Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

TP. Hồ Chí Minh có nhiều doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội tiền tỷ

Thông tin từ Bảo hiểm xã hội TP. Hồ Chí Minh, tính đến cuối năm 2021, có 999 doanh nghiệp sử dụng hơn 42.000 lao động trên địa bàn thành phố nợ bảo hiểm xã hội hơn 1.655 tỷ đồng.

Cụ thể, theo Bảo hiểm xã hội TP. Hồ Chí Minh thống kê, có 999 đơn vị nợ đóng Bảo hiểm xã hội trên 6 tháng và từ 300 triệu đồng trở lên (số liệu nợ tính đến hết ngày 31/12/2021). Tổng cộng, 999 đơn vị này nợ đóng Bảo hiểm xã hội số tiền hơn 1.655 tỷ đồng.

Danh sách các đơn vị, doanh nghiệp này được đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan Bảo hiểm xã hội TP. Hồ Chí Minh (website:https://tphcm.baohiemxahoi.gov.vn). 

Cơ quan BHXH TPHCM tiếp nhận hồ sơ bảo hiểm của người dân
Bảo hiểm xã hội TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận hồ sơ bảo hiểm của người dân. (Ảnh: Qúy Hiền)

Đáng lưu ý, trong đó có những đơn vị, công ty nợ đóng Bảo hiểm xã hội với số tiền trên 10 tỷ đồng, như Tổng công ty Tư vấn thiết kế dầu khí - Công ty cổ phần (H.Nhà Bè) nợ hơn tỷ tỉ đồng; Công ty cổ phần Vận tải dầu khí Việt Nam (quận 3) nợ hơn 18 tỷ đồng; Công ty TNHH Yujin Vina (TP.Thủ Đức) nợ hơn 32 tỷ đồng; Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính viễn thông Sài Gòn (quận 1) nợ hơn 32,9 tỷ đồng; Công ty cổ phần TMDV Thiếu Nhi Mới (quận 1) nợ hơn 29 tỷ đồng; Công ty tư vấn - thương mại - dịch vụ địa ốc Hoàng Quân ốc Hoàng Quân (Q.Phú Nhuận) nợ hơn 14 tỷ đồng; Công ty cổ phần dược phẩm Pha No (quận Phú Nhuận) nợ hơn 13 tỷ đồng...

Bên cạnh đó, cũng có những đơn vị nợ đóng Bảo hiểm xã hội với số lượng lao động lên đến hàng trăm người hoặc nợ lâu. Đơn cử như Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 8 nợ đóng 106 tháng cho 11 lao động; Công ty cổ phần truyền thông và giải trí Điền Quân (quận Bình Thạnh) nợ đóng 8 tháng với 129 lao động...

Theo lãnh đạo Bảo hiểm xã hội TP. Hồ Chí Minh, nguyên nhân các doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm là do dịch Covid-19 khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, dừng hoạt động, thu hẹp sản xuất. Ngoài ra, theo chỉ đạo của Chính phủ, hoạt động thanh tra của ngành bảo hiểm xã hội cũng tạm dừng, không kịp thời nhắc nhở, xử phạt cũng khiến số nợ tăng lên.

Một trở ngại khác trong công tác thu hồi nợ bảo hiểm, đó là việc xử lý đối với doanh nghiệp phá sản, giải thể, chủ bỏ trốn, ngừng hoạt động... vẫn chưa được cơ quan chức năng hướng dẫn rõ ràng. Nhiều công ty khi để nợ số tiền lớn chuyển địa điểm, đổi tên, sang nhượng cho người khác. Ngoài ra, một số đơn vị dù đã bị thanh tra nhiều lần nhưng vẫn chây ì, không khắc phục.

Nguyễn Tùng

Bài liên quan

Tin mới

ADB dành 23,6 tỷ USD hỗ trợ Châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững
ADB dành 23,6 tỷ USD hỗ trợ Châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn của mình trong năm 2023, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu, để giúp Châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.

Lạng Sơn: Gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024
Lạng Sơn: Gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024

Ngày 25/4, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thanh Sơn tham dự và chỉ đạo hội nghị.

Kon Tum thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước
Kon Tum thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước

UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch số số 1425/KH-UBND triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 01/4/2024.

Tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày
Tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày

Bước sang năm 2024, thị trường khởi sắc hơn, hoạt động sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành da giày đã dần ổn định hơn. Tuy nhiên, xét về dài hạn, bên cạnh ưu thế về nguồn lao động có tay nghề cao, nếu ngành da giày không nâng cao năng lực nội sinh rất khó ứng phó với biến động thị trường cũng như giữ sức tăng trưởng bền vững cho ngành.

Phát hiện hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận khách điều trị suy giãn tĩnh mạch
Phát hiện hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận khách điều trị suy giãn tĩnh mạch

Tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa phát hiện một hộ kinh doanh chuyên tắm hơi, massage… nhưng lại quảng cáo là phòng khám thuộc hệ thống thẩm mỹ viện Hàn Quốc, chuyên điều trị giãn tĩnh mạch bằng công nghệ cao độc quyền.

Đồng Tháp phấn đấu có ít nhất 30 sản phẩm OCOP được công nhận mới trong năm 2024
Đồng Tháp phấn đấu có ít nhất 30 sản phẩm OCOP được công nhận mới trong năm 2024

UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Kế hoạch Triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024.