Cụ thể về nguồn vốn đầu tư nước ngoài này, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội TP. Hồ Chí Minh 09 tháng năm 2022 cho thấy, cấp mới có 567 dự án với vốn đăng ký đạt 348 triệu USD, giảm 7,6% (so với cùng kỳ năm 2021).

Ảnh minh họa, nguồn internet
Ảnh minh họa, nguồn internet.

Trong đó, hoạt động thông tin và truyền thông có 126 dự án, vốn đăng ký 134,2 triệu USD, chiếm 38,6% vốn đăng ký cấp mới; hoạt động bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy với 217 dự án, vốn đăng ký 106,3 triệu USD, chiếm 30,5%; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ có 142 dự án, vốn đăng ký 32 triệu USD, chiếm 9,2%.

Nhà đầu tư đến từ Singapore dẫn đầu với 97 dự án, vốn đăng ký 121,8 triệu USD, chiếm 35% vốn đăng ký cấp mới; kế đến là Nhật Bản với 60 dự án, vốn đăng ký 60,2 triệu USD, chiếm 17,3%; Hàn Quốc với 81 dự án, vốn đăng ký 47,1 triệu USD, chiếm 13,5%.

Điều chỉnh vốn đăng ký có 114 lượt dự án với số vốn tăng gần 1,5 tỷ USD, tức tăng gấp gần 2,5 lần so với cùng kỳ. Trong đó, hoạt động công nghiệp chế biến, chế tạo có 16 dự án, vốn đăng ký 905,6 triệu USD, chiếm 60,8% vốn đăng ký điều chỉnh; hoạt động thông tin và truyền thông có 13 dự án, vốn đăng ký 264,5 triệu USD, chiếm 17,8%. Singapore vẫn là quốc gia có số vốn điều chỉnh cao nhất trong 09 tháng đầu năm 2022 tại TP. Hồ Chí Minh, đạt khoảng 1,15 tỷ USD, chiếm 77,3% vốn đăng ký điều chỉnh.

Về góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, có 1.797 trường hợp với vốn góp gần 1,13 tỷ USD, giảm 16,2%. Trong đó, hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ 424,2 triệu USD, chiếm 37,6% tổng vốn góp; hoạt động bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy 222,2 triệu USD, chiếm 19,7%; hoạt động kinh doanh bất động sản 203,5 triệu USD, chiếm 18%. Hàn Quốc và Singapore là hai quốc gia có tỷ trọng cao, chiếm lần lượt 30,3% và 21,1% trong vốn góp.

Hoàng Thăng (t/h)