Tại phường 17, chợ tự phát hoạt động như chợ truyền thống, tồn tại hơn 10 năm qua. Một số tuyến đường như Phạm Huy Thông, Lê Đức Thọ, Lê Thị Hồng các hộ dân ngang nhiên chiếm ngã ba làm nơi bán buôn bán.
Giờ cao điểm, khi cả ngàn công nhân (KCX Linh Trung I) tranh thủ mua đồ ăn, giao thông bị ùn tắc (Ảnh: Nguyễn Lánh)
Tại đường Dương Quảng Hàm (phường 5, Gò Vấp), người bán dựng mái che tạm, sạp hàng trên vỉa hè, người mua dựng xe giữa đường gây ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm.
Các “sạp hàng” dựng ngay giữa đường, công nhân mua thực phẩm bất chấp mật độ lưu thông trên tuyến đường rất lớn (Ảnh: Nguyễn Lánh)
Trước cổng KCX Linh Trung I (quận Thủ Đức) trở thành điểm bán hàng cho công nhân vào giờ tan ca. Vào giờ cao điểm, mật độ xe máy đi qua đoạn đường này rất đông. Nhưng người bán, người mua vô tư dựng xe dưới lòng đường bất chấp nguy hiểm, ùn tắc giao thông.
Trên đường Huỳnh Tấn Phát hàng chục hộ buôn bán thực phẩm tươi sống, nước thải gây ô nhiễm môi trường (Ảnh: Nguyễn Lánh)
Trên đường Huỳnh Tấn Phát (trước cổng chợ Tân Thuận, phường Tân Thuận Đông, quận 7) hàng chục hộ buôn bán trên đường. Nhiều người vô tư đậu xe dưới lòng đường, mua thực phẩm. Nước thải điểm buôn bán tự phát này chảy tràn ra giữa đường, gây ô nhiễm môi trường.
Sáng ngày 28/2, sự nhếch nhác tại điểm tự phát trên đường Huỳnh Tấn Phát (cách cổng chợ Tân Thuận khoảng 20 mét) (Ảnh: Nguyễn Lánh)
Ghi nhận tại hẻm 287 Nguyễn Đình Chiểu (phường 5, quận 3), người dân sống chung với chợ tự phát nhiều năm nay. Ở đây, người bán hàng rong ngồi trên bậc thềm trước nhà dân, khiến lực lượng chức năng khó dẹp bỏ.
Mặc dù lực lượng chức năng chặn 2 đầu hẻm 287 đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 3) nhưng người dân vẫn sống chung với chợ tự phát này (Ảnh: Mạnh Dũng)
Trên đường Phan Văn Trị, người dân “họp chợ” trước nhà (Ảnh: Mạnh Dũng)
Tương tự, đường Phan Văn Trị (phường 11, quận Bình Thạnh), người dân vẫn ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè làm nơi buôn bán, biến nơi đây trở thành “điểm đen” giao thông.
Nguyễn Lánh – Mạnh Dũng