Trục vớt, cứu hộ các tàu bị chìm tại vùng biển Quy Nhơn - Hình 1

Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà trao đổi với lãnh đạo tỉnh Bình Định phương án cứu hộ cứu nạn tàu chìm

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đánh giá cao sự vào cuộc kịp thời và những nỗ lực của Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu miền Trung và tỉnh Bình Định trong việc ứng phó với những hậu quả do bão số 12 gây ra trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Bộ trưởng Bộ Tài Trần Hồng Hà đề nghị: Công việc cấp bách hiện nay cần phải làm là trục vớt, cứu hộ các tàu bị chìm, không để xảy ra sự cố môi trường, nỗ lực tìm kiếm, cứu nạn những nạn nhân còn mất tích. Tỉnh Bình Định cùng các đơn vị có liên quan cần phải chủ động và nỗ lực hết sức để ngăn sự cố môi trường trong quá trình cứu hộ các tàu chìm, bởi nếu xảy ra sự cố thì không chỉ Bình Định bị ảnh hưởng, mà nhiều tỉnh ở lân cận cũng bị ảnh hưởng.

Trục vớt, cứu hộ các tàu bị chìm tại vùng biển Quy Nhơn - Hình 2

 Một tàu hàng bị chìm trên biển

Trục vớt, cứu hộ các tàu bị chìm tại vùng biển Quy Nhơn - Hình 3

Cứu hộ tàu bị nạn trên biển Quy Nhơn

Sau cuộc họp, cùng ngày, Bộ trưởng đã trực tiếp đi thị sát thực địa các khu vực tàu bị chìm và kiểm tra công tác cứu hộ, cứu nạn, chuẩn bị ứng phó sự cố môi trường. Qua chuyến kiểm tra, Bộ trưởng thống nhất với đề xuất của lãnh đạo Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu miền Trung đó là phải thực hiện đồng thời 3 biện pháp: H út hết dầu trong các con tàu chìm, dùng phao vây trong quá trình hút và cứu hộ tàu, dùng hóa chất để trung hòa nếu có lượng dầu tràn nhỏ để đảm bảo 100% không xảy ra sự cố môi trường.

“Đối với các tàu chở hàng clinke, quặng apatit và than, đề nghị tỉnh Bình Định bố trí khu vực để đưa các loại hàng này đổ lên bờ trước khi trục vớt các con tàu” - Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

Thanh Bình