Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thị trường Trung Quốc ngày càng khắt khe đối với hàng nhập khẩu

Bên cạnh việc không ngừng hoàn thiện hệ thống quản lý, kiểm tra, giám sát chất lượng hàng hóa nhập khẩu, để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, Trung Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp cứng rắn như cấm nhập khẩu toàn bộ nhóm hàng và tạm dừng toàn bộ tư cách xuất khẩu của doanh nghiệp nếu phát hiện dấu hiệu làm lây lan dịch bệnh.

Cụ thể, tại hội nghị "Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 03/2023" do Bộ Công Thương tổ chức sáng 31/03, ông Nông Đức Lai, Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh (Trung Quốc) cho biết, theo hoạch định chính sách vĩ mô của Trung Quốc, nước này sẽ đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu trên cơ sở ổn định và nâng cao chất lượng xuất nhập khẩu. Vì vậy, cùng với các chính sách về nâng cao kiểm soát chất lượng hàng hóa (đặc biệt là hàng nông, thủy sản và thực phẩm) không ngừng được Hải quan Trung Quốc hoàn thiện về cơ chế quản lý cũng như việc ban hành các văn bản thực thi trong những năm trở lại đây.

Ảnh minh họa, nguồn internet
Ảnh minh họa, nguồn internet.

Bên cạnh đó, "thị trường tỷ dân" hiện nay vẫn rất e dè với các loại dịch lây lan trên thế giới, nên ngày càng siết chặt quản lý người và hàng hóa, đặc biệt từ các nơi đang có dịch đậu mùa khỉ. May mắn ở thời điểm hiện tại, Việt Nam tuy có ca mắc đậu mùa khỉ nhưng chưa hình thành dịch nên không rơi vào nhóm bị cảnh báo.

Theo ông Lai, Trung Quốc rất mạnh tay trong việc ngăn chặn dịch lây lan vào nước này với các biện pháp rất cứng rắn như: Cấm nhập khẩu toàn bộ nhóm hàng và tạm dừng toàn bộ tư cách xuất khẩu của doanh nghiệp đã được đăng ký với Hải quan khi xuất khẩu sang Trung Quốc. Năm 2022, khi Việt Nam đang đàm phán mở cửa cho các sản phẩm tổ yến, gồm yến thô và yến tinh thì có thông tin về trường hợp phát hiện H5N1. Ngay lập tức phía bạn đã dừng mở cửa cho yến thô, chỉ chấp thuận đàm phán sản phẩm yến tinh đã qua chế biến.

Về thương mại, Trung Quốc vừa là nhà cung ứng hàng hóa số 1 của thế giới và là nước nhập khẩu lớn thứ hai thế giới, nên những thay đổi trong chính sách xuất nhập khẩu của nước này ảnh hưởng không nhỏ tới dòng chảy thương mại toàn cầu. Đặc biệt là Việt Nam, hoạt động xuất nhập khẩu vẫn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc.

Còn về hoạt động xuất nhập khẩu song phương, theo số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm đạt 30,3 tỷ USD, giảm 5,3%. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 11,57 tỷ USD, giảm 4%, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc đạt 18,69 tỷ USD, giảm 6,1%.

Đánh giá về cơ hội và những yếu tố thuận lợi, ông Nông Đức Lai cho biết, năm 2022 Việt Nam đã đàm phán thành công, mở cửa thị trường cho những mặt hàng nông sản có giá trị cao xuất khẩu sang Trung Quốc như: sầu riêng, chanh leo, tổ yến, khoai lang, đồng thời có hàng trăm mã số vùng trồng trái cây được phía Trung Quốc phê duyệt.

Bên cạnh đó, theo ông Nông Đức Lai, mức sống người dân Trung Quốc tăng lên, yêu cầu về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, nhất là hàng nông sản thực phẩm cũng nâng cao. Do vậy, không chỉ cạnh tranh với các đối thủ cùng xuất khẩu vào Trung Quốc, hàng hóa của Việt Nam, nhất là hàng nông sản sẽ phải cạnh tranh gay gắt với chính hàng hóa, sản phẩm nội địa tại thị trường này.

“Tốc độ đào thải khỏi thị trường Trung Quốc là tương đối cao nếu như doanh nghiệp không đáp ứng được những yêu cầu ngày một cao của thị trường. Trong khi số lượng hàng Việt Nam bị Trung Quốc cảnh báo ngày càng tăng. Năm 2021, ta xếp thứ tư thì năm 2022 tỉ lệ lô hàng bị cảnh báo xếp thứ hai. Việc này đã ảnh hưởng  không nhỏ đến uy tín, thương hiệu hàng hóa, tác động xấu đến tâm lý người tiêu dùng Trung Quốc với hàng hóa của ta ", ông Nông Đức Lai nhấn mạnh.

Trước những khó khăn và thách thức này, Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế và các địa phương nhất là địa phương có đường biên giới tăng cường kiểm soát dịch bệnh động, thực vật trong nước và ngăn chặn các loại dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài vào trong nước nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến các sản phẩm đã được xuất khẩu sang các thị trường cũng như công tác đàm phán mở cửa thị trường cho các sản phẩm mới.

Đề nghị các đơn vị chức năng thuộc bộ, ngành liên quan và các tổ chức, cơ quan giám định, giám sát cấp chứng nhận hàng hóa nghiên cứu các quy định liên quan theo Lệnh 259 và các yêu cầu đối với từng loại hàng hóa xem xét, đăng ký với Tổng cục Hải quan Trung Quốc nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong thời gian tới.

Với các doanh nghiệp, ông Nông Đức Lai khuyến nghị cần tiếp tục chú trọng và nâng cao chất lượng hàng hóa, thực hiện nghiêm các biện pháp về kiểm dịch an toàn thực phẩm, quy cách đóng gói đối với hàng thực phẩm, nông, thủy sản theo quy định của thị trường. Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm bằng cách thay đổi bao bì phù hợp và thu hút hơn người tiêu dùng Trung Quốc.

Lê Pháp (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Quảng Bình triển khai chiến lược gì để đạt mục tiêu xuất khẩu 220 triệu USD?
Quảng Bình triển khai chiến lược gì để đạt mục tiêu xuất khẩu 220 triệu USD?

Với mục tiêu tăng cường vai trò của doanh nghiệp và thúc đẩy hình thành các chuỗi giá trị xuất khẩu quy mô lớn, tỉnh Quảng Bình đang hướng đến việc đạt mức xuất khẩu 220 triệu USD. Đây là một phần của nỗ lực chung để đẩy mạnh phát triển xuất khẩu hàng hóa trong khu vực.

Tạm giữ trên 3.000 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc
Tạm giữ trên 3.000 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc

Đội QLTT số 1, Cục QLTT Long An phối hợp Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ – Công an huyện Đức Hòa kiểm tra cơ sở đang livestream bán hàng trực tuyến trên địa bàn huyện Đức Hòa, tạm giữ 3.015 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Loạt doanh nghiệp báo lãi nhờ đầu tư cổ phiếu
Loạt doanh nghiệp báo lãi nhờ đầu tư cổ phiếu

Trong khi hoạt động kinh doanh cốt lõi còn gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp "tay ngang" mang tiền đi đầu tư cổ phiếu và có được kết quả tích cực...

Điện Biên nỗ lực đưa điện về bản
Điện Biên nỗ lực đưa điện về bản

Chương trình "Bừng sáng Điện Biên" với mục tiêu khai thác tối đa tiềm năng phát triển nguồn điện trên địa bàn đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng thời phát triển lưới điện nông thôn đưa điện lưới quốc gia đến 100% số thôn bản với ít nhất 98% số hộ dân được sử dụng điện.

Vì sao hoá đơn tiền điện tháng Tư tăng cao?
Vì sao hoá đơn tiền điện tháng Tư tăng cao?

Trong tháng 4/2024, sản lượng tiêu thụ của toàn TP. HCM đạt hơn 2,75 tỷ kWh so với tháng 3/2024 là 2,44 tỷ kWh, tăng 12,44%. Trong số 2,47 triệu khách hàng là hộ gia đình trên địa bàn Thành phố thì có đến 1,8 triệu khách hàng sử dụng điện từ bậc 4 trở lên.

Bầu Phó Bí thư Đảng ủy PVN, chỉ định 7 đồng chí tham gia BCH Đảng bộ Tập đoàn
Bầu Phó Bí thư Đảng ủy PVN, chỉ định 7 đồng chí tham gia BCH Đảng bộ Tập đoàn

Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương chỉ định 7 đồng chí tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nhiệm kỳ 2020 - 2025.