Thí sinh trên cả nước đang tập trung vào chọn ngành, chọn nghề. (Ảnh minh họa)
Thí sinh trên cả nước đang tập trung vào chọn ngành, chọn nghề. (Ảnh minh họa)

Ngành Tài chính - Ngân hàng

Thông tin trên website trường Đại học Tài chính - Kế toán cho thấy, với số doanh nghiệp không ngừng tăng lên và hàng loạt các định chế tài chính khác như công ty chứng khoán, công ty tài chính ngày càng mở rộng hoạt động, đã cho thấy ngành nghề này đang cần lượng lớn nguồn nhân lực.

Ngoài ra, nhiều chuyên gia dự báo trong 5 năm tới, nhu cầu nhân lực cấp cao cho ngành Tài chính - Ngân hàng tăng khoảng 20% mỗi năm. Tài chính - Ngân hàng sẽ là ngành đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

Nếu thí sinh có nguyện vọng theo đuổi ngành học này, có thể tham khảo thông tin tuyển sinh của một số trường như: trường Đại học Thương mại, trường Đại học Ngoại thương, Học viện Tài chính, trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng (Đại học Đà Nẵng), trường Đại học Tài chính - Marketing.

Ngành Y 

Y học vẫn luôn là một trong những ngành học thu hút sự quan tâm hàng đầu của các bạn nữ học giỏi khối A, B.

Trong suốt nhiều năm qua, ngành Y luôn thuộc nhóm ngành nghề có mức điểm chuẩn cao nhất. Đặc biệt, trong bối cảnh đất nước hơn 80% dân số có bảo hiểm y tế, 5% dân số có bảo hiểm tư nhân, 73% dân số trả một phần hoàn toàn bộ viện phí bằng tiền mặt, tỷ lệ bệnh viện công - tư đang ở giai đoạn tăng trưởng mạnh.

Thuộc nhóm ngành sức khỏe, ngành Dược đang thu hút nhiều bạn trẻ theo học.
Thuộc nhóm ngành sức khỏe, ngành Y Dược đang thu hút nhiều bạn trẻ theo học.

Qua đó cho thấy nhu cầu thăm khám, chữa bệnh của người dân ngày càng được quan tâm, đẩy mạnh; đồng nghĩa với nhu cầu nhân lực ngành Y ngày càng tăng cao.

Nếu bạn đam mê ngành học này có thể tham khảo thông tin tuyển sinh và chương trình đào tạo của một số trường như: Trường Đại học Y Hà Nội, trường Đại học Y Dược (Đại học Quốc gia Hà Nội), Học viện Y học cổ truyền, trường Đại học Y Dược Huế, trường Đại học Y Dược TP.HCM.

Ngành Logistics

Hiện thị trường logistics Việt Nam quy tụ hơn 3.000 doanh nghiệp cung cấp đa dạng dịch vụ, bao gồm vận chuyển hàng hóa, kho bãi, vận tải đa phương tiện, quản lý chuỗi cung ứng.

Dự báo đến năm 2030, ngành Logistics Việt Nam sẽ cần bổ sung thêm 2,2 triệu nhân lực, trong đó 200.000 lao động cần có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và năng lực ngoại ngữ.

Hiện ngành học này đang được nhiều trường đại học top đầu của nước ta đào tạo như: Trường Đại học Thương mại, trường Đại học Ngoại thương, trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng (Đại học Đà Nẵng), trường Đại học Tài chính - Marketing, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính.

PV (t/h)