Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

TP.HCM: Cục Quản lý thị trường nỗ lực phấn đấu hoàn thành 'nhiệm vụ kép'

Trong năm 2020, đầu năm 2021, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, Chính phủ và thành phố, Cục Quản lý thị trường TP.Hồ Chí Minh nỗ lực và chủ động đề ra giải pháp ngăn chặn đẩy lùi dịch bệnh; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Thực hiện tốt mục tiêu kép

Cục Quản lý thị trường thực hiện giám sát các mặt hàng thiết yếu. Ảnh: Cục QLTT
Cục Quản lý thị trường thực hiện giám sát các mặt hàng thiết yếu. Ảnh: Cục QLTT.

Cụ thể, thực hiện Chỉ thị số 04/CT-BCT ngày 31/01/2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Văn bản số 147/TCQLTT-CNV ngày 30/01/2020 của Tổng cục Quản lý thị trường; ngày 31/01/2020, Cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Công văn hỏa tốc số 175/QLTT-NVTH để chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tăng cường phối hợp phòng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp trên địa bàn thành phố.

Cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 12/QĐ-QLTT ngày 03/02/2020 thành lập Tổ thường trực về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp và Kế hoạch số 228/KH-QLTT ngày 05/02/2020 triển khai công tác phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp; chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, tham gia các đoàn liên ngành giá tại quận, huyện kiểm tra các nhà thuốc, điểm kinh doanh dụng cụ y tế để chấn chỉnh, xử lý các trường hợp đầu cơ, tăng giá bất hợp lý nhằm trục lợi trong tình hình dịch bệnh; thẩm tra, xác minh kịp thời và giám sát các nhà thuốc có dấu hiệu vi phạm theo nguồn tin báo từ quần chúng nhân dân qua đường dây nóng của Tổng cục và Cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh.

Tại báo cáo Tổng kết công tác năm 2020, Cục Quản lý thị trường TP.Hồ Chí Minh đã đánh giá và dự báo công tác đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại phải thực hiện song song với công tác phòng, chống dịch Covid-19; do đó các kế hoạch, chương trình công tác năm 2021 của Cục Quản lý thị trường TP.Hồ Chí Minh một mặt bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường, Thành ủy, UBND TP.Hồ Chí Minh về công tác quản lý thị trường, mặt khác xác định công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới luôn là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết.

Trong những ngày gần đây, tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trong phạm vi cả nước, lực lượng Quản lý thị trường TP.HCM vẫn quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ của cấp trên giao, không ngại khó khăn và rủi ro nhiễm bệnh, kịp thời triển khai các kế hoạch đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại có trọng tâm, trọng điểm, thường xuyên có mặt trên địa bàn được phân công để giám sát, nắm tình hình; tích cực phối hợp với các Sở, ngành của thành phố và UBND các quận, huyện trong công tác phòng, chống dịch; cử công chức tham gia 12 chốt kiểm soát liên ngành các tuyến vào thành phố với thời gian 24/24 giờ; tham gia các Đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố và quận, huyện trong các lĩnh vực phòng chống dịch cúm gia cầm, an toàn thực phẩm, giá cả hàng hóa…

Cục Quản lý thị trường TP.HCM cho biết, trong năm 2020 đã kiểm tra 3.862 vụ, giảm 3.570 vụ so với cùng kỳ năm trước (giảm 48,04%); số vụ xử lý: 2.735 vụ giảm 1.954 vụ so với cùng kỳ (giảm 41,67%). Số tiền thu phạt nộp ngân sách nhà nước năm 2020 là 58.894.870.000 đồng (giảm 48,32% so với cùng kỳ năm trước). Trị giá hàng hóa là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu đã tiêu hủy là 11.244.140.000 đồng. Trị giá hàng hóa là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu chờ xử lý (ước tính) là 58.572.310.000 đồng; chuyển cơ quan tiến hành tố tụng xem xét khởi tố vụ án hình sự 26 vụ.

Từ đầu năm 2021 đến nay Cục Quản lý thị trường TP.HCM đã kiểm tra 1.684 vụ, giảm 411 vụ (giảm 19,6%) so với cùng kỳ năm trước. Tổng số tiền thu nộp ngân sách: 30.203.607.000 đồng (tăng 9,11% so với cùng kỳ năm trước. Trị giá hàng hóa tiêu hủy: 24.064.646.000 đồng, tăng 30,53% so với cùng kỳ năm trước. Trị giá hàng tịch thu chờ bán khoảng 81 tỷ đồng. Trị giá hàng hóa chờ tiêu hủy khoảng 18,7 tỷ đồng. Chuyển cơ quan tiến hành tố tụng xem xét khởi tố vụ án hình sự là: 15 vụ (03 vụ hàng cấm, 06 vụ hàng giả, 06 vụ hàng lậu) trị giá 5.409.738.000 đồng, số vụ đang xem xét là 15 vụ.

Công tác phối hợp từ ngày 31/01/2020 đến ngày 20/7/2021

Cục Quản lý thị trường thực hiện giám sát các mặt hàng thiết yếu. Ảnh: Cục QLTT
Cục Quản lý thị trường thực hiện giám sát các mặt hàng thiết yếu. Ảnh: Cục QLTT.

Cục Quản lý thị trường TP.HCM đã tiếp nhận 236 thông tin phản ánh, tố giác vi phạm trong lĩnh vực giá, sản xuất, mua bán khẩu trang, nước diệt khuẩn giả, kém chất lượng qua đường dây nóng của Tổng cục Quản lý thị trường và Cục Quản lý thị trường TP.HCM.

Các Đội Quản lý thị trường thành phố đã kiểm tra 197 vụ; tạm giữ: 11.763.118 cái khẩu trang các loại, 12.000 cái khẩu trang bán thành phẩm, 7.920.802 cái và 11.499 kg găng tay cao su, nhiều dụng cụ, bao bì sản xuất khẩu trang; 10.530 đơn vị sản phẩm nước rửa tay, xịt kháng khuẩn các loại. Đã xử lý 188 vụ, phạt hành chính với tổng số tiền phạt là 3.133.125.000 đồng; tang vật vi phạm được xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong thời gian thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp giãn cách xã hội nhưng vẫn phải đảm bảo các biện pháp hỗ trợ cần thiết về đời sống, y tế cho người dân toàn thành phố, lực lượng Quản lý thị trường TP.HCM vẫn duy trì công tác phối hợp phòng, chống dịch Covid-19, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường và kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh hàng giả, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Theo đó: ngày 04/8/2021, Đội Quản lý thị trường số 16 phối hợp UBND phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, TP.HCM kiểm tra đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn Quốc tế Phùng Anh kinh doanh khẩu trang y tế; bộ xét nghiệm nhanh Covid-19, chụp thở oxy có nguồn gốc sản xuất từ nước ngoài nhưng chưa chứng minh nguồn gốc thương nhân nhập khẩu; Đội Quản lý thị trường số 16 tạm giữ để làm rõ gồm: 2.280 cái khẩu trang 3M 1860 xuất xứ Trung Quốc; 3.325 bộ kít xét nghiệm nhanh Covid 19: Humasis COVID-19 Ag Test xuất xứ Hàn Quốc và 3.000 cái Mask thở oxy xuất xứ Trung Quốc.

Ngày 09/8/2021, Đội Quản lý thị trường số 3 kiểm tra điểm chứa hàng của Công ty TNHH XNK Taisum, địa chỉ số 98 đường 2B, Khu dân cư Vĩnh Lộc, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân do ông Nguyễn Văn Toàn làm đại diện. Tại đây đang chứa trữ 143,5 kg găng tay cao su không rõ nguồn gốc xuất xứ và 480 cái khẩu trang hiệu 3M có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu. Đội lập biên bản tạm giữ toàn bộ số hàng hóa nêu trên để tiếp tục xử lý.

Cùng ngày 09/8/2021, Đội Quản lý thị trường số 3 kiểm tra Chi nhánh Công ty TNHH XNK NHB, địa chỉ số 75-77 đường G7, Khu dân cư Vĩnh Lộc, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân do ông Nguyễn Hoài Bách làm đại diện. Tại đây đang kinh doanh 300 cái khẩu trang hiệu 3M có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu. Đội lập biên bản tạm giữ toàn bộ số hàng hóa nêu trên để tiếp tục xử lý.

Ngày 10/8/2021, Đội Quản lý thị trường số 3 phối hợp với Đội 6 – PC03 Công an thành phố kiểm tra điểm chứa trữ và kinh doanh hàng hóa tại địa chỉ số 314/48/16 đường Tỉnh lộ 10, Khu phố 14, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân do ông Nguyễn Ngọc Bảo làm chủ. Tại đây đang chứa trữ 09 thùng carton thuốc tân dược (bao bì ghi chữ Trung Quốc) không rõ tình trạng chất lượng, chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ. Đội lập biên bản tạm giữ toàn bộ số hàng hóa nêu trên để tiếp tục xử lý.

Phương hướng, mục tiêu trong thời gian tới

Cục Quản lý thị trường thực hiện giám sát các mặt hàng thiết yếu. Ảnh: Cục QLTT
Cục Quản lý thị trường thực hiện giám sát các mặt hàng thiết yếu. Ảnh: Cục QLTT.

Tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp dẫn đến kinh tế, xã hội, cung cầu hàng hóa chưa thật sự ổn định. Do đó, tình hình vận chuyển, chứa trữ, buôn bán hàng cấm, hàng hóa nhập lậu và sản xuất, kinh doanh hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là các mặt hàng có liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 như trang thiết bị y tế, khẩu trang y tế, nước rửa tay,... có chiều hướng tăng, diễn biến phức tạp; hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và các trang mạng xã hội như facebook, zalo,…  sẽ phát triển theo chiều hướng tăng ở hầu hết các nhóm hàng hóa.

Cục Quản lý thị trường TP.HCM thông tin, nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng cuối năm: tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 07/CT-BCT ngày 12/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương; Văn bản số 846/TCQLTT-CNV ngày 10/5/2021 của Tổng cục Quản lý thị trường và Văn bản số 2268/UBND-KT ngày 07/7/2021 của UBND TP.HCM về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19; thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường; chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

Bên cạnh đó, chỉ đạo thực hiện quyết liệt các kế hoạch đã triển khai:  Kế hoạch số 260/KH-QLTT ngày 29/01/2021 về tăng cường công tác quản lý địa bàn năm 2021; Kế hoạch số 261/KH-QLTT ngày 29/01/2021 về đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên địa bàn TP.HCM và trong lĩnh vực thương mại điện tử năm 2021 và Kế hoạch số 927/KH-QLTT ngày 29/4/2021 về đấu tranh, phòng chống hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 259/KH-QLTT ngày 29/01/2021 về kiểm tra an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2021 và Kế hoạch số 795/KH-QLTT ngày 14/4/2021 về hậu kiểm an toàn thực phẩm năm 2021; Kế hoạch số 1072/KH-QLTT ngày 19/5/2021 tuyên truyền phổ biến pháp luật và hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường năm 2021.

Đồng thời,Quản lý thị trường thành phố xây dựng và triển khai Kế hoạch kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm bánh trung thu trong dịp Tết Trung thu 2021 và Kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022.

Đẩy mạnh công tác xây dựng lực lượng; thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng, các Sở, Ban ngành, UBND TP Thủ Đức và quận, huyện trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, gian lận thương mại; tích cực tham gia các Đoàn liên ngành của Thành phố, Quận, Huyện để kiểm tra, kiểm soát thị trường, thực hiện đồng bộ công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực, góp phần ổn định thị trường, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong đầu tư sản xuất và kinh doanh.

Đặc biệt, phối hợp với Cục Thuế TP.HCM trong công tác trao đổi thông tin, tăng cường phối hợp kiểm tra chống thất thu thuế, gian lận và không kê khai nộp thuế đối với tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trong thương mại điện tử, trên các trang mạng xã hội.

Phối hợp với Cục Quản lý thị trường các tỉnh phía Nam và giáp ranh trong công tác đấu tranh chống vận chuyển hàng nhập lậu, buôn bán hàng giả, gian lận thương mại.

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để doanh nghiệp, hộ kinh doanh, người dân không tham gia, không tiếp tay buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng hóa kém chất lượng; phát hiện, tố giác cho các cơ quan chức năng để kịp thời ngăn chặn, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.

Cùng với đó, tiếp tục thực hiện tốt công tác tổ chức bộ máy, xây dựng lực lượng, đảm bảo chế độ, chính sách đối với công chức. Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ Quản lý thị trường và lý luận chính trị đối với công chức. Tổ chức tập huấn và hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành cho các đơn vị trực thuộc; chú trọng về quy trình, nghiệp vụ và áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật mới trong xử lý vi phạm hành chính.

Thùy Linh

Bài liên quan

Tin mới

HĐND tỉnh Quảng Ninh giám sát việc thực hiện thu ngân sách của thành phố Cẩm Phả
HĐND tỉnh Quảng Ninh giám sát việc thực hiện thu ngân sách của thành phố Cẩm Phả

Ngày 3/5, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Quảng Ninh thực hiện giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2023 đối với UBND thành phố Cẩm Phả.

Năm 2024, Hải Phòng hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân với chất lượng tốt
Năm 2024, Hải Phòng hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân với chất lượng tốt

Sáng 3/5, Hội đồng nghĩa vụ TP. Hải Phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Tùng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố, Chủ tịch Hội đồng Nghĩa vụ quân sự thành phố chủ trì Hội nghị.

Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Nam Định lần thứ XI năm 2024
Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Nam Định lần thứ XI năm 2024

Chiều 3/5, Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Nam Định lần thứ XI năm 2024 chính thức được diễn ra tại Cung Thể thao tỉnh Nam Định, thành phố Nam Định.

Bình Định: Lần đầu tiên tổ chức Giải Teqball Quốc tế
Bình Định: Lần đầu tiên tổ chức Giải Teqball Quốc tế

Theo tin từ Liên đoàn Teqball quốc tế, khoảng đầu tháng 6/2024, tại TP. Quy Nhơn sẽ diễn ra Giải thi đấu Quốc tế Teqball 2024. Đây là Giải Teqball Quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại Bình Định – Việt Nam.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thực hiện Quyết định số 410/QĐ-TCQLTT ngày 20/02/2024 của Tổng cục Quản lý thị trường về ban hành Kế hoạch phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024. Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá đã ban hành Quyết định số 308/QĐ-QLTTTH về Kế hoạch phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực năm 2024.

Thanh Hóa phê duyệt quy hoạch chung đô thị Phú Quý
Thanh Hóa phê duyệt quy hoạch chung đô thị Phú Quý

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 1710/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chung đô thị Phú Quý, huyện Hoằng Hóa, đến năm 2045.