Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Truy thu thuế Unilever Việt Nam: Đừng để cả làng... làm sai

Từ trường hợp của Unilever đừng để "cả làng trốn thuế tội gì tôi không trốn hoặc trốn thuế thì sống tốt, không

 

THCL Từ trường hợp của Unilever đừng để "cả làng trốn thuế tội gì tôi không trốn hoặc trốn thuế thì sống tốt, không trốn thuế thì phá sản...".

Cả làng trốn thuế?

Từ bất cập trong quyết định truy thu thuế của Tổng Cục thuế với của  Unilever Việt Nam do đầu tư mở rộng nhưng không kê khai, tính, nộp thuế riêng đối với phần thu nhập phát sinh.

(Ảnh minh họa)

PGS.TSKH Phương Ngọc Thạch - Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế và Quản lý TP.HCM chỉ rõ, việc Unilever Việt Nam "kêu oan" và xin không nộp tiền phạt cho thấy thái độ thách thức, coi thường pháp luật của những doanh nghiệp nước ngoài.

Lỗi này là do Việt Nam, khi thu hút đã cho họ những đặc quyền, đặc lợi quá lớn đặc biệt là những chính sách ưu đãi về thuế. Những chính sách ưu đãi vượt khung, thậm chí được coi là biệt đãi, còn khi làm sai lại không ai dám đụng đến, hoặc đụng đến thì cũng xuê xoa cho qua... điều này đã tạo cho họ có tâm lý một mình một chợ, không biết sợ ai.

Đây là bất cập trong chính sách thu hút đầu tư và trong quá trình quản lý. Theo ông Thạch từng phân tích, đa số doanh nghiệp FDI hoạt động trong những lĩnh vực lắp ráp có giá trị gia tăng thấp, tỷ suất lợi nhuận không cao và chủ yếu làm thầu phụ cho các công ty đa quốc gia lớn hơn... nhưng phía Việt Nam phải công nhận các công ty FDI là doanh nghiệp công nghệ cao, dù thực chất chủ yếu lắp ráp. FDI được hưởng mức ưu đãi thuế cao nhất. Việt nam trở thành "thiên đường" giúp doanh nghiệp FDI tiết kiệm hàng tỷ đô tiền thuế.

PGS Phương Ngọc Thạch cho hay, câu chuyện hoàn thuế của Formosa cũng chẳng qua là sự ưu ái các doanh nghiệp nước ngoài. Việc các doanh nghiệp nước ngoài chuyển giá  nâng khống giá trị máy móc thiết bị, thay đổi thiết bị từ công ty mẹ là điều từ trước đến nay các chuyên gia đã nói .

Thực tế cho thấy một nửa số doanh nghiệp FDI báo cáo lỗ dù hoàn toàn khác với kết quả hoạt động chính thức, có thể do việc chuyển giá giữa nội bộ các doanh nghiệp này với công ty mẹ. Thanh tra Chính phủ đã phát hiện hàng loạt doanh nghiệp FDI khai lỗ lớn trong khi vẫn mở rộng hoạt động...

Vị chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần học theo chính sách thu hút FDI của Thái Lan và nhiều nước ASEAN. Thu hút nhưng đòi hỏi FDI phải liên kết với doanh nghiệp nội địa.

Chính vì vậy, vị chuyên gia nhấn mạnh "Sự biệt đãi đối với Formosa và các doanh nghiệp FDI không chuyển giao công nghệ, gây ô nhiễm môi trường, không tạo ra sức lan tỏa... cần phải chấm dứt".

Nêu quan điểm, ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) thừa nhận chính sách thuế của Việt Nam hiện nay còn nhiều vấn đề bất cập như: không chính xác, không rõ ràng, bất bình đẳng và không thống nhất...

"Thu thuế nhưng không nắm được đằng chuôi như trường hợp của BigC", ông Hải nói.

Cùng với đó là tình trạng cán bộ thuế thiếu trách nhiệm, thông đồng với doanh nghiệp cũng được vị chuyên gia nhấn mạnh.

Theo ông Hải, do các sắc thuế tại Việt Nam quá nhiều, tủn mủn nên dễ nảy sinh nhưng tiêu cực như móc nối, bắt tay giữa doanh nghiệp và cán bộ ngành thuế. Trường hợp của Unilever chỉ là một trường hợp "không may", thực tế còn nhiều Unilever khác.

Theo ông Hải, việc này cần được làm triệt để tránh những tiêu cực trên lại nảy sinh những tâm lý tiêu cực khác, vì theo ông Hải, hiện đang có một tâm lý "cả làng trốn thuế tội gì tôi không trốn? Hoặc trốn thuế thì sống tốt, không trốn thuế thì phá sản...". Ông Hải giải thích và nêu  ví dụ, "mua xe máy hiện nay hầu như không bao giờ số tiền khách hàng trả lại khớp với số tiền ghi trên hóa đơn".

Doanh nghiệp Trung Quốc khó quản

Liên quan tới trường hợp của Formosa, ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) cho rằng, việc thực thi thuế của các doanh nghiệp FDI được nhìn nhận là tốt hơn nhiều doanh nghiệp trong nước.

Tuy nhiên, như ông đã phân tích các chính sách thuế tại Việt Nam hiện không thống nhất, nhiều kẽ hở do đó, các doanh nghiệp FDI dễ dàng lách luật, trốn thuế. Về vấn đề này, Việt Nam chưa có được giải pháp để xử lý, ngay cả ngành thuế cũng phải thừa nhận họ chỉ lách luật chứ không vi phạm pháp luật, ông Hải nói.

Các kẽ hở nói trên theo ông Hải đã được các doanh nghiệp Trung Quốc tận dụng tối đa. Do có đặc điểm văn hóa gần giống nhau, lại ở gần nhau nên các doanh nghiệp Trung Quốc đã tìm hiểu rất kỹ và rất am hiểu tâm lý cũng như hệ thống pháp luật của Việt Nam. Theo đó, vấn đề quản lý các doanh nghiệp của Trung Quốc thường khó khăn hơn các doanh nghiệp ở các nước khác.

"Các doanh nghiệp Châu Âu làm tốt hơn, chấp hành pháp luật tốt hơn và dễ quản lý hơn là các doanh nghiệp Trung Quốc", ông Hải nói.

Bên cạnh đó, ông Hải cũng chỉ ra tình trạng của Việt Nam là luôn ở thế yếu (tức là phải chấp nhận thay vì được mặc cả), cụ thể là do môi trường đầu tư của Việt Nam chưa tốt, cơ sở hạ tầng yếu kém, kinh tế chậm phát triển... do đó, Việt Nam buộc phải lấy những chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư nước ngoài. Trong đó có nhiều ưu đãi về thuế. Đây là chủ trương chung ở hầu hết các nước đang phát triển. Ở một số nước còn có thêm chính sách ưu đãi như làm thẻ xanh, cấp visa, giảm học phí cho con học khi đi theo bố mẹ...

Theo Báo Đất Việt

Tin mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tri ân những người làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tri ân những người làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dâng hương tại Khu tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Khu di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ; gặp mặt, tặng quà tri ân gia đình các chiến sĩ Điện Biên, gia đình chính sách tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Lạng Sơn: Họp phiên chất vấn về thực hiện quy định của pháp luật đối với công tác giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật
Lạng Sơn: Họp phiên chất vấn về thực hiện quy định của pháp luật đối với công tác giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật

Ngày 16/4, Thường trực HĐND tỉnh Lạng Sơn tổ chức họp phiên chất vấn về thực hiện quy định của pháp luật đối với công tác giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Chủ tịch HĐND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thị Hậu chủ trì phiên họp.

Lễ phát động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 tại Thanh Hóa
Lễ phát động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 tại Thanh Hóa

Sáng 16/4, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Nông Cống tổ chức Lễ phát động Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, với chủ đề “Sách hay cần bạn đọc”.

Phát hiện trên 700kg xúc xích không có hóa đơn, chứng từ
Phát hiện trên 700kg xúc xích không có hóa đơn, chứng từ

Đội Quản lý thị trường số 1 đã kiểm tra kho đông lạnh có địa điểm kinh doanh tại chợ Mạo Khê, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh và phát hiện thu giữ số lượng lớn xúc xích không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Bình Định phấn đấu đạt chỉ số công nghiệp từ 7,5% đến 8,5%
Bình Định phấn đấu đạt chỉ số công nghiệp từ 7,5% đến 8,5%

Chiều 16/4, tại Văn phòng UBND tỉnh Bình Định, đường Trần Phú, TP. Quy Nhơn diễn ra buổi họp báo tình hình kinh tế - xã hội qúy I/2024. Tại buổi họp báo, lãnh đạo UBND tỉnh cho biết: Qúy II-2024, toàn tỉnh phấn đấu đạt chỉ số công nghiệp từ 7,5% đến 8,5%.

Chống khai thác IUU bảo đảm quyết liệt, đồng bộ, toàn diện, kịp thời, hiệu quả
Chống khai thác IUU bảo đảm quyết liệt, đồng bộ, toàn diện, kịp thời, hiệu quả

Chiều 16/4, tại thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Ban Chỉ đạo IUU Bộ Tư lệnh (BTL) Cảnh sát biển tổ chức hội nghị đánh giá kết quả triển khai đợt cao điểm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), ngăn chặn tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài tháng 3/2024.