Theo tính toán của UBND tỉnh Tuyên Chính phủ cần bố trí thêm 2.600 tỷ đồngTỉnh Tuyên Quang xin Thủ tướng hỗ trợ thêm cho dự án 1.000 tỷ đồng để tiếp tục thực hiện theo hình thức BOT

Theo đó, Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài – Lào có tổng chiều dài khoảng 40,2km (địa phận tỉnh Tuyên Quang khoảng 11,63km; địa phận tỉnh Phú Thọ khoảng 28,57km) với điểm đầu là Km 0+00 (Quốc lộ 2 - Km 127+500) thuộc xã Lưỡng Vượng, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang; điểm cuối là Km 40+200 kết nối với nút giao IC9 đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai thuộc thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.

Tuyến đường được xây dựng theo quy mô 4 làn xe, vận tốc 80 km/h này sẽ đi song song về bên phải tuyến Quốc lộ 2 hiện hữu.

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án, công trình này có tổng mức đầu tư 3.271,09 tỷ đồng, trong đó phần vốn ngân sách trung ương dự kiến 500 tỷ đồng (đã bao gồm 10% dự phòng theo quy định của pháp luật); vốn ngân sách địa phương là 10,79 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư và vay tín dụng là 2.760,3 tỷ đồng.

Để hoàn vốn, Thủ tướng cho phép nhà đầu tư xây dựng trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ để hoàn vốn phần vốn với thời gian dự kiến thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ hoàn vốn là 19 năm 2 tháng (từ năm 2023 đến năm 2042). Thời gian chính thức sẽ được xác định thông qua đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.

Tuy nhiên, trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang cho biết, hiện nay việc thu hút các nhà đầu tư thực hiện dự án cũng như khả năng các ngân hàng cho vay vốn các dự án hạ tầng giao thông theo hình thức PPP là rất khó khăn.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư từng quan tâm đề xuất thực hiện dự án là Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường cũng đã xin rút thôi không thực hiện tiếp công tác chuẩn bị dự án.

“Vì vậy, để triển khai dự án, đặc biệt là trong hình hình các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19, việc chuyển đổi hình thức đầu tư từ PPP sang đầu tư công hoặc hỗ trợ thêm nguồn vốn ngân sách Nhà nước là cần thiết”, ông Phạm Minh Huấn, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang giải thích trong công văn gửi Thủ tướng.

Để thực hiện chuyển đổi dự án sang thực hiện theo hình thức đầu tư công, UBND tỉnh Tuyên Quang tính toán Chính phủ cần bố trí thêm 2.600 tỷ đồng. Trường hợp nguồn vốn Ngân sách Nhà nước không bố trí 100% vốn để thực hiện theo hình thức đầu tư công, tỉnh Tuyên Quang xin Thủ tướng hỗ trợ thêm cho dự án 1.000 tỷ đồng để tiếp tục thực hiện theo hình thức BOT.

T.N