Góp phần đẩy lùi “đại dịch Covid-19”

Hình ảnh phóng viên, nhà báo tác nghiệp giữa tâm dịch.
Hình ảnh phóng viên, nhà báo tác nghiệp giữa tâm dịch

Dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến nhiều mặt của đời sống xã hội của Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng, dù đã bùng phát nhiều đợt, nhưng mỗi đợt đều được khống chế, kiểm soát theo cách mà hiếm có nơi nào trên thế giới thực hiện được, đó là kiềm chế số ca nhiễm ở mức khá thấp, hạn chế lây lan trong cộng đồng, chữa trị thành công cho hầu hết các trường hợp bị nhiễm, không để xảy ra “vỡ trận” do dịch… Trong thành công này, phải kể đến vai trò to lớn của báo chí.

Dịch Covid-19 đã làm nhiều ngành, nhiều giới phải điều chỉnh hoạt động của mình thì chính báo chí cũng phải tự điều chỉnh để không chỉ thích nghi mà còn phải thực hiện tốt vai trò thông tin, định hướng của mình. Thực tế cho thấy, báo chí đã có nhiều đóng góp tích cực để góp phần cùng cả nước vượt qua từng đợt dịch và góp phần quan trọng vào chiến thắng đại dịch.

Trước tình hình diễn biến của dịch, nhất là đợt bùng phát đợt dịch lần thứ tư, bám sát sự chỉ đạo, định hướng của tỉnh, cùng với các lực lượng tuyên truyền khác, các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, cung cấp thông tin cho các tầng lớp Nhân dân về tình hình diễn biến của dịch bệnh.

Đội ngũ phóng viên các cơ quan báo chí đã không quản ngại khó khăn, nguy hiểm thường xuyên bám nắm cơ sở tăng cường khai thác, nắm bắt thông tin tích cực viết tin, bài tuyên truyền thông tin kịp thời, nhanh chóng, chính xác về công tác phòng, chống dịch; đẩy mạnh tuyên truyền Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước; chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ...; công tác phòng, chống dịch của tỉnh, góp phần truyền đi thông điệp về nỗ lực thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội tạo được sự tin tưởng, đồng thuận của người dân, giữ vững “vùng xanh”.

Ngoài ra, báo chí đã truyền cảm hứng, nêu gương người tốt, việc tốt;… Qua đó người dân đã đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19.

Những nội dung và hình thức tuyên truyền đã tạo sự thống nhất trong ý chí, hành động đối với nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh; tuyên truyền đề cao cảnh giác, tuyệt đối không lơ là, chủ quan trước nguy cơ dịch bệnh; tổ chức thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo các văn bản chỉ đạo của Trung ương và TP. Hồ Chí Minh; kiểm soát chặt chẽ việc khai báo y tế bằng mã QR Code phần mềm điều tra, truy vết của TP;…

Chia sẻ với báo chí, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi bày tỏ trân trọng đối với những đóng góp và cả sự hy sinh của các phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí đối với TP. Hồ Chí Minh - đã chung tay giúp thành phố kiểm soát dịch Covid-19.

Ông Phan Văn Mãi mong muốn các cơ quan báo chí, các phóng viên, biên tập viên tiếp tục đồng hành với TP. Hồ Chí Minh. Theo ông, các phóng viên, biên tập viên bằng kinh nghiệm thực tiễn của đặc thù nghề nghiệp hay đi nhiều và sớm nắm bắt các vấn đề mới, có thể đóng góp ý kiến giúp TP. Hồ Chí Minh giải quyết các vấn đề, từ đó đưa thành phố ngày một phát triển hơn. Đồng thời, báo chí làm cầu nối truyền tải thông tin kịp thời, chính thức về TP. Hồ Chí Minh tới bạn đọc trong và ngoài nước.

Thúc đẩy phục hồi kinh tế

Nền kinh tế TP. Hồ Chí Minh đang trên đà hồi phục sau “đại dịch Covid-19”.
Nền kinh tế TP. Hồ Chí Minh đang trên đà hồi phục sau “đại dịch Covid-19”

Đợt bùng phát dịch lần thứ tư bắt đầu từ cuối tháng 4/2021 đã gây sức ép nặng nề lên mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội tại TP. Hồ Chí Minh cũng như cả nước. Thực tế đó đang đòi hỏi các giải pháp phù hợp để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế. Mà các giải pháp này cần phải được truyên truyền mạnh mẽ, sâu rộng trên các phương tiện truyền thông với nhiều hình thức đa dạng và phong phú.

Nhìn nhận về vấn đề này, ông Lê Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy TP. Hồ Chí Minh cho biết, dưới sự chỉ đạo trực tiếp và thường xuyên của Thường trực Thành ủy, Ban Tuyên giáo Thành ủy, hoạt động báo chí tại TP. Hồ Chí Minh năm 2022 có nhiều khởi sắc. Báo chí tiếp tục thông tin đậm nét, đầy đủ, kịp thời các hoạt động, chỉ đạo của lãnh đạo Thành ủy, UBND TP, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP cũng như ghi nhận nỗ lực của các cấp chính quyền, tổ chức, đoàn thể trong công tác phòng chống dịch bệnh; lan tỏa những điển hình, mô hình sáng tạo của hệ thống chính trị trong phòng chống dịch và đảm bảo an sinh xã hội; lan tỏa những tấm gương người tốt, việc tốt; sự chung sức, đồng lòng và cả nước hướng về TP; tổ chức nhiều diễn đàn, chuyên mục, bài viết về hiến kế phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế.

Chia sẻ với báo chí, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên cũng cảm ơn, ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao những đóng góp của các cơ quan báo chí cho sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh.

Theo Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, trong thời gian qua báo chí đã kịp thời chuyển tải chân thực sinh động mọi mặt đời sống của TP, góp phần tạo không khí tích cực tạo động lực mạnh mẽ phát triển. Các cơ quan báo chí ngày càng thể hiện rõ vai trò độc lập và phản biện, năng động sáng tạo không ngại khó khăn gian khổ phản ánh chân thực những vấn đề gai góc của cuộc sống nhất là công cuộc xây dựng chỉnh đốn đảng... 

Đội ngũ những làm báo ngày càng vững vàng về chính trị, khẳng định là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng. Sản phẩm báo chí truyền thống chuyển tải thông tin trung thực, kịp thời và mang tính nhân văn sâu sắc. "Những việc làm trên không chỉ là trách nhiệm mà còn là bổn phận của cư dân đang sinh sống trên TP" – ông Nguyễn Văn Nên cho hay.

Với những nỗ lực không nhỏ của báo chí, nền kinh tế TP. Hồ Chí Minh đang dần phục hồi. Theo báo cáo của Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh cho thấy tốc độ tăng trưởng GRDP của thành phố trong quý II/2023 ước tăng trưởng 5,87% so với cùng kỳ, đứng thứ 2 trong số các thành phố trực thuộc Trung ương và đứng thứ 35/63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Cụ thể: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,16%; Công nghiệp, xây dựng tăng 4,77%; Dịch vụ tăng 7,16%. Trong đó, ước tính ngành dịch vụ đóng góp cao nhất với 64,8 % trong tổng mức GRDP của TP. Hồ Chí Minh

Cùng đó, dự án FDI đăng ký cấp mới vào TP. Hồ Chí Minh tăng đáng kể. 5 tháng đầu năm 2023 có 374 dự án FDI cấp mới, tăng 60,5% so với cùng kỳ (cùng kỳ có 233 dự án). Giải ngân vốn đầu tư công cũng đã khởi sắc. Ước tính giải ngân vốn đầu tư công 5 tháng đầu năm 2023 đạt 12,9% theo kế hoạch vốn của Thủ tướng Chính phủ; cao hơn tỷ lệ giải ngân cùng kỳ của năm 2022 (5 tháng năm 2022 đạt 9,4%).

Lê Vũ