Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

TPHCM có thể hạn chế và tiến tới cấm xe máy tại một số quận vào năm 2030

Sở GTVT TPHCM vừa trình UBND TPHCM đề án “Tăng cường vận tải giao thông công cộng kết hợp kiểm soát phương tiện cơ giới giao thông ở TPHCM”, được thực hiện theo 3 giai đoạn và tiến tới cấm hẳn vào năm 2030.

Sở Giao thông Vận tải vừa trình lên UBND TP.HCM đề án "Tăng cường vận tải giao thông công cộng, kết hợp kiểm soát phương tiện cơ giới giao thông ở TP.HCM" do Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải thực hiện.

Cụ thể, giai đoạn 1, từ nay tới năm 2020, hạn chế xe máy trong giờ cao điểm trên đường Trường Sơn (quận Tân Bình), đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1). Hạn chế xe máy từ 7-19h trên đường Pasteur (đoạn từ Lý Tự Trọng đến Điện Biên Phủ), đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (đoạn từ Điện Biên Phủ đến Lý Tự Trọng).

TPHCM có thể hạn chế và tiến tới cấm xe máy tại một số quận vào năm 2030 - Hình 1

Hình ảnh kẹt xe tại hầm vượt sông Sài Gòn vào giờ tan tầm. Ảnh: Zing.vn

Giai đoạn 2 từ 2021 - 2025, hạn chế xe đi vào quận 1 được giới hạn bởi các tuyến đường Võ Văn Kiệt - Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên Phủ - Hai Bà Trưng - Nguyễn Thị Minh Khai - Nguyễn Văn Cừ.

Giai đoạn 3 là từ 2026-2030, hạn chế tiến tới cấm hẳn xe máy đi vào khu vực trung tâm TPHCM gồm quận 1, 3, 5, 10 được giới hạn bởi các tuyến đường Võ Văn Kiệt, Châu Văn Liêm - Hồng Bàng - Lý Thường Kiệt - Bắc Hải - Cách Mạng Tháng Tám - Võ Thị Sáu - Đinh Tiên Hoàng - Tôn Đức Thắng.

Cùng với việc hạn chế xe máy, Sở GTVT đề xuất kiểm soát việc đỗ ôtô trong khu vực trung tâm thành phố; xây dựng khung giá dịch vụ giữ xe theo giờ và theo khu vực; hạn chế cấp phép giữ xe ở lòng đường, vỉa hè, đặc biệt là khu vực trung tâm; tăng lệ phí trước bạ đối với ôtô đến 9 chỗ; thu phí ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm đối với ôtô...

Ngoài ra, đề án còn đề xuất thu phí “ùn tắc giao thông” vào giờ cao điểm đối với các loại xe ôtô vào khu vực trung tâm TPHCM.

Theo Viện chiến lược, vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trong thời gian này giữ vai trò chủ đạo cho đến khi hệ thông vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn (metro, monorail) hình thành theo quy hoạch đến 2030.

Đối với giải pháp phát triển xe buýt, Viện này đề xuất cần phát triển thêm 55-120 tuyến, nâng tổng số toàn mạng lưới xe lên 192-255 tuyến, với khoảng 4.200-4.800 xe hoạt động. Việc này giúp đáp ứng được 8,9 - 12,2% nhu cầu đi lại của người dân TP.HCM, đáp ứng 25-30% nhu cầu đi lại ở khu vực trung tâm.

Theo số liệu được công bố tại hội thảo "Kiểm soát nhu cầu sử dụng xe cá nhân trên địa bàn TP.HCM - Thực trạng và giải pháp", trung bình TP.HCM có 910 xe máy trên 1.000 dân, tỷ lệ cao nhất thế giới.

Theo thống kê của Sở GTVT TP.HCM, tính đến tháng 3/2018, thành phố đang quản lý gần 7,3 triệu xe máy và gần 640.000 ôtô, chưa tính khoảng một triệu xe mang biển số tỉnh đang lưu thông ở thành phố. Mỗi ngày có thêm khoảng 1.000 ôtô và xe máy đăng ký mới.

Tại Việt Nam, ngoài TP.HCM đang được đề xuất cấm xe máy vào trung tâm, TP Hà Nội cũng đã thông qua đề án "Tăng cường quản lý phương tiện giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường, giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030" vào tháng 7/2017. Theo đó, sẽ dừng hoạt động của xe máy tại các quận nội thành vào năm 2030.

Hải Đăng

Tin mới

Bình Định phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đạt 15.000 tỷ đồng
Bình Định phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đạt 15.000 tỷ đồng

Ngày 4/5, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị Sơ kết công tác thu, chi ngân sách Nhà nước (NSNN) quý I và triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 trên địa bàn tỉnh. Hội nghị xác định: Phấn đấu hoàn thành và vượt dự toán thu NSNN được HĐND tỉnh giao là 15.000 tỷ đồng.

Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

UBND TP. Hải Phòng ban hành Văn bản số 1021/UBND-VX yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện trên địa bàn thành phố tăng cường thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP); Chủ tịch UBND các cấp - Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP chịu trách nhiệm về đảm bảo ATTP trên địa bàn.

Hậu Giang nâng cảnh báo nguy cơ cháy rừng lên cấp cực kỳ nguy hiểm
Hậu Giang nâng cảnh báo nguy cơ cháy rừng lên cấp cực kỳ nguy hiểm

Ban Chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Hậu Giang vừa có văn bản thông báo quyết định nâng cấp cảnh báo cháy rừng từ cấp IV (cấp nguy hiểm) lên cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm)...

Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024
Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024

Ngày 4/5, Liên đoàn bóng đá Thanh Hóa tổ chức công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024.

Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?
Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); trình Chính phủ trong tháng 9/2024.

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp
Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt các doanh nghiệp vì công bố thông tin không đúng thời hạn, vi phạm quy định về giao dịch với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người có liên quan, không báo cáo khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng.