Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Trung Quốc đề xuất giảm 200 tỷ USD thâm hụt thương mại cho Mỹ

Bắc Kinh đã đề xuất với Washington một kế hoạch nhằm giảm 200 tỷ USD thâm hụt thương mại hàng năm của Mỹ với Trung Quốc, bằng cách tăng mua hàng hóa Mỹ và áp dụng một số biện pháp khác - hãng tin Reuters dẫn nguồn thạo tin là quan chức Mỹ cho hay.

Trung Quốc đề xuất giảm 200 tỷ USD thâm hụt thương mại cho Mỹ - Hình 1

Những container hàng hóa ở cảng nước sâu Yangshan, Thượng Hải, Trung Quốc, hôm 24/4/2018 - Ảnh: Reuters.

Đề xuất trên được đưa ra trong ngày đầu tiên của cuộc đàm phán Mỹ-Trung về thương mại kéo dài 2 ngày tại Washington. Cuộc đàm phán nhằm giải quyết mâu thuẫn thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Kế hoạch giảm thâm hụt thương mại nói trên mới là đề xuất của phía Trung Quốc và hiện chưa rõ giá trị cuối cùng được hai bên thỏa thuận sẽ là bao nhiêu.

Một nguồn tin nói rằng hãng sản xuất máy bay Boeing sẽ là một đối tượng hưởng lợi lớn của đề xuất mà Trung Quốc đưa ra nếu đề xuất này được Tổng thống Donald Trump chấp nhận. Boeing là nhà xuất khẩu lớn nhất của Mỹ và hiện đang bán khoảng 1/4 số máy bay thương mại do hãng sản xuất cho khách hàng Trung Quốc.

Một nguồn tin khác nói đề xuất của Trung Quốc bao gồm xóa bỏ thuế quan mà Trung Quốc áp lên khoảng 4 tỷ USD nông sản Mỹ, bao gồm hoa quả, các loại hạt, thịt lợn, rượu vang và cao lương.

Mức 200 tỷ USD cắt giảm trong thâm hụt thương mại Mỹ mà Trung Quốc đề xuất bằng đúng giá trị mà phía Mỹ đề xuất với Trung Quốc khi hai bên tiến hành đàm phán ở Bắc Kinh cách đây 2 tuần. Tuy nhiên, để duy trì bền vững sự cắt giảm 200 tỷ USD thâm hụt thương mại mỗi năm này đòi hỏi sự thay đổi to lớn trong cấu trúc thương mại Mỹ-Trung, bởi thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc trong năm 2017 là 375 tỷ USD.

Cũng trong năm ngoái, hai mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Mỹ sang Trung Quốc là máy bay và đậu tương, với giá trị tương ứng là 16 tỷ USD và 12 tỷ USD.

Ông Trump đã có cuộc gặp với Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, người dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc đến Washington đàm phán lần này, tại Nhà Trắng vào ngày thứ Năm. Tuy nhiên, không có một tuyên bố nào được Nhà Trắng đưa ra sau cuộc gặp.

Trước đó cùng ngày, Trung Quốc chỉ trích Trung Quốc là đã trở nên "rất hư" trong vấn đề thương mại với Mỹ, nhưng nói mục đích của ông là đạt một thỏa thuận tổng thể với Trung Quốc.

Phát biểu trước các nhà báo tại Nhà Trắng, ông Trump nói Trung Quốc đã "tước đoạt" của Mỹ trong thời gian quá dài, và cho biết ông đã nói với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng "chúng ta không thể làm như thế thêm được nữa".

Tại cuộc họp báo này, ông Trump cũng cho biết nếu hai nước đạt được một thỏa thuận thương mại, thì một phần của thỏa thuận này sẽ là Mỹ điều chỉnh lệnh trừng phạt đối với công ty thiết bị viễn thông ZTE của Trung Quốc. Ông Trump nói ông Tập Cận Bình đã đề nghị ông xem xét vấn đề này và ông đã nhất trí, đồng thời nói thêm rằng ZTE mua nhiều linh kiện của các công ty Mỹ.

Vốn âm ỉ từ lâu, mâu thuẫn thương mại Mỹ-Trung bị thổi bùng và leo thang mạnh sau khi ông Trump dọa áp thuế lên 150 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc vì cho rằng Trung Quốc đánh cắp công nghệ của Mỹ. Bắc Kinh đáp trả bằng cách dọa áp thuế lên hàng hóa Mỹ, bao gồm những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Mỹ như máy bay, đậu tương và xe hơi.

Tại cuộc đàm phán ở Bắc Kinh 2 tuần trước, hai bên trao cho nhau bản danh sách dài các yêu cầu của mình, và hầu như không đạt kết quả gì nhưng nhất trí sẽ tiếp tục đàm phán.

Ngoài yêu cầu Trung Quốc cắt giảm thâm hụt thương mại của Mỹ, chính quyền Trump còn muốn Bắc Kinh dỡ bỏ những yêu cầu về liên doanh tại Trung Quốc mà Mỹ cho là nhằm ép buộc các công ty Mỹ chuyển giao công nghệ. Ngoài ra, Mỹ cũng muốn Trung Quốc chấm dứt trợ cấp cho những ngành công nghệ cao thuộc chương trình "Made in China 2025".

Về phần mình, Trung Quốc đòi Mỹ nới trừng phạt đối với ZTE, dỡ bỏ hạn chế đối với hoạt động đầu tư của Trung Quốc ở Mỹ, và tăng bán hàng hóa công nghệ cao cho Trung Quốc.

Theo Vneconomy

Bài liên quan

Tin mới

Hệ thống dữ liệu thông tin về đất đai, thị trường bất động sản sẽ dẹp loạn tình trạng "làm giá"?
Hệ thống dữ liệu thông tin về đất đai, thị trường bất động sản sẽ dẹp loạn tình trạng "làm giá"?

Luật Đất đai 2024 đã dành một chương quy định về hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. Hệ thống dữ liệu thông tin về nhà ở, thị trường bất động sản sẽ dẹp loạn tình trạng "làm giá" đang diễn ra hiện nay?

Bắc Giang tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động
Bắc Giang tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang vừa ban hành Công văn số 2993 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 31 ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong tình hình mới.

Dông lốc, mưa lớn tại Bắc Kạn làm sập gần 600 ngôi nhà
Dông lốc, mưa lớn tại Bắc Kạn làm sập gần 600 ngôi nhà

Đến 17h ngày 18/4, tỉnh Bắc Kạn ghi nhận 576 nhà bị tốc mái và sập, ước tổng thiệt hại đến thời điểm hiện tại khoảng 5 tỷ đồng.

Liên Hợp quốc thảo luận cấp cao về phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng
Liên Hợp quốc thảo luận cấp cao về phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng

Tại Phiên họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang đề xuất cần tăng cường hợp tác và đoàn kết quốc tế, thông qua hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật để thu hẹp khoảng cách về phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là với các nước đang phát triển.

Phát hiện công ty TNHH MTV Thương Nhung vi phạm quy định về an toàn thực phẩm
Phát hiện công ty TNHH MTV Thương Nhung vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang kiểm tra đột xuất Công ty TNHH MTV Thương Nhung, tổ dân phố Minh Phượng, thị trấn Nham Biền, huyện Yên Dũng và phát hiện một số vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Liên bang Nga: Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Liên bang Nga: Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học Liên bang Nga Konstantin Mogilevsky cho biết: Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Mỗi năm, Chính phủ Nga dành 1.000 suất học bổng cho sinh viên Việt Nam. Hiện tại, có khoảng 3.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Nga, 70% trong số này đi theo diện học bổng của chính phủ 2 nước.