Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

TX. Bỉm Sơn (Thanh Hóa): Doanh nghiệp có “đội lốt” dự án để khai thác đất trái phép?

Là đơn vị thực hiện dự án nạo vét lòng sông Tam Điệp (TX. Bỉm Sơn, Thanh Hóa), tuy nhiên hàng loạt máy móc,

THCL Là đơn vị thực hiện dự án nạo vét lòng sông Tam Điệp (TX. Bỉm Sơn, Thanh Hóa), tuy nhiên hàng loạt máy móc, ô tô trọng tải lớn của Công ty CP Sản xuất & Thương mại Lam Sơn đang rầm rộ khai thác đất lòng sông, vận chuyển về Nhà máy gạch Tuynel Lam Sơn để sản xuất gạch bán ra thị trường, khiến dư luận vô cùng bức xúc.

Máy móc, ô tô phục vụ cho việc khai thác đất tại lòng sông Tam Điệp

Đất lòng sông… “chạy” vào nhà máy gạch

Theo phản ánh của nhiều người dân sống tại các thôn: Xuân Nội, Điền Lư, Đoài Thôn thuộc xã Hà Lan (TX. Bỉm Sơn, Thanh Hóa) cho biết: Dự án nạo vét lòng sông, khơi thông dòng chảy của sông Tam Điệp, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, phòng chống bão lụt trên địa bàn thị xã được Công ty CP Sản xuất & Thương mại Lam Sơn triển khai từ cuối năm 2015. Tuy nhiên, bên cạnh việc thực hiện dự án, DN này đã “hô biến” hàng nghìn mét khối đất lòng sông thành nguyên liệu cho Nhà máy gạch Tuynel Lam Sơn sản xuất gạch bán ra thị trường.

Anh Nguyễn Văn T sống ở thôn Điền Lư cho biết: “Thực hiện dự án nạo vét lòng sông, nhưng nhiều tháng qua Công ty CP Sản xuất & Thương mại Lam Sơn lại cho phương tiện, máy móc múc đất dưới lòng sông, đưa về Nhà máy gạch Tuynel Lam Sơn để sản xuất gạch. Việc làm trên của DN này liệu có đúng với quy định của pháp luật?

Ô tô trọng tải lớn rầm rập vận chuyển đất về Nhà máy gạch Tuynel Lam Sơn

Sống tại đây, chúng tôi chứng kiến mỗi ngày có tới hàng chục xe ô tô trọng tải lớn rầm rập vận chuyển đất về nhà máy. Hàng loạt máy xúc, máy ủi hoạt động hết công xuất, đất múc lên đến đâu là họ vận chuyển lên nhà máy gạch tới đó. Tuy nhiên, điều lạ lùng là việc làm trên đã diễn ra nhiều tháng qua, nhưng không hề thấy động thái can thiệp nào từ phía chính quyền…?”.

Bà Hoàng thị H ở thôn Xuân Nội cũng bức xúc cho biết: “Ngay từ cuối năm 2015, hàng loạt máy xúc, máy ủi tiến hành san lấp, mởi đường xuống lòng sông Tam Điệp để cho xe ô tô xuống chở đất về nhà máy. Lòng sông Tam Điệp (nằm phía sau khu dân cư thôn Xuân Nội) được DN này ngăn bờ thành nhiều khúc, máy múc múc đất tạo thành hàng loạt hố sâu khoảng 3,4 mét ở giữa lòng sông…

Việc DN này thực hiện dự án đến đâu thì người dân chúng tôi không rõ. Tuy nhiên, việc khai thác đất lòng sông để phục vụ cho nhà máy sản xuất gạch thì đã rõ như ban ngày… nhưng không thấy cơ quan chức năng xử lý?”.

Theo ghi nhận của phóng viên (sáng ngày 4/5), đoạn sông Tam Điệp nằm phía sau khu dân cư thôn Xuân Nội được tạo bờ ngăn khúc. Nhiều máy ủi, máy múc đang rầm rộ hoạt động như một đại công trường khai thác đất. Hàng loạt ô tô có trọng tải lớn nối đuôi nhau vận chuyển đất mang đi.

Những xe tải này chở đất khai thác từ lòng sông Tam Điệp, sau đó chạy dọc theo tuyến đe bao qua thôn Xuân Nội, Điền Lư, Đoài Thôn và vận chuyển về Nhà máy gạch Tuynel Lam Sơn.

Theo nhiều người dân cho biết: Trên địa bàn TX. Bỉm Sơn có nhiều nhà máy sản xuất gạch. Tuy nhiên, chỉ có Nhà máy gạch Tuynel Lam Sơn là vừa sản xuất gạch vừa kiêm luôn cả khâu bán đất cho nhiều nhà máy gạch khác.

Chính quyền đùn đẩy trách nhiệm?

Trước phản ánh của người dân, phóng viên liên hệ với lãnh đạo Công ty CP Sản xuất & Thương mại Lam Sơn để làm rõ sự việc. Tuy nhiên, nhân viên công ty này cho biết: “Hiện tại, giám đốc đang đi công tác, chúng tôi sẽ báo cáo lãnh đạo và sắp xếp lịch làm việc ngay khi giám đốc đi công tác về…”.

Trụ sở Công ty CP Sản xuất & Thương mại Lam Sơn

Liên quan đến vụ việc, ông Trịnh Thế Nam, Trưởng phòng Kinh Tế (UBND TX. Bỉm Sơn) cho biết: “Dự án nạo vét lòng sông Tam Điệp do Công ty CP Sản xuất & Thương mại Lam Sơn đề xuất và đã được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận. Thời gian thực hiện dự án từ tháng 12/2015 đến hết năm 2017”.

Khi được hỏi cụ thể về hồ sơ; giấy phép thực hiện dự án; khi triển khai dự án DN được phép nạo vét lòng sông thì chiều sâu, chiều ngang được giới hạn bao nhiêu mét? Khi thực hiện dự án thì DN có phải nộp các loại thuế hay không…? ông Nam cho hay: “Đây là phòng Kinh Tế, nhưng thực chất là phòng chuyên về nông nghiệp, nên ngoài những vấn đề liên quan đến phục vụ sản xuất nông nghiệp thì tôi không nắm rõ. Ngoài ra, do nhân viên phụ trách lưu giữ hồ sơ đang bị ốm, nên hiện tại tôi chưa thể cung cấp được? Về nghĩa vụ thuế mà DN phải nộp khi triển khai dự án thì các anh sang phòng TNMT làm việc…”.

Cũng liên quan đến vụ việc trên, ông Mai Quang Bính, Trưởng phòng TNMT TX. Bỉm Sơn cho biết: “Dự án đã được UBND tỉnh chấp thuận, mọi vấn đề liên quan các anh sang làm việc với phòng Kinh Tế. Tôi bận đi họp bây giờ…?”.

Là cơ quan chuyên môn, quản lý địa bàn, nhưng lại không nắm rõ về hồ sơ dự án, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau… khiến dư luận không khỏi hoài nghi về sự minh bạch trong công tác quản lý của chính quyền sở tại.

Trong khi họ đang đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, thì hàng loạt máy múc, máy ủi vẫn đua nhau “băm nát” từng khúc sông Tam Điệp. Nhiều ô tô trọng tải lớn vẫn rầm rập vận chuyển đất vào Nhà máy gạch Tuynel Lam Sơn.

Trước sự việc trên, đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa, Sở TNMT và UBND TX. Bỉm Sơn cần sớm làm rõ những phản ánh của người dân, đồng thời có hình thức xử lý đối với những sai phạm của Công ty CP Sản xuất & Thương mại Lam Sơn nếu có.

Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin.

Tuấn Ngọc – Gia Huy

 

 

Tin mới

Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt
Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt

Chiều 26/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn.

Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết
Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết

Quý I/2024, Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 133 tỷ đồng. Đây cũng là quý có lợi nhuận sau thuế cao nhất kể từ khi niêm yết vào năm 2020.

Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên
Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5 (1954 - 2024), ngày 26/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong (TNXP), dân công hỏa tuyến (DCHT) trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024
ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024

Kết thúc quý I/2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK - mã chứng khoán ABB) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%

Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2024 (trước soát xét), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng khả quan với lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 617 tỷ đồng, tăng trưởng 13%; Tổng doanh thu hợp nhất đạt 14.066 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023.