỷ đồng, tăng 10%.

Cùng với khó khăn chung của nền kinh tế, nợ xấu là vấn đề khó tránh; tuy nhiên, điểm tích cực là Sacombank vẫn kiểm soát tốt và nâng cao chất lượng tài sản, trong đó tài sản có sinh lời chiếm gần 90%, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 2,1%.

Ngân hàng dành nhiều nguồn lực đầu tư vào hoạt động số hóa nhằm nắm bắt các bước tiến của thời đại và cải tiến hệ sản phẩm dịch vụ, gia tăng trải nghiệm cho khách hàng. Sacombank cũng tích cực hưởng ứng các chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong việc triển khai các giải pháp kích cầu kinh tế, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt khi tung ra hàng loạt chương trình ưu đãi miễn, giảm phí ngay từ đầu năm, trong đó, tập trung nhiều ở lĩnh vực giao dịch số.

Sacombank ghi nhận doanh số giao dịch qua kênh trực tuyến đạt hơn 6,4 triệu tỷ đồng, tăng 10% so năm trước. Tuy nhiên, chính sách miễn/giảm phí dịch vụ đã ảnh hưởng đến nguồn thu, cần thời gian để bù đắp chi phí đầu tư ban đầu.

Ngoài ra, trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường bảo hiểm, Sacombank đã tập trung chuẩn hóa hoạt động phân phối bảo hiểm độc quyền theo hướng công khai - minh bạch và tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước, nhờ đó, nguồn thu từ hoạt động này giảm so năm trước…

Xác định trải nghiệm khách hàng, bao gồm một chuỗi cảm xúc và nhận thức - được hình thành thông qua quá trình tương tác liên tục với thương hiệu; trong đó, không chỉ chất lượng sản phẩm dịch vụ, mà chất lượng chăm sóc khách hàng cũng đóng vai trò đáng kể trong việc quyết định và nâng tầm trải nghiệm.

Trên cơ sở đó, Sacombank tiên phong ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) - ra mắt Tổng đài không phím bấm đầu tiên tại Việt Nam. Cụ thể, AI được Sacombank đưa vào hotline 24/7 - 1800 5858 88 với vai trò là một trợ lý ảo thông minh, nhanh chóng nắm bắt nhu cầu của khách hàng, thông qua các từ khóa và đưa ra phản hồi chính xác bằng giọng điệu tự nhiên giống con người. Toàn bộ quá trình, khách hàng chỉ cần tương tác bằng giọng nói và không cần bấm chọn phím như thông thường.

Mặt khác, AI còn được ứng dụng vào các Chatbot hỗ trợ khách hàng trên website www.sacombank.com.vn và Fanpage Sacombank với khả năng xử lý tự động những nhu cầu thường thấy.

Có thể nói, Tổng đài không phím bấm - là sự nỗ lực lớn nhằm hướng tới mục tiêu mọi kết nối của khách hàng đến Sacombank, đều được thực hiện thông suốt và hiệu quả. Bên cạnh đó, đây còn là mảnh ghép về chăm sóc khách hàng trong lộ trình số hóa toàn diện mà Sacombank đang theo đuổi.

Song song đó, Sacombank còn triển khai nhiều phương thức thanh toán hiện đại, thông qua việc kết hợp với các Big Tech như Apple, Samsung và các tổ chức thẻ quốc tế như VISA, Mastercard, American Express... Hàng loạt sản phẩm dịch vụ “hot trend” được Sacombank đưa ra thị trường trong năm 2023 như Apple Pay, dịch vụ quét mã QR thanh toán xuyên biên giới tại Campuchia, bộ đôi thẻ Sacombank Platinum American Express với ưu đãi hoàn tiền vượt trội, thẻ tích hợp thanh toán – tín dụng tiện lợi Visa UNIQ Platinum.

Dành ưu đãi cho khách hàng

Sacombank cũng đẩy mạnh hoàn thiện mô hình ngân hàng mở (Open Banking), từ đó tăng cường liên kết với các công ty fintech, thương mại điện tử, đối tác công nghệ, thông qua các kết nối API để triển khai thêm nhiều loại hình thanh toán tiện lợi…

Mang sứ mệnh đồng hành cùng phát triển từ những ngày đầu thành lập, Sacombank luôn đặt việc triển khai các hoạt động xã hội ngang tầm với các mục tiêu kinh doanh. Ngân hàng luôn chủ động hưởng ứng các chủ trương của Chính phủ nhằm kích cầu kinh tế, thúc đẩy tín dụng xanh và xây dựng mô hình, quy trình phát triển bền vững theo bộ tiêu chuẩn ESG.

Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu

Năm ngoái, tại sự kiện Giải thưởng Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu (Vietnam Outstanding Banking Awards 2022) được tổ chức bởi Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế IDG, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số/Trung tâm Tin học và Công nghệ số (Bộ Công Thương), Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ Thông tin và Truyền thông), Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội Chứng khoán Việt Nam và Hội Truyền thông số Việt Nam, Sacombank lại tiếp tục nhận về 2 giải thưởng quan trọng:

2023 là năm thứ 11 - diễn ra Giải thưởng Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu. Giải thưởng đã xây dựng được vị thế, uy tín trong ngành ngân hàng, giúp các ngân hàng nhìn nhận, đánh giá lại kết quả hoạt động kinh doanh và thúc đẩy hoạt động truyền thông, thu hút khách hàng, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh. Hội đồng bình chọn, gồm đại diện các cơ quan quản lý, chuyên gia sâu trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và công nghệ thông tin phục vụ ngành ngân hàng.

Dành ưu đãi cho khách hàng

Sacombank được bình chọn “Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu” nhờ vào sự tăng trưởng khách hàng ổn định, cùng hệ khách hàng vượt mốc 15 triệu năm 2022, quy mô hoạt động cùng mạng lưới điểm giao dịch/ATM/POS rộng lớn; sản phẩm dịch vụ đa dạng phục vụ tối ưu nhu cầu khách hàng.  

Hiện Sacombank có hơn 250 sản phẩm dịch vụ dành cho cá nhân, doanh nghiệp. Trung bình mỗi khách hàng Sacombank sử dụng 3 sản phẩm dịch vụ trở lên. Số lượng ngân hàng và ví điện tử Sacombank liên kết chuyển khoản lần lượt là hơn 110 và 30.

Kiên định với mục tiêu trở thành “Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam”, trong những năm qua, rất nhiều công nghệ tiên tiến, đạt chuẩn quốc tế được Sacombank tiên phong triển khai và dẫn đầu, hỗ trợ đắc lực cho công tác quản trị - điều hành hoạt động của toàn hệ thống.

Ngân hàng không ngừng phát triển các sản phẩm dịch vụ tiện ích, gia tăng trải nghiệm cho khách hàng, như: Ứng dụng quản lý tài chính Sacombank Pay; dịch vụ thu hộ có đối soát tự động; phát triển mạnh mẽ các dịch vụ ngân hàng trực tuyến (Internet Banking, Mobile Banking); áp dụng công nghệ blockchain để tăng cường tính bảo mật và độ an toàn...

Sacombank đã phát triển mạnh mẽ các dịch vụ ngân hàng trực tuyến (Internet Banking, Mobile Banking), nâng cấp toàn diện ứng dụng tài chính Sacombank Pay - cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch ngân hàng mọi lúc mọi nơi; triển khai rộng rãi các giải pháp fintech như dịch vụ thanh toán không tiếp xúc. Đồng thời, Sacombank áp dụng công nghệ blockchain để tăng cường tính bảo mật và độ an toàn, giúp tăng cường trải nghiệm và tiết kiệm thời gian cho khách hàng.

Nhiều năm qua, Sacombank không ngừng đầu tư hạ tầng, áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm tạo nền tảng vững vàng cho hoạt động chuyển đổi số. Năm 2021, Sacombank thành lập Trung tâm Chuyển đổi số (Digital Transformation Center DTC) nhằm đẩy mạnh số hóa ngân hàng theo 4 yếu tố cốt lõi (Hạ tầng công nghệ, Giải pháp số hóa toàn diện, Sản phẩm - dịch vụ số, Con người và tư duy số).

Đến nay, nhiều dự án quan trọng đã được triển khai, như: Nền tảng ngân hàng số hợp kênh Omnichannel; sản phẩm - dịch vụ công nghệ cao như thẻ quốc tế tích hợp một chip Sacombank Mastercard Only One; máy giao dịch tự động; khung quản trị chất lượng dữ liệu; hệ thống kiến trúc Microservices và hệ sinh thái APIs…

Năm 2023, Sacombank đã triển khai những dự án - giải pháp quan trọng:

Khởi động Dự án Xây dựng nền tảng tự động hóa kinh doanh số với nền tảng BPA của Camunda và đơn vị triển khai là UNIT (một phần trong hành trình chuyển đổi số, tiến tới mục tiêu tự động hóa hoạt động kinh doanh của Sacombank);

Khởi động Dự án Triển khai Basel III và nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro với sự tư vấn của Công ty CP Tư vấn EY Việt Nam, nhằm tiếp tục hướng hoạt động quản trị rủi ro đến những chuẩn mực cao hơn;

Ra mắt website ngân hàng số thế hệ mới (www.sacombank.com.vn), được thiết kế dựa trên hành trình và trải nghiệm của người dùng, nội dung súc tích, giao diện hiện đại và thân thiện, giúp khách hàng nhanh chóng tra cứu, tìm hiểu thông tin và đăng ký sử dụng sản phẩm dịch vụ;

Triển khai Apple Pay đối với chủ thẻ Visa, một phương thức thanh toán dễ dàng, an toàn và riêng tư hơn, khách hàng có thể sử dụng iPhone để bảo vệ mọi giao dịch…

Hoạt động tại Sacombank

Trong hành trình theo đuổi chiến lược bán lẻ hiện đại, đa năng, cũng như không ngừng có những sáng kiến, đồng hành, sẻ chia cùng cộng đồng, 2023 là năm thứ 6 liên tiếp, Sacombank vinh dự nhận các giải thường niên danh giá, trong đó, có Giải thưởng “Ngân hàng tiêu biểu vì cộng đồng”.

Sacombank luôn tích cực phối hợp với các cơ quan ban ngành tại địa phương, trong việc tổ chức các chương trình thiện nguyện, các chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, khuyến khích tinh thần hiếu học, tinh thần sống tích cực, lành mạnh.

Nhiều năm liền, Sacombank đã triển khai các chương trình, hoạt động đầy ý nghĩa, thiết thực: Hiến máu nhân đạo “Sacombank chia sẻ từ trái tim”; học bổng dành cho các em học sinh, sinh viên học giỏi vượt khó “Sacombank - Ươm mầm cho những ước mơ”; “Những bước chân vì cộng đồng” - gây quỹ xây nhà văn hóa cộng đồng cho đồng bào dân tộc ít người; đóng góp xây dựng nông thôn, phát triển cơ sở hạ tầng…

Gần đây, Sacombank tổ chức chuỗi hoạt động từ thiện thường niên “Ấm tình mùa xuân” lần thứ 21 – Xuân Giáp Thìn 2024, nhằm tiếp tục hành trình mang niềm vui ngày xuân đến với hàng ngàn cụ già neo đơn, trẻ em mồ côi, khuyết tật, cũng như các hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ trên khắp 52 tỉnh, thành phố Việt Nam và hai nước Lào, Campuchia.

Chuyển đổi số tại Sacombank lấy con người làm nền tảng, kiến tạo tư duy số và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng

Kinh phí cho chuỗi hoạt động năm nay là 8,5 tỷ đồng. Qua 21 năm triển khai, Sacombank đã dành gần 100 tỷ đồng cho hoạt động từ thiện này, thể hiện cam kết gắn bó lâu dài, góp phần vào công tác an sinh xã hội và phát triển kinh tế địa phương của ngân hàng.

Định vị là ngân hàng phát triển vì cộng đồng, Giải thưởng “Ngân hàng tiêu biểu vì cộng đồng” - càng giúp Sacombank củng cố hình ảnh, vị thế của mình.

Tăng tốc hoạt động kinh doanh

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024, Ngân hàng Thương mại CP Sài Gòn Thương Tín (mã cổ phiếu STB - sàn HoSE) ghi nhận kết quả: Thu về 2.654 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I, tăng 11% so cùng kỳ năm ngoái. Qua đó, đơn vị hoàn thành 25% kế hoạch lợi nhuận cả năm nay.

Kết thúc quý I: Lợi nhuận trước thuế đạt 2.654 tỷ đồng; tổng tài sản hơn 693.500 tỷ đồng; tổng huy động hơn 606.200 tỷ đồng; tổng dư nợ tín dụng hơn 500.400 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,1%; thu nhập lãi thuần đạt 5.950 tỷ đồng, tăng 2% so cùng kỳ 2023.

Trong khi đó, thu nhập từ hoạt động dịch vụ giảm 12% so cùng kỳ, xuống còn 578,3 tỷ đồng; thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 19%, đạt 307,6 tỷ đồng.

Tổng chi phí hoạt động của Sacombank, trong quý đầu năm tăng 4%, lên mức 3.543 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm tới 32%, chỉ còn 677 tỷ đồng.

Tính đến cuối quý I/2024, quy mô tổng tài sản của Sacombank đạt 693.535 tỷ đồng, tăng 3% so đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 4%, đạt 500.408 tỷ đồng.

Về nguồn vốn, huy động tiền gửi khách hàng của ngân hàng này đã tăng 4% so đầu năm, đạt 533.358 tỷ đồng. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác và huy động từ phát hành giấy tờ có giá, đều ghi nhận mức tăng trưởng tích cực.

Về chất lượng tài sản, tổng nợ xấu (tính đến ngày 31/3/2024) của Sacombank là 11.402 tỷ đồng, tăng 4% so đầu năm. Tuy nhiên, nhóm nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ, đã ghi nhận sự cải thiện rõ rệt.

Nhờ vậy, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này vẫn được giữ ở mức 2,28% (tương đương thời điểm đầu năm nay).

Năm 2024, Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô còn nhiều thách thức, nhưng với nội lực vững vàng, chiến lược chuyển đổi số mạnh mẽ, cùng tâm thế ở điểm cuối hành trình tái cơ cấu, Sacombank vẫn tự tin đặt mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” với các chỉ số tài chính, dự kiến tăng trưởng từ 10% trở lên.

Theo đó, lợi nhuận trước thuế đạt 10.600 tỷ đồng, tổng tài sản tăng lên 724.100 tỷ đồng, tổng huy động vốn đạt 636.600 tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng đạt 535.800 tỷ đồng, kiểm soát nợ xấu dưới 2%, các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động tuân thủ đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Sacombank khánh thành trụ sở - Chi nhánh Long An tại địa điểm mới

 

Tại Đại hội đồng cổ đông Sacombank thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn, Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng giám đốc Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễmcho biết:

“Sacombank lựa chọn con đường chuyển đổi số từ góc nhìn từ ngoài vào trong và từ trong ra ngoài. Từ đó, Sacombank tập trung vào các vấn đề:

1) Nâng cấp trải nghiệm hoàn hảo cho khách hàng;

2) Xây dựng hệ sinh thái ngân hàng mở qua API;

3) Giải quyết bài toán ứng dụng dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo AI để thấu hiểu khách hàng hơn nữa;

4) Xây dựng văn hóa chuyển đổi số sáng tạo và áp dụng phương pháp làm việc mới trong thực hiện các ý tưởng;

5) Đầu tư vào công nghệ điện toán đám mây vào bảo mật;

6) Quy trình nghiệp vụ số hóa từ đầu đến cuối.

Mục tiêu khách hàng năm 2024 của Sacombank đó là sẽ chạm mốc con số 20 triệu và mỗi khách hàng đều phải là một khách hàng chất lượng, gắn bó và có trải nghiệm hoàn hảo với Sacombank”.

Sacombank tham gia sự kiện “Chuyển đổi số thúc đẩy dịch vụ công và thanh toán không dùng tiền mặt” 2023

Liên quan về việc “đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 10.600 tỷ đồng”, bà Diễm nêu quan điểm: 

“Với một ngân hàng đang tái cơ cấu như Sacombank, việc tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 10%, có thể không quá cao, nhưng đây là mức tăng trưởng phù hợp với các điều kiện thực tại, vì Sacombank cần củng cố nền tảng tài chính, tập trung toàn lực xử lý dứt điểm các tồn đọng để hoàn thành Đề án tái cơ cấu sau sáp nhập.

Đồng thời, Sacombank đẩy mạnh ưu đãi để đồng hành cùng khách hàng vượt qua khó khăn và chung tay cùng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, thực thi các giải pháp phục hồi kinh tế; tập trung đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin và hệ sinh thái số”.

Trong khi Chính phủ hướng đến mục tiêu đưa phát thải ròng bằng 0 (Net–Zero) vào năm 2050, Sacombank đã công bố Báo cáo phát triển bền vững năm 2023 với chủ đề “Vững tương lai”.

Theo đó, Sacombank đặt mục tiêu dài hạn tiếp theo sau tái cơ cấu đó là phát triển bền vững.

Phát triển sức mạnh từ bên trong, tạo nên nền tảng vững vàng

Sacombank đã đưa ra chiến lược mới, bao gồm 4 trọng tâm cho phát triển bền vững:

Thứ nhất, tăng trưởng bền vững (mang đến lợi ích dài hạn cho cổ đông, khách hàng, cộng đồng và quốc gia);

Thứhai, khách hàng là trọng tâm (sản phẩm, dịch vụ luôn xoay quanh lợi ích trước nhất của khách hàng);

Thứba, nhân sự là động lực cho sự phát triển (99% cán bộ quản lý được thăng tiến từ nguồn lực nội bộ);

Thứtư, quản trị minh bạch (cơ cấu tổ chức rõ ràng, quản trị rủi ro được ưu tiên và luôn hướng đến tiêu chuẩn quốc tế mới nhất).

Sacombank tự tin chiến lược phát triển bền vững của mình - sẽ tạo ra những thay đổi tích cực đối với cộng đồng, môi trường và tạo dựng nền tảng vững chắc cho các thế hệ tương lai…

Dù đang trong quá trình tái cơ cấu, các dự án về chuyển đổi số - luôn được Sacombank dành kinh phí, nhân lực để triển khai bài bản trên toàn hệ thống (Ảnh minh họa)

Các giải thưởng - một lần nữa khẳng định việc Sacombank đã và đang đầu tư hợp lý cho nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học & công nghệ để cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ và hoạt động kinh doanh; đồng thời chứng minh cho những nỗ lực và thành tựu của ngân hàng trong đổi mới, sáng tạo và cách tân, tạo ưu thế cạnh tranh, tối đa hóa giá trị cho khách hàng, nhà đầu tư và xã hội.

Trong đó “Top 100 Sản phẩm, Dịch vụ Đổi mới - Sáng tạo - Hiệu quả của năm 2024” - là giải thưởng được bình chọn cho website ngân hàng số thế hệ mới của Sacombank. Ra mắt vào năm 2023, website được thiết kế dựa trên hành trình và trải nghiệm của khách hàng. Ngoài việc cung cấp thông tin, website còn tích hợp các công cụ tính toán cho các sản phẩm bảo hiểm, tiền gửi, tiền vay và trả góp; đồng thời có các chức năng phân tích và cá nhân hóa hành vi người dùng, cùng với chatbot ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để hỗ trợ tư vấn trực tuyến 24/7 cho khách hàng. 

Nhờ định hướng từ sớm, hoạt động chuyển đổi số tại Sacombank được chú trọng xây dựng ngay từ nền tảng và tập trung cao độ trong những năm trở lại đây, nhằm phát triển ngân hàng số toàn diện, mang lại trải nghiệm ưu việt đến khách hàng, đồng thời gia tăng năng suất và hiệu quả hoạt động của cán bộ, nhân viên.

Do đó, dù đang trong quá trình tái cơ cấu, các dự án về chuyển đổi số - luôn được Sacombank dành kinh phí, nhân lực để triển khai bài bản trên toàn hệ thống. Chính tư duy số và nền tảng công nghệ vững chắc - đã trở thành tiền đề để Sacombank phát triển hệ sinh thái ngân hàng số đa tiện ích với trải nghiệm vượt trội…

Nhờ định hướng từ sớm, hoạt động chuyển đổi số tại Sacombank được chú trọng xây dựng ngay từ nền tảng và tập trung cao độ trong những năm trở lại đây, nhằm phát triển ngân hàng số toàn diện, mang lại trải nghiệm ưu việt đến khách hàng, đồng thời gia tăng năng suất và hiệu quả hoạt động của cán bộ, nhân viên.

Do đó, dù đang trong quá trình tái cơ cấu, các dự án về chuyển đổi số - luôn được Sacombank dành kinh phí, nhân lực để triển khai bài bản trên toàn hệ thống. Chính tư duy số và nền tảng công nghệ vững chắc - đã trở thành tiền đề để Sacombank phát triển hệ sinh thái ngân hàng số đa tiện ích với trải nghiệm vượt trội...

Bài sau: Masan Consumer – vì người tiêu dùng

Đường link: https://profit500.vn/Charts/Index?chartId=13 (Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam)

Thủy Hương

 

Bài liên quan

Tin mới

Cục Quản lý thị trường Quảng Trị, 6 tháng thu nộp ngân sách đạt 86% kế hoạch
Cục Quản lý thị trường Quảng Trị, 6 tháng thu nộp ngân sách đạt 86% kế hoạch

Báo cáo 6 tháng đầu năm của Cục Quản lý Thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Trị cho biết, qua kiểm tra 234 vụ, đơn vị đã phát hiện có 161 vụ vi phạm. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính, trị giá hàng hoá tịch thu, tiêu huỷ và số tiền bán đấu giá hàng hóa: 5.424.617.000 đồng, (trong đó có số tiền thu nộp ngân sách là 3.439.402.400 đồng đạt 86% kế hoạch)

Hơn 200 em thiếu niên, nhi đồng tham gia Cuộc thi vẽ tranh “Thành phố Hải Phòng trong mắt em”  
Hơn 200 em thiếu niên, nhi đồng tham gia Cuộc thi vẽ tranh “Thành phố Hải Phòng trong mắt em”  

Ngày 30/6, tại Trung tâm thương mại AEON MALL Hải Phòng Lê Chân, Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng tổ chức Khai mạc Cuộc thi Vẽ tranh thiếu nhi hè năm 2024 với chủ đề “Thành phố Hải Phòng trong mắt em”. 

Thành công của kiều bào cũng là thành công của đất nước
Thành công của kiều bào cũng là thành công của đất nước

Nhân dịp thăm chính thức Hàn Quốc, chiều tối 30/6, tại Thủ đô Seoul, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, các cơ quan đại diện Việt Nam và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc.

Công an Hải Phòng xử lý 5 thanh thiếu niên vi phạm TTATGT
Công an Hải Phòng xử lý 5 thanh thiếu niên vi phạm TTATGT

Theo thông tin từ Công an Hải Phòng, Phòng Cảnh sát cơ động, Công an thành phố phát hiện, xử lý 5 trường hợp vi phạm.

Tổng thống Putin để ngỏ khả năng triển khai vũ khí hạt nhân gần NATO
Tổng thống Putin để ngỏ khả năng triển khai vũ khí hạt nhân gần NATO

Nhà lãnh đạo Nga đổ lỗi động thái của Nga là do Mỹ triển khai tên lửa hạt nhân ở Châu Âu và Châu Á.

Biến tình cảm với Việt Nam thành hành động, dự án cụ thể
Biến tình cảm với Việt Nam thành hành động, dự án cụ thể

Tham dự cuộc gặp có các thành viên đoàn đại biểu Việt Nam, lãnh đạo Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam, đại diện các tổ chức, như: Hội Hữu nghị Hàn-Việt, Hội Những người Hàn Quốc yêu Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, huấn luyện viên bóng đá Park Hang-seo…