Trách nhiệm người đứng đầu của cơ quan, địa phương trả lại hàng ngàn tỷ đồng vốn đầu tư công
Việc nhiều cơ quan, địa phương “hồi” vốn đầu tư công về ngân sách Nhà nước đang là tâm điểm chú ý của dư luận. Thực tế, hạ tầng cơ sở, phát triển kinh tế không hề hoàn hảo đến mức mà không phải đầu tư. Vậy, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, địa phương đối với đầu tư công là như thế nào? Có cần đưa nội dung đó vào tiêu chí để đánh giá cán bộ và sự phát triển của một địa phương, cơ quan không?
Thông tin việc thẩm tra về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2022, Uỷ ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội cho kết quả: Giải ngân vốn đầu tư công 09 tháng đầu năm chưa có chuyển biến. Thậm chí, tỷ lệ giải ngân năm nay còn thấp hơn so với năm 2021.
Cụ thể, tốc độ giải ngân tại số bộ, ngành, địa phương tiến độ giải ngân rất chậm. Có 39/51 bộ, cơ quan Trung ương và 22/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân nguồn vốn trong nước nằm dưới mức trung bình của cả nước là 46,7% tính tới hết tháng 09/2022. Trong đó có 14 bộ, cơ quan Trung ương và 01 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 20% kế hoạch Thủ tướng giao.

Giải ngân vốn nước ngoài 09 tháng đầu năm cũng chỉ đạt 19,03% so với kế hoạch Thủ tướng giao.
Thực tế, một số bộ, cơ quan Trung ương, địa phương liên tiếp có văn bản xin trả lại vốn do không có khả năng giải ngân vào tháng 09/2022.
Cụ thể, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội báo cáo đề nghị trả lại 173,155 tỷ đồng, tương đương 26% kế hoạch được giao. Ủy ban Dân tộc đề nghị trả lại 52,7 tỷ đồng, tương đương 97,6% kế hoạch được giao.
Bộ Y tế đã có công văn xin điều chỉnh giảm kế hoạch vốn nước ngoài năm 2021 với 536 tỷ đồng; Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị giảm 589,549 tỷ đồng; Bộ Xây dựng đề nghị giảm 167,39 tỷ đồng; Bộ Khoa học Công nghệ đề nghị giảm 141,67 tỷ đồng; Văn phòng Trung ương Đảng đề nghị giảm 31,8 tỷ đồng.
Các địa phương cũng không giải ngân được vốn nước ngoài nên cũng xin trả lại hoặc giảm vốn, trong đó nhiều đơn vị đề nghị giảm vốn hàng nghìn tỷ đồng.
Hà Nội đề nghị điều chỉnh giảm kế hoạch vốn tới hơn 2.217 tỷ đồng do các dự án ODA nhiều khó khăn, vướng mắc, không giải ngân được trong năm 2022, theo báo cáo số 351/BC-UBND ngày 30/09/2022 của UBND thành phố.
Bắc Ninh kiến nghị điều chỉnh giảm kế hoạch 1.827 tỷ đồng, gồm 27 tỷ đồng vốn ODA 27 tỷ và 1.800 tỷ đồng từ nguồn thu sử dụng đất.
Đồng Nai kiến nghị điều chỉnh giảm hơn 98 tỷ đồng nguồn vốn ODA, Khánh Hòa kiến nghị điều chỉnh giảm trên 171 tỷ đồng, Cần Thơ kiến nghị điều chỉnh giảm 1.450 tỷ đồng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đề nghị giảm 2.248,8 tỷ đồng, Bộ Ngoại giao đề nghị giảm hơn 391 tỷ đồng…
Với bối cảnh trên, Ủy ban Tài chính, ngân sách, lưu ý tình trạng chậm giải ngân các dự án sử dụng vốn ODA đã kéo dài nhiều năm qua. Với năm 2022, việc 09 tháng mới giải ngân được 19,03% là rất thấp. Vậy nên, Cơ quan này đề nghị Chính phủ đánh giá kỹ, phân tích rõ nguyên nhân để khắc phục kịp thời.
Ủy ban Tài chính, ngân sách yêu cầu Chính phủ cần đánh giá kỹ việc các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương xin trả lại kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 do không có khả năng giải ngân; tổng hợp số liệu cụ thể, báo cáo Quốc hội để điều chỉnh giảm chi ngân sách Nhà nước, giảm bội chi ngân sách Nhà nước tương ứng và đề xuất giải pháp xử lý phù hợp, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn.
Việc này nhằm tránh trường hợp Chính phủ trình tăng bội chi ngân sách Nhà nước năm 2022, trong khi vốn đầu tư công không giải ngân được, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đề nghị điều chỉnh giảm lại chưa được tổng hợp kịp thời. “Điều này để đánh giá số liệu chi ngân sách Nhà nước, bội chi ngân sách Nhà nước sát thực tế hơn”, đại diện Uỷ ban Tài chính, ngân sách thông tin.
Theo báo cáo của Chính phủ bội chi ngân sách Trung ương năm 2022 tăng 57.500 tỷ đồng so với dự toán.

Theo các chuyên gia kinh tế, việc các cơ quan, địa phương xin trả lại Chính phủ vốn đầu tư công cần phải xem xét kỹ lưỡng. Thứ nhất, do người đứng đầu yếu kém, không triển khai được các công việc của nguồn vốn hay do cơ chế. Nếu do người đứng đầu, do cơ quan, địa phương đó không triển khai được thì phải quy trách nhiệm và xem xét không giải ngân những hạng mục đó cho những năm tiếp theo. Thứ hai, nếu do cơ chế thì cần phải có văn bản trình Chính phủ xem xét, hỗ trợ chứ không thể giao rồi trả lại như thế được.
Cũng theo các chuyên gia, "có 39/51 bộ, cơ quan Trung ương và 22/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân nguồn vốn trong nước nằm dưới mức trung bình của cả nước là 46,7% tính tới hết tháng 09/2022. Trong đó có 14 bộ, cơ quan Trung ương và 01 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 20% kế hoạch Thủ tướng giao", có cơ quan trả lại đến hơn 96% vốn kế hoạch được giao thì phải xem xét lại ở khía cạnh cơ quan giao vốn nữa. Vì sao giao vốn kế hoạch lại không thực hiện được?
Thực tế, hạ tầng cơ sở, các điều kiện để chăm sóc đời sống cho nhân dân sau dịch Covid-19 là thiếu và kém. Cụ thể, bệnh viện thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị khám, điều trị bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân....Thế nhưng, việc liên tiếp các cơ quan, địa phương trả lại vốn đầu tư công cho chúng ta thấy điều gì? Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, địa phương trong việc triển khai phát triển kinh tế -xã hội, chăm lo đời sống cho người dân như thế nào? Có cần phải đưa nội dung đó vào thành tiêu chí để đánh giá năng lực người đứng đầu không?
Thạch Thảo (t/h)
Tin mới
Phát hiện loài cua nước ngọt mới tại Quảng Ninh
Sáng nay, 11/12, tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh phối hợp cùng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Tài nguyên và Môi trường Biển, tổ chức lễ bàn giao mẫu sinh vật cho Bảo tàng tỉnh phục vụ công tác trưng bày, nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, trong số đó có một loại cua hoàn toàn mới được phát hiện trong quá trình các nhà khoa học thực hiện điều tra, kiểm kê, thiết lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh.
Khai mạc Diễn đàn Quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ V tại Quảng Ninh
Ngày 11/12, tại Quảng Ninh, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với UBND tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức khai mạc Diễn đàn Quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ V.
Nhận định TTCK phiên giao dịch 12/12: Giằng co nhưng có thể sớm bước vào nhịp tăng mới
Theo VCBS, với việc dải Bollinger Band đang bó rất hẹp và dần có xu hướng mở rộng lên phía trên cho thấy xác suất cao VN-Index sẽ sớm có được nhịp tăng mới để hướng lên khu vực 1.140-1.160 điểm.
Các tòa nhà hội sở Techcombank được trao chứng nhận “Năng lượng Xanh 5 sao”: Khẳng định định vị thế Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam và Châu Á
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) là ngân hàng tư nhân duy nhất đạt chứng nhận “Năng lượng Xanh 5 sao” cho các tòa nhà hội sở tại Hà Nội, khẳng định định vị thế Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam và Châu Á.
Đoàn nghiên cứu thực tế của Học viện Chính trị làm việc tại BTL Vùng Cảnh sát biển 1
Ngày 11/12, tại Hải Phòng, Đoàn cán bộ của Học viện Chính trị/Bộ Quốc phòng do Đại tá Nguyễn Thanh Hà, Chủ nhiệm Khoa Sư phạm Quân sự làm trưởng đoàn đến nghiên cứu thực tế về kinh nghiệm quản lý, chỉ huy đơn vị kết hợp khảo sát, nắm tình hình đội ngũ cán bộ đã qua đào tạo tại Học viện Chính trị hiện đang công tác tại BTL Vùng Cảnh sát biển 1. Đại tá Nguyễn Văn Hiển, Phó Chính uỷ BTL Vùng chủ trì làm việc với Đoàn công tác.
Hải Dương đưa sản phẩm nông nghiệp OCOP lên sàn thương mại điện tử
Hiện nay tỉnh Hải Dương đang có 1.162 sản phẩm nông nghiệp được quảng bá, giới thiệu trên các trang thương mại điện tử, bao gồm các sản phẩm đặc sản, OCOP, sản phẩm tươi, đã qua sơ chế hoặc chế biến sâu.
Xem nhiều
Câu chuyện thương hiệu
Bức tranh tài chính mang thương hiệu Bảo hiểm Bảo Long - Tổng CTCP Bảo hiểm Bảo Long
Nhà sách Trí Đức - An Khánh: Bày bán hàng hoá nước ngoài không tem nhãn phụ Tiếng Việt theo quy định
AEONMALL Hà Đông: Thực phẩm không rõ nguồn gốc "ẩn mình" trong siêu thị lớn
Thương hiệu thực phẩm Hải Hương và dấu hỏi trong hoạt động kinh doanh
VinFast nhận được 70 đơn đăng ký hợp tác từ các đại lý phân phối trên toàn nước Mỹ
Khai giảng lớp K15 – Ngành Luật hệ đào tạo từ xa