Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Trong khi đó, đồng yên Nhật tăng vào phiên giao dịch vừa qua, sau đợt tăng bất ngờ vào cuối ngày 2/5 mà các nhà giao dịch cho là nhờ sự can thiệp của chính quyền Nhật Bản.

Sự biến động mạnh của đồng yên diễn ra trong khoảng thời gian Phố Wall đóng cửa, và vài giờ sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) kết thúc cuộc họp chính sách của mình.

Chủ tịch Fed Jerome Powell xác nhận kỳ vọng của Ngân hàng Trung ương về việc cắt giảm lãi suất, nhưng nhấn mạnh rằng động thái đó sẽ diễn ra muộn hơn dự kiến do lạm phát vẫn đang ở mức cao.

Tuy nhiên, đồng USD giảm giá do Fed không áp dụng chính sách “diều hâu” hơn, bao gồm cả khả năng tăng lãi suất thêm. Đồng USD chốt phiên giao dịch giảm 0,9% so với đồng yên Nhật, hiện ở mức 153,09 yên/USD.

Đồng USD vẫn tăng hơn 10% so với đồng yên trong năm nay, do các nhà giao dịch đẩy lùi kỳ vọng về thời điểm Fed cắt giảm lãi suất lần đầu tiên.

Trọng tâm kinh tế lớn tiếp theo của Mỹ có thể thúc đẩy những biến động tiếp theo trên thị trường tiền tệ, đó là báo cáo việc làm tháng 4, được công bố hôm nay 3/5, dự kiến cho thấy các nhà tuyển dụng đã tạo thêm 243.000 việc làm trong tháng 4.

Lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm chuẩn tại Mỹ hiện ở mức 4,57%.

Dữ liệu ngày 2/5 cho thấy, số người Mỹ nộp đơn yêu cầu trợ cấp thất nghiệp mới giữ ổn định ở mức thấp trong tuần trước.

Ở một diễn biến ngược lại, đồng euro tăng 0,17%, đạt mức 1,0728 USD.

Tại thị trường trong nước, vào đầu phiên giao dịch ngày 3/5, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 4 đồng, hiện ở mức 24.242 đồng.

Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào - bán ra giữ nguyên, hiện ở mức 23.400 đồng - 25.450 đồng.

 Tỷ giá Euro tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào - bán ra giảm nhẹ, hiện ở mức 24.668 đồng – 27.265 đồng.

Việt Anh (t/h)