Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Truy xuất nguồn gốc cho cây đào: Bài toán kinh tế lâu dài của người dân Sơn La

Với diện tích trên 5.000 ha trồng đào, chủ yếu do đồng bào dân tộc ở vùng cao, nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, chăm sóc trên đất nông nghiệp hoặc vườn nhà. Do đó, thời gian qua, cây đào đã trở thành nguồn thu nhập của bà con trong dịp Tết Nguyên đán.

Gắn tem truy xuất cho cây đào trồng

Theo ông Hà Mạnh Hùng - Phó Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Sơn La, thực hiện Quyết định 100/QĐ-TTg ngày 19/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về truy xuất nguồn gốc, Sơn La đã lựa chọn cây đào để truy xuất nguồn gốc trong mùa Tết năm nay.

Thực hiện truy xuất nguồn gốc cho cây đào là sự chủ động vào cuộc của Sơn La trong việc tìm hướng tiêu thụ thuận lợi cho cây đào trồng, vốn là loại cây mang lại thu nhập khá cho người dân của tỉnh, ông Hùng cho biết.

Ông Hà Mạnh Hùng - PGĐ Sở KH&CN tỉnh Sơn La
Ông Hà Mạnh Hùng - PGĐ Sở KH&CN tỉnh Sơn La.

Trước đó, Sơn La là tỉnh đầu tiên kiến nghị Thủ tướng cho phép tỉnh thực hiện truy xuất nguồn gốc, xác định xuất xứ vùng trồng đào trên đất nông nghiệp, không phải đào rừng tự nhiên. Với mục tiêu truy xuất nguồn gốc để xác định rõ nguồn gốc cây đào có nguồn gốc xuất xứ như thế nào, vùng trồng ra sao, tính hợp pháp sử dụng của sản phẩm, từ đó nâng cao giá trị thương hiệu cho đào Sơn La và việc triển khai dán tem truy xuất cho cây đào để phân biệt nguồn gốc đào rừng với đào trồng tạo điều kiện cho bà con có tăng thêm thu nhập.

Để thực hiện tốt việc truy xuất nguồn gốc cho cây đào phục vụ tết Nguyên đán, Sở KH&CN Sơn La đã phối hợp với Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia - Cơ quan đầu mối thực hiện triển khai Quyết định 100 của Thủ tướng Chính phủ cung cấp hệ thống và tem truy xuất cho cây đào.

Theo ông Bùi Bá Chính - Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia, khi được quét mã QR code gắn trên cây đào, hệ thống truy xuất nguồn gốc do Trung tâm mã số mã vạch Quốc gia vận hành sẽ cung cấp thông tin về người trồng, địa chỉ, diện tích, thông tin về năm trồng đào…

 “Việc dán tem truy xuất nguồn gốc cho cây đào sẽ giúp người mua đào xác định rõ nguồn gốc xuất xứ cây đào và giúp cây đào trở thành hàng hóa lưu thông một cách thuận lợi”, ông Chính cho biết.

Chuyên gia Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia hướng dẫn dán tem truy xuất nguồn gốc cho cây đào tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La
Chuyên gia Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia hướng dẫn dán tem truy xuất nguồn gốc cho cây đào tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.

Truy xuất nguồn gốc không bắt buộc nhưng nên làm

Ông Hà Mạnh Hùng khẳng định, việc truy xuất nguồn gốc cho cây đào không bắt buộc. Tuy nhiên, theo ông Hùng việc truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là cây đào là việc nên làm để để xác định nguồn gốc, xuất xứ cây đào, xác định vùng trồng, xác định cây đào được trồng trên đất nông nghiệp, không phải là đào rừng tự nhiên.

Việc truy xuất nguồn gốc không chỉ giúp cho cây đào trở thành hàng hóa lưu thông thuận lợi, bên cạnh đó còn giúp cho giá trị thương hiệu của đào Sơn La được khẳng định, ông Hùng cho biết.

Trước những băn khoăn của nhiều địa phương trong tỉnh về việc ngoài dán tem truy xuất nguồn gốc, cây đào có thể dán các tem nhãn khác để tiêu thụ hay không, ông Hà Mạnh Hùng cho biết, triển khai thực hiện Quyết định 100/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về truy xuất nguồn gốc, Sơn La đã xây dựng Kế hoạch triển khai truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 - 2025. Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, tỉnh đã lựa chọn cây đào để truy xuất nguồn gốc nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trên địa bàn khai thác, bán, vận chuyển cây đào dịp tết Nguyên đán năm 2021.

“Việc truy xuất nguồn gốc cho cây đào là không bắt buộc mà phụ thuộc vào nhu cầu của địa phương, người trồng miễn làm sao chứng minh được cây đào được trồng không phải đào rừng tự nhiên”, ông Hùng nói.

Tuy nhiên ông Hùng cũng lưu ý, việc truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm hàng hóa là chủ trương chung, hướng đến sản xuất theo chuỗi nhằm nâng cao giá trị cho hàng hóa là việc mà Sơn La hướng đến không chỉ cho cây đào mà cho tất cả các hàng hóa nông sản của tỉnh.

Hiện, việc truy xuất nguồn gốc cho cây đào đã được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La chuẩn bị, các thông tin về vùng trồng, địa chỉ nơi trồng… đang được cập nhật lên hệ thống truy xuất.

Sơn La hiện có trên 5.000 ha diện tích trồng đào
Sơn La hiện có trên 5.000 ha diện tích trồng đào.

Theo ước tính với diện tích trồng đào của Sơn La hiện tại cần dùng khoảng 300-500 nghìn tem truy xuất nguồn gốc. Hiện Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia, đơn vị cung cấp giải pháp cũng đã chuẩn bị sẵn sàng  1 triệu tem truy xuất để phục vụ nhu cầu truy xuất đào trồng của Sơn La cũng như các tỉnh khác có nhu cầu. Được biết, kinh phí thực hiện truy xuất nguồn gốc sẽ được tỉnh Sơn La hỗ trợ hoàn hoàn.

Hà Thủy

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!
Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!

Tối 29/4, tại Quảng trường Khu Du lịch biển Hải Tiến, UBND huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024 với chủ đề “Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca”.

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng
Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế đạt 21,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ tới 150,6 tỷ đồng.

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi
Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi, trong đó chú trọng các dự án chăn nuôi theo quy trình khép kín từ khâu sản xuất con giống tới chế biến phân phối sản phẩm ra thị trường.

Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng
Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam từ đầu năm đến ngày 20/4 đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn thực hiện ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4%.

Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam
Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và cả ở nước khác', bà Trần Tố Nga chia sẻ trước Phiên tranh tụng tại Tòa phúc thẩm Paris, ngày 7/5.

Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD
Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%, có 21 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.