Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Triệt phá đường dây tiêu thụ hàng triệu đô la Singapore giả

Qua công tác nghiệp vụ, Phòng Cảnh sát Kinh tế (Công an TP. Hà Nội) nắm thông tin về đường dây mua bán hàng triệu đô la Singapore giả quy mô lớn. Theo đó, các đối tượng đã đi thu gom ngoại tệ rồi bán lại cho các ngân hàng để thu lời. Ngoài ra, trong những giao dịch này, có đến hơn 02 triệu đô la Singapore giả (SGD) đã được các đối tượng lưu hành.

Ngày 06/01, Công an TP. Hà Nội đã thông tin về vụ triệt phá đường dây tiêu thụ hàng triệu đô la Singapore giả. Lực lượng chức năng đã đề nghị truy tố về hành vi “Lưu hành tiền giả” gồm: Nguyễn Trung Nghĩa (SN 1973, ở tại phường 17, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh); Lê Thị Huệ (SN 1966, ở tại TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương); Lê Mạnh Cường (SN 1966, ở tại TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên); Vũ Văn Nam còn có tên gọi khác là Vũ Thành Lâm (SN 1977, trú tại phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội); Phạm Thị Mộng Điệp (SN 1962, trú tại TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng); Đặng Thị Thuỳ Duyên (SN 1987, trú tại Vân Phúc, Phúc Thọ, Hà Nội); Phạm Quang Hoà (SN 1991, ở tại Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội); Nguyễn Chiến Công (SN 1977, ở tại huyện An Dương, TP. Hải Phòng); Tô Văn Năm (SN 1981, trú tại TP. Thái Nguyên); Lê Ngọc Hoàn (SN 1991, ở tại tỉnh Đồng Nai).

Qua công tác nghiệp vụ, Phòng Cảnh sát Kinh tế (Công an TP. Hà Nội) nắm thông tin về đường dây mua bán hàng triệu đô la Singapore giả quy mô lớn. Các trinh sát phát hiện Đặng Thị Thùy Duyên tàng trữ 99 tờ tiền mệnh giá 10.000 SGD, được xác định là tiền giả. 

Duyên khai nhận, tháng 11/2020, Duyên và Hoà quen biết Vũ Văn Nam (SN 1977, Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Qua trao đổi, Nam khoe có nguồn ngoại tệ, muốn đưa vào ngân hàng xử lý. Đối tượng hứa sẽ trả cho Duyên 5% trên tổng số tiền bán được là 16 tỷ đồng/1 triệu SGD. Nếu bán được giá cao hơn thì Duyên và Hoà được hưởng toàn bộ phần chênh lệch. Sau đó, Nam đã gửi cho Duyên và Hoà hình ảnh số tiền 2 triệu SGD và hẹn lên Thái Nguyên giao dịch.

Ngày 11/01/2021, Nam, Duyên và Hoà đến một ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cùng với Cường và Điệp, kiểm tra 02 triệu SDG. Tại đây, Điệp đã giao cho Duyên 06 tờ SDG và cùng Duyên đến ngân hàng kiểm tra. Do nghi ngờ là tiền giả, ngân hàng không thu mua. Lúc này, Nam, Cường, Điệp tiếp tục đề nghị Duyên và Hoà tìm khách mua bên ngoài… Vài tuần sau, Hoà tìm được hai trường hợp là anh N.V.A (ở Sóc Sơn) và anh B.T.S (ở tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), đồng ý mua số tiền trên với giá 15,5 tỷ đồng/1 triệu SDG. Hoà đã trao đổi lại việc này với Nam, Cường, hẹn thời gian lên Thái Nguyên để giao dịch.

Ngày 21/01/2021, tại một căn nhà ở xã Cao Ngạn, TP Thái Nguyên, hai nạn nhân đã đặt cọc 03 tỷ đồng và nhận được 01 triệu SGD về kiểm tra. Sau khi nhận tiền, anh A và anh S, kiểm tra thì phát hiện dòng chữ tiếng Anh, in trên mỗi tờ tiền dịch ra nghĩa là “Tiền ma dùng cho cúng tế" in trên mỗi tờ tiền. Xác định bị các đối tượng trên lừa đảo, các nạn nhân tìm cách liên lạc với nhóm đối tượng này để nhận lại số tiền đã đặt cọc nhưng bị từ chối. Sau một thời gian dài, ngày 31/05/2021, các nạn nhân mới  gặp được Duyên. Hai nạn nhân yêu cầu Duyên phải có trách nhiệm trả lại số tiền đặt cọc. Sau khi nhận lại số tiền trên, Duyên mang ra xe ô tô tô thì bị phát hiện. Căn cứ vào tính chất của vụ việc, hồ sơ vụ án theo thẩm quyền được chuyển đến Phòng An ninh Điều tra Công an TP. Hà Nội. Tiếp nhận hồ sơ, Phòng An ninh Điều tra Công an TP. Hà Nội đã vào cuộc điều tra, từ đó lần lượt bóc gỡ các mắt xích trong đường dây.

Quá trình điều tra xác định, ngày 11/07/2019, Nam và Giang thành lập Cty CP Đầu tư & Phát triển hạ tầng Nguyên Vũ TCVN, ngành nghề kinh doanh xây dựng. Công ty không đăng ký chức năng mua bán ngoại tệ nhưng lại hoạt động thu gom xử lý ngoại tệ. Công ty có vốn điều lệ theo đăng ký 299 tỷ đồng nhưng thực chất không có tài sản thực; trong đó Nam chiếm 50% cổ phần, Giang và Đỗ Văn Cương (SN 1985, ngụ Hà Nội), mỗi người chiếm 25%.

Theo sự phân công, Nam là Chủ tịch hội đồng quản trị, Giang là Giám đốc, người đại diện theo pháp luật. Sau đó, Hoàn về làm Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh của công ty tại khu vực phía Nam; Cường về làm phó ban xử lý ngoại tệ hỗn hợp cho công ty Nguyên Vũ và Điệp là cán bộ ngân hàng đã nghỉ hưu, làm thành viên của Ban xử lý ngoại tệ hỗn hợp của công ty Nguyên Vũ. Sau khi về công ty, Cường và Điệp được Nam giao tìm nguồn ngoại tệ để xử lý.

Để chứng minh tính hợp pháp cho hoạt động tiếp nhận, xử lý ngoại tệ của công ty Nguyên Vũ; chứng minh khả năng tài chính có thể tiếp nhận, xử lý số lượng lớn ngoại tệ nhằm thu hút các cá nhân, tổ chức đi thu gom ngoại tệ cho công ty Nguyên Vũ rồi bán lại cho các ngân hàng thu lời, Nam đã chỉ đạo Giang thực hiện việc làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức.

Cụ thể, vào tháng 09/2019, Nam chỉ đạo Giang làm giả chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước và Quyết định của Văn phòng Chính phủ với nội dung cho phép công ty Nguyên Vũ thu gom và xử lý ngoại tệ; tháng 01/2021, Nam tiếp tục yêu cầu Giang làm giả Thư xác nhận số dư tài khoản của công ty Nguyên Vũ mở tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch (Vietcombank Sở Giao dịch).

Quá trình hoạt động, Nam và Giang chỉ đạo cấp dưới đi thu mua ngoại tệ rồi bán lại cho các cá nhân, tổ chức để kiếm lời. Trong số này, có cả nguồn tiền đô la Singapore giả, các đối tượng tuy biết là tiền giả nhưng vẫn tìm cách giao dịch vì lợi nhuận. Cơ quan điều tra xác định, nhóm 11 bị can đã lưu hành hơn 02 triệu SGD giả (khoảng 34 tỷ đồng) trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến nay.

Thiên Trường (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Tăng trưởng xanh: Tiền đề để phát triển bền vững
Tăng trưởng xanh: Tiền đề để phát triển bền vững

Ngày 1/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ra QĐ số 1658/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược (Chiến lược) quốc gia về tăng trưởng xanh, giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050. Đây là sự nghiệp của cả hệ thống chính trị, toàn dân, cộng đồng DN và các cơ quan, tổ chức liên quan, được thúc đẩy bằng tinh thần đổi mới sáng tạo và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, bền vững.

Đại hội điểm Chi đoàn Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương nhiệm kỳ 2024-2027
Đại hội điểm Chi đoàn Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương nhiệm kỳ 2024-2027

Vừa qua, Chi đoàn Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương, Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024-2027. Đây là đơn vị được chọn làm điểm Đại hội cấp cơ sở của Bộ đội Biên phòng tỉnh.

Trốn thuế 3,5 tỷ đồng, giám đốc doanh nghiệp tại Phú Xuyên bị bắt
Trốn thuế 3,5 tỷ đồng, giám đốc doanh nghiệp tại Phú Xuyên bị bắt

Cơ quan điều tra xác định, các ông Nguyễn Văn Hà (Giám đốc), Phùng Văn Phúc (cựu Giám đốc) của Công ty CP sản xuất vật liệu xây dựng Phú Xuyên, TP. Hà Nội đã bán hàng cho nhiều đơn vị nhưng không kê khai nhằm trốn thuế khoảng 3,5 tỷ đồng.

Sàn chứng khoán nghỉ liên tiếp 3 ngày, không giao dịch bù thứ Bảy trong dịp nghỉ lễ 30/4-01/5
Sàn chứng khoán nghỉ liên tiếp 3 ngày, không giao dịch bù thứ Bảy trong dịp nghỉ lễ 30/4-01/5

Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ngày đi làm bù vào thứ Bảy (4/5), các sở giao dịch chứng khoán và Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam – VSDC sẽ không thực hiện giao dịch và hoạt động bù trừ, thanh toán.

Phát hiện nhiều trường hợp vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử
Phát hiện nhiều trường hợp vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang đã xác lập hồ sơ xử phạt 5 cơ sở tại TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang do không thông báo website thương mại điện tử bán hàng với Bộ Công Thương.

Chuyện lạ ở Casumina (CSM): Doanh thu sụt giảm hơn 11,3%, lợi nhuận tăng trưởng mạnh
Chuyện lạ ở Casumina (CSM): Doanh thu sụt giảm hơn 11,3%, lợi nhuận tăng trưởng mạnh

Công ty cổ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam (Casumina, mã chứng khoán CSM) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2024 với doanh thu sụt giảm hơn 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lợi nhuận tăng trưởng mạnh.