Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tự chủ để nâng cao chất lượng giáo dục

Với vai trò l

Với vai trò là Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng, Giáo sư Trần Hồng Quân cho biết, Hiệp hội ra đời được kỳ vọng sẽ là nơi để các trường giao lưu, học hỏi, phản biện và đề xuất các chính sách nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Giáo sư Trần Hồng Quân

Hiệp hội ra đời, sẽ có vai trò gì trong việc đổi mới giáo dục hiện nay, thưa Giáo sư?

Hiệp hội ra đời trong bối cảnh có Nghị quyết 29 của Trung ương và quyết tâm đổi mới giáo dục của Chính phủ. Bởi vậy, Hiệp hội tự coi mình là một trợ thủ của hệ thống quản lý nhà nước về giáo dục đại học, cao đẳng nhằm góp phần tích cực thúc đẩy sự nghiệp phát triển đại học, xây dựng sức mạnh trí tuệ của đất nước để chúng ta sớm có thể sánh vai với các cường quốc năm châu như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiệp hội xác định vai trò, sứ mệnh của mình đó là luôn vươn lên ở vị trí hàng đầu trong dòng tư duy tiên tiến, góp phần tìm kiếm các giải pháp khả thi để giải quyết các vấn đề then chốt của nền giáo dục đại học.

Để làm được điều trên, cần có sự đoàn kết của tất cả các trường đại học, cao đẳng trên mọi miền đất nước, phối hợp chặt chẽ với Bộ GD&ĐT để từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước, đặc biệt là vấn đề kiểm định chất lượng các trường đại học, cao đẳng.

Hiệp hội sẽ là nơi trao đổi tư duy giáo dục. Hiệp hội là ngôi nhà chung của các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc để hỗ trợ lẫn nhau. Hiệp hội cũng là nơi nghiên cứu tổ chức tham mưu những vấn đề chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các vấn đề phát triển giáo dục đại học, cao đẳng. Hiệp hội hoạt động dựa trên nguyên tắc bất vụ lợi, trên nguyên tắc không dựa vào ngân sách nhà nước, dân chủ, thuyết phục nhau và cùng thỏa thuận.

Kể từ khi thực hiện đổi mới giáo dục, ngành giáo dục nước nhà chưa có chuyển biến đáng kể. Vậy Hiệp hội sẽ có những khâu đột phá như thế nào để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực?

Một số giải pháp từ Bộ GD&ĐT, đặc biệt là những quan niệm, tư duy mới đã dần thấm vào xã hội. Và để nâng cao chất lượng đào tạo đại học, nhất thiết các trường phải được tự chủ hoàn toàn về tài chính, nhân lực, chuyên môn và học thuật.

Hiệp hội như là cánh tay nối dài, công cụ để thực hiện chương trình giáo dục đại học, cao đẳng. Việc làm lớn đầu tiên của Hiệp hội sẽ là tiếp tục góp phần tái cơ cấu hệ thống giáo dục đại học; trong tháng 3/2015, sẽ tổ chức triển lãm giáo dục quốc tế tại Việt Nam với quy mô lớn, xây dựng trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục.

Hiện nay, hầu hết các trường đại học công lập và ngoài công lập đang hoạt động riêng lẻ mà thiếu sự gắn kết. Vậy Hiệp hội sẽ có phương án nào nhằm kết nối các trường để cùng phát triển?

Thực tế, nhiều năm qua, các trường đều nhận thấy sự cần thiết của việc liên kết giữa trường công và trường tư, song đến nay vẫn chưa làm được. Bởi vậy mới xảy ra tình trạng, nguồn cung lao động trình độ đại học - nhu cầu thị trường - xu thế chọn nghề "nhàn hạ" của sinh viên, khiến quy mô và cơ cấu giáo dục đại học nặng tính tự phát. Đây là một nguyên nhân dẫn đến hơn 174.000 cử nhân không tìm được việc làm. Giờ đây, Hiệp hội "vào cuộc", theo đó, nếu ngành nghề nào đang thừa, các thành viên sẽ thỏa thuận điều chỉnh giảm chỉ tiêu tuyển sinh. Hoặc như, nếu nguồn cung ngành kỹ thuật - công nghiệp đang bất cập, Hiệp hội sẽ khuyến khích thành viên giàu tiềm năng đứng ra lấp các khoảng trống đó.

Hơn nữa, lâu nay, các trường đại học, cao đẳng chủ yếu hoạt động riêng lẻ, tự thiết kế chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, cải tiến phương pháp đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, soạn đề thi (nhiều công việc của các trường giống hệt nhau, ví dụ như giáo trình môn tin học, ngoại ngữ…). Vậy tại sao các trường không sử dụng sản phẩm của nhau để giảm bớt lãng phí thời gian, chất xám và kinh phí? Rất nhiều người đồng tình, với chức năng của mình, Hiệp hội nên mời các chuyên gia có kinh nghiệm về từng môn học góp ý, bổ sung, điều chỉnh chương trình làm "nguồn học liệu mở" cho các trường khai thác.

Xin cảm Giáo sư!

Thanh Bình (Thực hiện)

Tin mới

Thái Nguyên: Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng
Thái Nguyên: Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng

UBND tỉnh Thái Nguyên vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.

Triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

 Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang vừa ký, ban hành Kế hoạch số 85/KH-UBND triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh.

Quý I, xuất siêu đạt 8,08 tỷ USD; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
Quý I, xuất siêu đạt 8,08 tỷ USD; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Số liệu Tổng cục Thống kê công bố, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa quý I/2024 đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Vụ sập cầu ở Baltimore sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu than của Mỹ sang Châu Á
Vụ sập cầu ở Baltimore sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu than của Mỹ sang Châu Á

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), sự cố sập cầu ở Baltimore trong tuần này sẽ là lực cản đối với thị trường xuất khẩu than của Mỹ trong năm nay.

Thanh Hóa phát hiện số lượng lớn dung dịch vệ sinh giả thương hiệu Femfresh
Thanh Hóa phát hiện số lượng lớn dung dịch vệ sinh giả thương hiệu Femfresh

Công an TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa vừa điều tra, làm rõ và bắt 3 đối tượng có hành vi 'sản xuất, buôn bán hàng giả' là dung dịch vệ sinh phụ nữ gồm: Trần Thị Phương, SN 1995 ở phường Đông Hải, TP. Thanh Hóa; Phạm Thùy Dung, SN 1994 ở xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và Nguyễn Thị Phượng, SN 1987 ở xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội.

Sáu yêu cầu khẩn trương tháo gỡ vướng mắc cho các công trình giao thông trọng điểm
Sáu yêu cầu khẩn trương tháo gỡ vướng mắc cho các công trình giao thông trọng điểm

Tại Phiên họp Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải, Thủ tướng đề nghị, các tỉnh, thành phố đôn đốc các nhà thầu huy động đầy đủ nhân, vật lực để thi công đồng thời kiểm soát chặt chẽ tiến độ, chất lượng và kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đáp ứng kế hoạch đề ra.