Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

UNESCO công nhận Công viên địa chất toàn cầu ở Cao Bằng

Tối ngày 12/4, UNESCO chính thức thông qua nghị quyết công nhận công viên địa chất Non nước Cao Bằng là công viên địa chất toàn cầu. Đây là công viên địa chất toàn cầu thứ hai của Việt Nam, sau Cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) đã được UNESCO công nhận từ năm 2010.

Theo đó, tại Khóa họp lần thứ 204 ở Paris (Pháp), Hội đồng Chấp hành UNESCO đã chính thức thông qua danh sách công nhận thêm 13 công viên địa chất toàn cầu. Công viên địa chất Non Nước của tỉnh Cao Bằng nhận được danh hiệu này vì đáp ứng được tất cả các tiêu chí của UNESCO về cảnh quan, điều kiện địa chất rất đặc biệt cùng với đời sống văn hóa, tinh thần, xã hội rất đa dạng.

UNESCO công nhận Công viên địa chất toàn cầu ở Cao Bằng - Hình 1

Vẻ đẹp thơ mộng của công viên địa chất thác Bản Giốc

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam - Trưởng đoàn Việt Nam, việc công nhận của Hội đồng Chấp hành UNESCO có ý nghĩa rất lớn. Ngoài các tiêu chí về cảnh quan, địa chất với những đặc điểm đặc biệt, Công viên địa chất toàn cầu Non Nước còn có yếu tố nổi bật về mặt lịch sử, văn hóa, xã hội như đời sống của cộng đồng, dân cư cùng với khu vực địa chất đó.

Trên thế giới mới có hơn 100 địa điểm, hoặc địa phương, được UNESCO trao cho danh hiệu công viên địa chất toàn cầu. Ở khu vực Đông- Nam Á cho đến nay chỉ có hai nơi được công nhận gồm có ở Malaysia và ở Đồng Văn của Việt Nam. Danh hiệu công viên địa chất toàn cầu được công nhận lần này là ghi nhận của UNESCO về cảnh quan rất đa dạng, điều kiện địa chất rất đặc biệt của đất nước Việt Nam cùng với đời sống văn hóa, tinh thần, xã hội rất đa dạng.

UNESCO công nhận Công viên địa chất toàn cầu ở Cao Bằng - Hình 2

Tại đây gần như tất cả vẫn mang hình thái  hoang sơ 

Là một tỉnh nằm ở phía đông bắc của Việt Nam, Cao Bằng có bề dầy về lịch sử, văn hóa, cách mạng, và có nhiều lợi thế về phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là du lịch. Với những lợi thế như vậy, tỉnh Cao Bằng xác định đây là trọng tâm phát triển để sớm trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Xuất phát từ yêu cầu như vậy, tỉnh đã phối hợp với Viện Địa chất Khoáng sản triển khai các bước để xây dựng công viên địa chất Non Nước, để có thể trở thành công viên địa chất toàn cầu. Công viên địa chất Non Nước bắt đầu được triển khai từ năm 2015, với diện tích trên 3 nghìn km2 với 9 huyện và 130 điểm di sản địa chất.

Đến tháng 11-2016, tất cả hồ sơ và ba tuyến du lịch trong công viên địa chất này cũng được hoàn thiện và đệ trình lên UNESCO. Đến tháng 7-2017, nhóm chuyên gia của UNESCO đã đến Cao Bằng để thẩm định.

Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh cho biết: Nhóm tư vấn đã đánh giá rất cao công tác chuẩn bị của Cao Bằng, cũng như hồ sơ đăng ký. Đến tháng 9-2017, trong khuôn khổ Hội nghị mạng lưới công viên địa chất châu Á-Thái Bình Dương được tổ chức tại Trung Quốc, Hội đồng chuyên gia UNESCO đã chính thức thông qua hồ sơ công viên địa chất Non Nước để trở thành công viên địa chất toàn cầu. Tại Khóa họp Hội đồng Chấp hành UNESCO lần thứ 204 ở Paris, hồ sơ đã được Hội đồng Chấp hành thông qua và công nhận.

Đây là một vinh dự không chỉ đối với Cao Bằng mà của cả Việt Nam vì đây là lần thứ hai nước ta nhận được danh hiệu này. Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh nói: Chúng tôi đến đây với một thông điệp, cam kết với UNESCO rằng chúng tôi rất coi trọng việc xây dựng và phát triển công viên toàn cầu gắn với phát triển bền vững.

Để thực hiện việc này, chúng tôi sẽ phải tập trung vào công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch quản lý đúng yêu cầu của UNESCO cũng như mạng lưới công viên địa chất toàn cầu. Thứ 2, sẽ phải tập trung vào xây dựng hệ thống cơ sở vật chất của ba tuyến du lịch, đồng thời tăng cường đào tạo nhân lực, có sự tham gia của cộng đồng dân cư tại địa phương.

Tỉnh Cao Bằng cũng sẽ nâng cao chất lượng hệ thống đối tác, thuyết minh viên để khai thác một cách triển để, có hiệu quả các di sản địa chất - văn hóa và đa dạng sinh học trong công viên địa chất toàn cầu. Thứ ba là tập trung vào việc tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, đồng thời nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản địa chất, văn hóa và đa dạng sinh học. Thứ 4, tỉnh sẽ tập trung vào việc tăng cường hội thảo và nghiên cứu khoa học, tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước để phát huy những giá trị của khu vực này trong mạng lưới các công viên địa chất toàn cầu. Cuối cùng là tăng cường tuyên truyền và quảng bá hình ảnh du lịch với mục tiêu xây dựng công viên địa chất toàn cầu ở Cao Bằng ngày càng phát triển bền vững, gắn bảo tồn các loại hình di sản với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.

Đoàn Việt Nam tham dự kỳ họp lần này có kế hoạch đi thăm công viên địa chất toàn cầu Haute Provence ở miền nam nước Pháp để tham khảo cách tổ chức quản lý, bảo tồn và phát triển ở đây. Ông Guy Martini - Giám đốc công viên địa chất này - là một chuyên gia UNESCO về lĩnh vực này đã tới Việt Nam và cho biết sẵn sàng thiết lập quan hệ đối tác với tỉnh Cao Bằng để chia sẻ kinh nghiệm, tạo điều kiện để công viên địa chất ở Cao Bằng được tham gia Hệ thống công viên địa chất toàn cầu.

Đại sứ - Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO cho biết: Điều này rất quan trọng vì khi đã đạt được các tiêu chỉ của UNESCO rồi, có định hướng rồi, cần có kế hoạch phát triển để xứng với tầm quốc tế. Một khi đã được tham gia hệ thống này, Việt Nam có thể được các nước thành viên chia sẻ thêm nhiều kinh nghiệm, được hỗ trợ và nhận được những đánh giá khách quan về các hoạt động của mình.

Công viên địa chất toàn cầu là một trong những hợp tác cụ thể của Việt Nam với UNESCO, có mạng lưới công viên địa chất toàn cầu gồm các địa phương trên thế giới. Cùng với danh hiệu của UNESCO, hai công viên địa chất toàn cầu ở Hà Giang và Cao Bằng là nơi để Việt Nam nghiên cứu về địa chất, về khoa học. Đây cũng là những địa điểm thu hút khách du lịch, từ đó thúc đẩy giao lưu giữa các nước.

H.L

Bài liên quan

Tin mới

Ông Nguyễn Tiến Thanh được bổ nhiệm Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Ông Nguyễn Tiến Thanh được bổ nhiệm Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký Quyết định số 1279/QĐ-BGDĐT về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Lợi nhuận trước thuế Sacombank (STB) trong quý I/2024 đạt 2.654 tỷ đồng
Lợi nhuận trước thuế Sacombank (STB) trong quý I/2024 đạt 2.654 tỷ đồng

Kết thúc quý I/2024, lợi nhuận trước thuế của Sacombank đạt 2.654 tỷ đồng. Mục tiêu lợi nhuận ngân hàng đưa ra cho năm 2024 ở mức 10.600 tỷ đồng, tăng 10% so với mức thực hiện của 2023.

Giải bóng bàn, cầu lông, quần vợt, golf hè Sầm Sơn Cúp Thabrew Silver Beer 2024
Giải bóng bàn, cầu lông, quần vợt, golf hè Sầm Sơn Cúp Thabrew Silver Beer 2024

Sáng 27/4, Sở VH,TT&DL Thanh Hóa phối hợp với UBND TP. Sầm Sơn tổ chức lễ khai mạc Giải bóng bàn, cầu lông, quần vợt, golf hè Sầm Sơn - Cúp Thabrew Silver Beer năm 2024.

Eximbank (EIB) vừa có thông báo thay đổi nhân sự cấp cao
Eximbank (EIB) vừa có thông báo thay đổi nhân sự cấp cao

Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) vừa có thông báo thay đổi nhân sự cấp cao.

Khánh Hòa tổ chức hội nghị xúc tiến du lịch tại Thái Lan
Khánh Hòa tổ chức hội nghị xúc tiến du lịch tại Thái Lan

Đoàn công tác tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Hội nghị xúc tiến du lịch Nha Trang - Khánh Hòa vào chiều 26/4 tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Dự hội nghị có ông Hà Quốc Trị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa; ông Phạm Việt Hùng, Tân Đại sứ Vệt Nam tại Thái Lan.

CTCP GELEX Electric (GEE) nộp hồ sơ niêm yết 300 triệu cổ phiếu trên sàn HOSE
CTCP GELEX Electric (GEE) nộp hồ sơ niêm yết 300 triệu cổ phiếu trên sàn HOSE

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) đã có thông báo nhận hồ sơ đăng ký niêm yết 300 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Điện lực GELEX (GELEX Electric – mã GEE – sàn UPCoM).