Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

TP. HCM: Khởi động truy xuất nguồn gốc thịt heo sạch bằng công nghệ thông minh

Ngày 15/11, TP. HCM tiến hành tổ chức tập huấn ứng dụng “Phần mềm quản lý nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo” cho Đồng Nai, cung cấp hơn 50% sản lượng thịt cho thị trường TP. HCM.

THCL Ngày 15/11, TP. HCM tiến hành tổ chức tập huấn ứng dụng “Phần mềm quản lý nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo” cho Đồng Nai, cung cấp hơn 50% sản lượng thịt cho thị trường TP. HCM.

TP. HCM: Khởi động truy xuất nguồn gốc thịt heo sạch bằng công nghệ thông minh - Hình 1

Hệ thống quản lý truy xuất nguồn gốc thịt heo TE-FOOD

Trước thực trạng kinh doanh thịt heo gian lận khiến người tiêu dùng mất niềm tin và hoang mang lo lắng, Sở NN&PTNT Đồng Nai cùng Sở Công thương TP. HCM, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đã tổ chức tập huấn hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo (Te-food) cho người chăn nuôi và các lò mổ trên địa bàn Đồng Nai vào ngày 15/11 vừa qua.

Được biết, tỉnh Đồng Nai là nơi cung cấp hơn nửa thị phần thịt heo cho địa bàn TP. HCM, vì vậy, việc giám sát này của cơ quan chức năng sẽ giảm bớt được những sai phạm hiện nay. Trong khi đó, tình trạng thịt bẩn trong nước đang khiến người tiêu dùng e ngại hơn và dần chuyển sang lựa chọn thịt ngoại, nhập khẩu...

Từ đòi hỏi của người dân về nguồn thực phẩm sạch, TP. HCM đã thực hiện đề án này nhằm tạo ra thị trường lành mạnh cho thịt heo, người tiêu dùng có cơ hội tự truy xuất, kiểm tra nguồn gốc của miếng thịt, biết chỗ nào bán heo sạch để tìm tới mua.

Mặt khác, theo thống kê của Sở NN&PTNT Đồng Nai, hiện có khoảng 400 trang trại tại Đồng Nai được chứng nhận an toàn, 40 trang trại có chứng nhận VietGAP/tổng số khoảng 1.700 trang trại. Con số này vẫn còn quá ít so với nhu cầu của người tiêu dùng trên địa bàn TP. HCM.

Do đó, việc áp dụng “Phần mềm quản lý nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo” là khuyến khích, tự nguyện, nhưng khi người nuôi muốn đưa heo vào TP. HCM thì bắt buộc phải có quy trình này.

Với phần mềm truy xuất nguồn gốc, người tiêu dùng chỉ cần cài đặt phần mềm Te-food trong hệ thống AppStore hoặc Google store vào điện thoại, chiếu vào mã vạch trên thịt heo để truy xuất từ tên quầy bán lẻ đến nơi giết mổ, trang trại chăn nuôi...

TP. HCM: Khởi động truy xuất nguồn gốc thịt heo sạch bằng công nghệ thông minh - Hình 2

Người tiêu dùng sẽ lựa chọn được thịt heo sạch, an toàn trong tương lai gần

Bằng cách truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ nơi chăn nuôi, giết mổ đến điểm bán qua một ứng dụng cài sẵn trên smartphone, người tiêu dùng có thể lựa chọn được những sản phẩm thịt heo sạch, an toàn.

Mặt khác, việc thực hiện truy xuất nguồn gốc còn nhằm tiến đến loại bỏ dần các hoạt động kinh doanh thịt heo bẩn, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, qua đó bảo vệ những người kinh doanh chân chính.

Thực tế, việc truy xuất nguồn gốc không còn là vấn đề quá mới mẻ. Bởi trước đó, công nghệ truy xuất nguồn gốc là một phần của Dự án “Mô hình chợ thí điểm an toàn thực phẩm” - được UBND Thành phố giao Sở Công thương thực hiện, giai đoạn 2016 - 2020. Song, việc thực hiện được đầy đủ, đồng bộ là câu chuyện mới cần sự ra quân của cơ quan chức năng.

Quản lý nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo từ khi sinh:

Giai đoạn 1, sẽ triển khai thí điểm từ 10/12/2016, tại các đơn vị đăng ký tham gia ban đầu. Từ 1/3/2017, sẽ triển khai chính thức trên toàn thành phố. Trong giai đoạn này, việc quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo - sẽ được thực hiện từ cổng trang trại chăn nuôi khi bắt đầu xuất chuồng đến các cơ sở giết mổ, chợ đầu mối, các siêu thị và chợ lẻ.

Giai đoạn 2, dự kiến triển khai trong năm 2017. Giai đoạn này, tập trung vào quản lý theo chu trình khép kín hoạt động sản xuất, chăn nuôi heo từ khi mới sinh cho đến người tiêu dùng và sẽ nhân rộng quản lý đến các mặt hàng thịt gia súc, gia cầm, rau củ quả và các sản phẩm khác...

Hiền Anh

 

 

 

 

 

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!
Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!

Tối 29/4, tại Quảng trường Khu Du lịch biển Hải Tiến, UBND huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024 với chủ đề “Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca”.

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng
Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế đạt 21,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ tới 150,6 tỷ đồng.

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi
Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi, trong đó chú trọng các dự án chăn nuôi theo quy trình khép kín từ khâu sản xuất con giống tới chế biến phân phối sản phẩm ra thị trường.

Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng
Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam từ đầu năm đến ngày 20/4 đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn thực hiện ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4%.

Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam
Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và cả ở nước khác', bà Trần Tố Nga chia sẻ trước Phiên tranh tụng tại Tòa phúc thẩm Paris, ngày 7/5.

Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD
Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%, có 21 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.