Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học: Khẳng định thương hiệu chè Tân Cương

Bằng việc ứng dụng thực tiễn kết quả nghiên cứu khoa học, sản phẩm chè xanh mang chỉ dẫn địa lý “Tân

THCL Bằng việc ứng dụng thực tiễn kết quả nghiên cứu khoa học, sản phẩm chè xanh mang chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” của tỉnh Thái Nguyên đã khẳng định chất lượng, thương hiệu, từ đó nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Thành viên Hội đồng nghiệm thu khảo sát thực địa mô hình dự án

Thực hiện sản xuất an toàn

Từ rất lâu, chè Thái Nguyên đã được tôn vinh là “Đệ nhất danh trà” của Việt Nam. Một trong những vùng trồng chè có sản phẩm chè xanh ngon nổi tiếng của Thái Nguyên là vùng Tân Cương. Ngày 20/9/2007, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã ban hành Quyết định số: 1144/QĐ-SHTT cấp chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” cho sản phẩm chè Tân Cương thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” cho chè Tân Cương Thái Nguyên bao gồm vùng địa danh tương ứng với 3 xã: Phúc Xuân, Phúc Trìu và Tân Cương với tổng diện tích tương ứng 4.861,8 ha. Chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” cho chè Tân Cương Thái Nguyên là một trong các sản phẩm đầu tiên của Quốc gia được đăng bạ bảo hộ chỉ dẫn địa lý trên toàn quốc.

Tuy nhiên, thực trạng sản xuất chè xanh tại vùng Tân Cương nảy sinh một số vấn đề, như: Mặc dù đã có chỉ dẫn địa lý là khu vực có điều kiện sinh thái khác biệt và chất lượng chè xanh có các tiêu chí hơn các vùng khác trong tỉnh, nhưng sản xuất chè ở đây vẫn còn mang tính sản xuất nhỏ. Chưa có hệ thống quản lý chất lượng chè xuyên suốt từ cấp tỉnh đến huyện, xã mà thực tế sản xuất tại địa phương lại quá manh mún. Ngày 21/8/2011 UBND tỉnh đã phê duyệt đề án nâng cao năng lực sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2011- 2015. Theo đề án, đến năm 2015 có 100% diện tích chè tại các vùng sản xuất chè tập trung của tỉnh đáp ứng yêu cầu sản xuất an toàn theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP). Nhưng ngay tại vùng chè Tân Cương, người nông dân thực sự chưa được hướng dẫn một cách có hệ thống về các biện pháp canh tác, sử dụng phân tổng hợp vi sinh, phòng trừ sâu bệnh; công cụ chế biến giữa các hộ không đồng đều; thị trường tiêu thụ chủ yếu trong nước, thương hiệu chỉ dẫn địa lý có nhưng hệ thống bao bì nhãn mác chưa đồng bộ và chưa được quản lý; Thiếu một hệ thống tiêu thụ sản phẩm trong vùng bảo hộ chỉ dẫn địa lý…

Từ những tồn tại nêu trên, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Đông Bắc đề xuất dự án: “Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học để quản lý và nâng cao chất lượng cho sản phẩm chè xanh mang chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” của tỉnh Thái Nguyên”. Dự án nhằm đưa phân bón hữu cơ sinh học chuyên dùng cho chè (NTT) phổ biến rộng rãi cho các hộ dân trong khu vực, giảm lượng phân bón hoá học kết hợp quy trình canh tác tiên tiến để góp phần nâng cao chất lượng chè, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước. Bên cạnh đó, sự liên kết 4 “nhà” trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sẽ đảm bảo tính an toàn cho sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, tăng hiệu quả sản xuất chè, góp phần cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người sản xuất. Dự án được phê duyệt và đi vào thực hiện từ tháng 4/2014 đến tháng 12/2015.

Cần nhân rộng mô hình

TS. Trần Trung Kiên - chủ nhiệm dự án cho biết, đến nay, dự án đã hoàn thành mục tiêu: Quản lý và nâng cao chất lượng chè mang chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” của tỉnh Thái Nguyên thông qua việc ứng dụng thực tiễn kết quả nghiên cứu khoa học. Cụ thể, tăng tỷ lệ sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn mang nhãn hiệu chè “Tân Cương” từ 10 - 15%, thay thế 100% phân bón hoá học bằng phân bón hữu cơ sinh học chuyên dùng cho chè. Sử dụng phân bón NTT với lượng 8 tấn/ha làm tăng năng suất búp tươi trong vùng dự án tăng từ 12,9 đến 24,1% so với đối chứng (sử dụng phân hóa học) tại địa phương. Với giá cả tại thị trường là 200.000đ/kg thì tổng thu của 3 xã trong vùng dự án sử dụng phân bón NTT đều đạt trên 280 triệu/ha/năm. Trừ mức chi phí về chế biến và về nguyên liệu thì cho lãi trên 200 triệu đồng/ha/năm.

Ngoài ra, dự án đã đào tạo được 300 học viên là nông dân, thành viên hiệp hội sản xuất chè, cán bộ HTX chè (Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu); xây dựng các tổ hợp tác trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nhằm đảm bảo sản phẩm đặc trung mang chỉ dẫn địa lý vùng Tân Cương Thái Nguyên. Đồng thời, khảo sát và đánh giá thị trường tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiêp cung cấp thông tin và nhu cầu của thị trường cho các nông hộ nhằm thích ứng tốt hơn với yêu cầu của nhà tiêu thụ và đa dạng hóa sản phẩm chè theo quy trình thương mại (đóng gói, gắn nhãn mác, trên bao bì cho sản phẩm chè trong vùng dự án). Sản phẩm đã được gửi tham gia triển lãm hội chợ chè trong và ngoài tỉnh; hợp đồng thuê 3 gian hàng tiêu thụ sản phẩm tại Thái Nguyên, Hà Nội, Hải Phòng. Trong thời gian triển khai 2 năm đã tiêu thụ được 15 tấn chè khô mang chỉ dẫn địa lý vùng Tân Cương, tăng 4,16% so với kế hoạch đề ra.

Kết quả đạt được của dự án sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn để nhân rộng ra các vùng trồng chè khác trong vùng được bảo hộ chỉ dẫn địa lý nói riêng và vùng trồng chè Thái Nguyên nói chung.

Để chè xanh vùng địa lý tiềm năng phát triển ổn định bền vững và đảm bảo quyền lợi của người sản xuất, người tiêu dùng, Cục sở hữu trí tuệ, Sở khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên cần tiếp tục nhân rộng mô hình sử dụng phân bón hữu cơ sinh học NTT quy mô 8 tấn/1ha chè trong sản xuất chè xanh chất lượng cao.

Thanh Hà (Thương hiệu và Công luận)

Tin mới

Bình Định phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đạt 15.000 tỷ đồng
Bình Định phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đạt 15.000 tỷ đồng

Ngày 4/5, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị Sơ kết công tác thu, chi ngân sách Nhà nước (NSNN) quý I và triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 trên địa bàn tỉnh. Hội nghị xác định: Phấn đấu hoàn thành và vượt dự toán thu NSNN được HĐND tỉnh giao là 15.000 tỷ đồng.

Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

UBND TP. Hải Phòng ban hành Văn bản số 1021/UBND-VX yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện trên địa bàn thành phố tăng cường thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP); Chủ tịch UBND các cấp - Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP chịu trách nhiệm về đảm bảo ATTP trên địa bàn.

Hậu Giang nâng cảnh báo nguy cơ cháy rừng lên cấp cực kỳ nguy hiểm
Hậu Giang nâng cảnh báo nguy cơ cháy rừng lên cấp cực kỳ nguy hiểm

Ban Chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Hậu Giang vừa có văn bản thông báo quyết định nâng cấp cảnh báo cháy rừng từ cấp IV (cấp nguy hiểm) lên cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm)...

Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024
Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024

Ngày 4/5, Liên đoàn bóng đá Thanh Hóa tổ chức công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024.

Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?
Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); trình Chính phủ trong tháng 9/2024.

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp
Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt các doanh nghiệp vì công bố thông tin không đúng thời hạn, vi phạm quy định về giao dịch với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người có liên quan, không báo cáo khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng.