Vụ thảm họa cháy chung cư Carina Plaza khiến 13 người chết, nhiều người bị thương
Nhiều chung cư vẫn coi thường tính mạng cư dân
Sau thảm họa cháy chung cư Carina Plaza, ngày 23/3, trên đường Võ Văn Kiệt, phường 16, quận 8, TP. HCM khiến 14 người chết và 51 người bị thương. UBND TP. HCM chỉ đạo Cảnh sát PCCC sẽ tổng kiểm tra, rà soát phân loại đánh giá điều kiện an toàn PCCC đối với chung cư, nhà cao tầng trên địa bàn thành phố từ nay đến tháng 9/2018.
Theo đó, UBND TP. HCM cũng yêu cầu các sở-ngành, các quận-huyện công bố danh sách chung cư, nhà cao tầng chưa thành lập Ban Quản lý, Ban Quản trị và không tổ chức thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nội dung yêu cầu kiến nghị về an toàn PCCC và vi phạm trong đầu tư xây dựng; kiểm tra, giám sát trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc thực hiện các biện pháp PCCC; kịp thời chấn chỉnh những hạn chế yếu kém, xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định về an toàn PCCC.
UBND TP. HCM cũng yêu cầu các sở-ngành, các quận-huyện công bố danh sách chung cư, nhà cao tầng chưa thành lập Ban Quản lý, Ban Quản trị và không tổ chức thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nội dung yêu cầu kiến nghị về an toàn PCCC và vi phạm trong đầu tư xây dựng; kiểm tra, giám sát trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc thực hiện các biện pháp PCCC; kịp thời chấn chỉnh những hạn chế yếu kém, xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định về an toàn PCCC.
Qua đợt kiểm tra, cơ quan chức năng đã phát hiện 8 chung cư chưa được nghiệm thu an toàn PCCC nhưng đã đưa hàng nghìn hộ dân vào ở (tổng cộng 1.637 căn hộ đã có dân ở). Thậm chí một số bộ phận PCCC luôn trong tình trạng "cắc bụp" như: họng cứu hỏa không có nước, máy bơm không hoạt động...
Tại Hội thảo Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) đối với chung cư, nhà cao tầng, diễn ra ngày 4/4, tại TP. HCM. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA) nêu ra: “Việc này đáng báo động khi có một số chủ đầu tư chưa thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy đã đưa dân vào ở. Pháp luật quy định chung cư, nhà cao tầng chỉ được đưa vào sử dụng sau khi đã được nghiệm thu bàn giao đạt yêu cầu. Riêng hạng mục công trình phòng cháy chữa cháy, và phải được bảo hành, bảo dưỡng, bảo trì theo định kỳ. Tuy nhiên, một số chủ đầu tư chưa làm đầy đủ trách nhiệm trong công tác bảo đảm an toàn này. Việc thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy theo quy định cũng bị bỏ lơ ở nhiều chung cư” - ông Châu chỉ rõ.
Theo thống kê, trong năm 2017, trên địa bàn TP. HCM đã xảy ra hơn 1000 vụ cháy, làm chết 26 người, bị thương 44 người, thiệt hại về tài sản khoản 92,5 tỉ đồng. Đáng lo ngại hơn, trong 1.037 chung cư tại TP hiện có khoảng 474 chung cư cũ xây dựng trước năm 1975 đã hết niên hạn sử dụng, không có hệ thống PCCC nhưng lại tồn tại nhiều căn hộ được cơi nới, rào chắn, không có lối thoát hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ.
Chung cư Bảy Hiền Towers, 9 Phạm Phú Thứ, quận Tân Bình - Chủ đầu tư: Công ty Long Hưng Phát, một trong 8 chung cư vi phạm bị phát hiện
Cần được xử lý nghiêm khắc.
Điều đáng nói, theo Cảnh sát PCCC, nhiều chủ đầu tư sau khi bị phát hiện sai phạm lại không có thiện chí hợp tác để khắc phục, lợi dụng việc đã đưa dân vào ở để gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước.
Luật PCCC đã quy định khá rõ: Để xảy ra tình trạng các chung cư chưa nghiệm thu PCCC nhưng đã cho các hộ dân vào ở là trách nhiệm về quản lý của UBND các cấp liên quan, Phòng Cảnh sát PCCC chưa quyết liệt buộc bên vi phạm thi hành quyết định xử phạt hành chính và buộc thực hiện các biện pháp khắc phục, thực hiện đúng quy định. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị PCCC do thiếu trách nhiệm trong tổ chức, quản lý, kiểm tra việc thực hiện hoạt động PCCC, để xảy ra cháy thì tùy tính chất, mức độ thiệt hại mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Vụ thảm họa cháy chung cư Carina Plaza khiến 13 người chết, nhiều người bị thương
Đã đến lúc cần quy định cụ thể hơn trách nhiệm của chủ đầu tư cũng như cơ quan thực thi kiểm tra PCCC. Thí dụ, cần quy định cụ thể rằng những người kiểm tra hệ thống PCCC của chung cư sẽ phải chịu trách nhiệm nếu có sự cố xảy ra.
Đối với chủ đầu tư, nếu phát hiện chủ đầu tư nào cho người dân vào ở khi hệ thống PCCC chưa được nghiệm thu thì phải xử lý nghiêm kể cả về mặt pháp luật, tránh tình trạng vừa cho dân vào ở, vừa hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu PCCC.
Đồng thời, cần quy định chủ đầu tư phải cung cấp cho người dân giấy chứng nhận về PCCC khi bàn giao nhà. Đối với cơ quan quản lý nhà nước, cần phân loại và công bố công khai trên các phương tiện truyền thông các chung cư bảo đảm PCCC và các chung cư không bảo đảm để người dân được biết. Từ đó, người dân sẽ đề nghị chủ đầu tư khắc phục lỗi PCCC hoặc ít nhất là người dân có phương án dự phòng nếu xảy ra cháy.
Xe thang cứu hoả "xịn" nhất chỉ vươn đến tầng 17
Theo các chuyên gia về PCCC cho biết, hiện nay xe thang cao và "xịn" nhất của Cảnh sát PCCC TP. Hà Nội cũng chỉ vươn tới tầng 17 (tương đương 80m). Riêng tại Cảnh sát PCCCTP. HCM xe thang cứu hộ cứu nạn có chiều cao tối đa 56m (tương đương 10 tầng), số xe còn lại không quá 32m. Trong khi tại TP này có rất nhiều tòa nhà cao trên 100m.
Vì vậy, theo các chuyên gia thì sự can thiệp bên ngoài chỉ là bất khả kháng. Khi thiết kế, hệ thống chữa cháy tại chỗ phải tự bảo vệ được tòa nhà đó. Đảm bảo về tiêu chí PCCC như lối thoát nạn, cầu thang bộ… Người dân không thể lệ thuộc hoàn toàn vào xe thang cứu hỏa khi xảy ra hỏa hoạn. Nếu không có hệ thống đó thì không đưa vào sử dụng.
Báo Thương hiệu và Công luận sẽ tiếp tục thông tin về những sai phạm “coi trời bằng vung” của các Chung cư trên.
Cao Diên - Hải Dương