Tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam ước vượt mức 100%: Tiềm ẩn nhiều rủi ro
THCL Theo Trung tâm Nghiên cứu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV, trong giai đoạn 2011- 2015, nợ công gia tăng nhanh chóng với mức 16,7%/năm.
Theo đó, cuối năm 2015, về số tuyệt đối, dư nợ công lên đến 2.608 nghìn tỷ đồng, gấp 1,9 lần so với cuối năm 2011 (1.393 nghìn tỷ đồng). Về số tương đối, cuối năm 2015, nợ công/GDP ở mức 62,2%, áp sát ngưỡng kiểm soát 65% của Quốc hội.
Đáng lưu ý, theo nhiều chuyên gia, quy mô nợ công thực tế có thể đã cao hơn so với mức công bố do cách thức xác định nợ công của Việt Nam và một số tổ chức quốc tế uy tín có sự khác biệt. Cụ thể, nợ công theo tiêu chuẩn Việt Nam dựa trên nguyên tắc: trách nhiệm thanh toán thuộc về chủ thể đi vay; còn nợ công theo tiêu chuẩn quốc tế được xác định trên cơ sở: chủ sở hữu thực sự hay pháp nhân đứng sau chủ thể đi vay phải có trách nhiệm thanh toán. Theo đó, nợ công theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ bằng nợ công theo tiêu chuẩn Việt Nam cộng với nợ của: Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), tổ chức bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội (ASXH) và một số địa phương. Căn cứ theo tiêu chuẩn quốc tế, nhiều chuyên gia đưa ra ước tính và cho rằng tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam đã vượt mức 100%.
Theo thông lệ quốc tế, ngưỡng nợ công tối ưu (nhằm đảm bảo nợ công là động lực giúp tăng trưởng kinh tế) thông thường cho các nước phát triển là 90%, các nước đang phát triển có nền tảng tốt là 60% và có nền tảng kém là 30-40. Vì vậy, mức ngưỡng nợ công/GDP được Quốc hội đề ra là 65% là phù hợp với thông lệ quốc tế; và việc vượt ngưỡng tối ưu có thể tiềm ẩn rủi ro.
Hiện nay, theo các Tổ chức quốc tế và trong nước, khả năng vỡ nợ của Việt Nam là khá thấp. Tuy nhiên, trên thực tế, nợ công vẫn đang là vấn đề cập bách. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, chỉ tiêu nợ phải trả (nợ gốc và lãi) có nguy cơ tiến sát vượt ngưỡng cảnh báo: Theo Bộ Tài chính (BTC), trong giai đoạn, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài trung dài hạn/thu NSNN đã tăng lên 22,3% (ngưỡng an toàn 25%).
Thứ hai, nghĩa vụ trả nợ tăng nhanh trong khi nguồn trả nợ công không bền vững: Theo Bộ KH&ĐT, chỉ tiêu Nghĩa vụ trả nợ/thu NSNN tăng lên 38% vào năm 2014 và 45% năm 2015; Hệ quả là, tình trạng vay để trả nợ gốc ngày càng tăng, lên đến 80.000 tỷ năm 2014 và 150.000 tỷ năm 2015. Tuy nhiên, khả năng gia tăng thu ngân sách/GDP giảm mạnh, cụ thể năm 2011 là 25,9% xuống 22,1% năm 2015 và dự kiến tiếp tục giảm.
Thứ ba, tác động tiêu cực của nợ công với nền kinh tế: Các khoản lãi và một phần nợ gốc phải trả trong ngắn hạn đang ngày càng tăng cao, gây sức ép lên cân bằng NSNN. Do đó, Chính phủ đang phải liên tục phát hành TPCP để bù đắp thâm hụt NSNN. Hệ quả là, quy mô nợ công tăng theo tần suất và quy mô phát hành TPCP. Ngoài ra, lãi suất bị đẩy đi lên cao, gây ra khó khăn cho DN, từ đó làm giảm nguồn thu của NSNN để thanh toán các khoản vay.
H.Thu (Thương hiệu và Công luận)
Bài viết khác
Những mã cổ phiếu nổi bật trước phiên giao dịch 17/2
Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 17/2 của các công ty chứng khoán.
Tuần qua, xuất hiện 2 ngân hàng điều chỉnh lãi suất tiết kiệm, cao nhất 6,1%/năm
Tuần này, Ngân hàng TMCP Việt Á (Viet A Bank) vừa chính thức điều chỉnh biểu lãi suất tiết kiệm, áp dụng từ ngày 13/12. Theo đó, nhà băng này tăng lãi suất huy động các kỳ hạn từ 12-36 tháng thêm 0,1%/năm. Còn Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) đã cập nhật biểu lãi suất tiền gửi mới dành cho khách hàng cá nhân từ ngày 11/2.
Tỷ giá USD hôm nay 16/2: Tỷ giá trung tâm giữ nguyên so với phiên giao dịch ngày hôm qua
Đồng USD đang trên đà giảm tuần so với đồng EUR, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump trì hoãn việc áp dụng thuế quan thương mại...
Doanh nghiệp Hoá dầu Petrolimex bị xử phạt và truy thu do kê khai sai, dẫn đến thiếu số tiền thuế
Cục Thuế TP. Hà Nội vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Tổng công ty Hoá dầu Petrolimex - CTCP (mã PLC - sàn HNX) theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước.
Chứng khoán phiên chiều 14/2: VN-Index chưa thể chinh phục mốc 1.280 điểm, thị trường xuất hiện những đợt sóng nhỏ lẻ
Các nhóm bluechip và cổ phiếu trụ cột suy yếu khiến VN-Index chưa thể vượt mốc 1.280 điểm, trong khi thị trường xuất hiện những “con sóng” nhỏ lẻ như EVF, HVN và một số mã ngân hàng vừa và nhỏ.
Hodeco tiếp tục gia tăng sở hữu với việc mua thêm 400.000 cổ phiếu Xây lắp Thừa Thiên Huế
CTCP Phát triển Nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (Hodeco, mã HDC - sàn HOSE) đã tăng tỷ lệ sở hữu tại CTCP Xây lắp Thừa Thiên Huế (mã HUB – sàn HOSE) lên 43,55% vốn điều lệ sau khi mua thêm 400.000 cổ phiếu.
Chứng khoán sáng 14/2: Thị trường khởi sắc, VN-Index tiếp tục bứt phá
Mặc dù thiếu động lực tăng tốc, VN-Index vẫn duy trì đà tăng nhẹ nhờ tín hiệu khởi sắc trên thị trường. Nhóm cổ phiếu khoáng sản tiếp tục tỏa sáng với nhiều mã "khoác áo tím".
Tỷ giá USD hôm nay 14/2: Đồng USD suy giảm
Tỷ giá USD hôm nay 14/2/2025 ghi nhận như sau: Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 22 đồng, hiện ở mức 24.572 đồng. Trong khi đó, trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,87%, xuống mức 107,07.
VN-Index hôm nay: Nhà đầu tư hãy xem xét cổ phiếu nhóm hóa chất, vận tải-cảng biển, xăng dầu
Theo chuyên gia của Công ty Chứng khoán UP, với chỉ số VN-Index hôm nay, 14/2, nhà đầu tư cần duy trì sự thận trọng, cân nhắc giữa việc tích lũy khi có dấu hiệu phục hồi và cắt giảm nếu thị trường điều chỉnh sâu hơn; hãy xem xét cổ phiếu nhóm hóa chất, vận tải-cảng biển, xăng dầu...
Chứng khoán khối ngoại ngày 13/2: Giá trị bán ròng chạm mức thấp nhất từ đầu tháng Hai
Dù vẫn trong xu hướng bán ròng, nhà đầu tư nước ngoài có dấu hiệu tích cực khi giá trị bán ròng phiên 13/2 giảm mạnh, xuống mức thấp nhất trong tháng Hai.