Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ứng dụng “văn hóa” trong xây dựng thương hiệu doanh nghiệp

Xây dựng thương hiệu - là quá trình tiếp thị thương hiệu của doanh nghiệp đến với khách hàng. Từ đó, xây dựng nhận diện thương hiệu, quảng bá sản phẩm, tăng sự uy tín, tin cậy đến khách hàng. Ứng dụng yếu tố văn hóa vào xây dựng và quảng bá thương hiệu, đang được nhiều doanh nghiệp hướng đến.

Lựa chọn “văn hóa truyền thống”

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, tính cạnh tranh cao, việc xây dựng, phát triển, quảng bá và bảo vệ thương hiệu, có ý nghĩa sống còn đối với mỗi DN nói riêng và cộng đồng DN Việt Nam nói chung.

Việc xây dựng thương hiệu, giúp hình ảnh DN xuất hiện đầu tiên trong tâm trí khách hàng tiềm năng mỗi khi họ bắt đầu cân nhắc các quyết định mua sắm. Đối với một thương hiệu vững mạnh, tập trung vào giá trị khách hàng là điều quan trọng; tuy nhiên để phát triển DN, thì phải cần người tiêu dùng biết về sự độc đáo trong thương hiệu.

Xây dựng thương hiệu - là bước quan trọng nhằm chiếm lĩnh một ví trí quan trọng trong tâm trí khách hàng mục tiêu, trong đó đi tìm sự khác biệt cho thương hiệu là một trong những bước đi mà nhiều DN thực hiện.

Hoạt động trong lĩnh vực thời trang trẻ em từ năm 2018, ngay từ đầu thành lập, Công ty TNHH Ilaby Việt Nam đã định hướng - xây dựng một thương hiệu thuần Việt, từ thiết kế tới sản xuất, do chính tay người Việt tạo ra sản phẩm. Đó là kim chỉ nam đầu tiên hình thành nên thương hiệu Ilaby.

Giám đốc Công ty TNHH Ilaby Việt Nam, Lê Lương Toản chia sẻ: “Ilaby nhận thấy, các giá trị văn hóa của Việt Nam rất riêng, có thể ứng dụng vào thời trang của riêng Việt Nam, điều này, các hãng thời trang quốc tế không có. Những sản phẩm phục vụ các dịp lễ hội, Tết nguyên đán, Tết Trung thu… là một ngách chúng ta có thể hướng đến.

Một thiết kế của Ilaby ứng dụng văn hoá truyền thống vào sản phẩm
Một thiết kế của Ilaby ứng dụng văn hoá truyền thống vào sản phẩm

Vào dịp Tết, chúng ta có sản phẩm áo dài, nhưng với thời trang cho trẻ em, trước khi Ilaby ra mắt, gần như không có thương hiệu nào phát triển sản phẩm áo dài riêng cho bé, mà đơn thuần chỉ là các sản phẩm áo đồng tiền hay họa tiết Tết được các cá nhân may thành trang phục áo dài cho các bé.

Tết Trung thu cũng vậy, các sản phẩm cho dịp này không có nhiều. Và Ilaby nhận ra rằng, những giá trị văn hóa này, cần được truyền tải nhiều hơn qua các sản phẩm là trang phục cho các bé, nó tạo ra những “cú hích” rất lớn, đưa thương hiệu tới gần với khách hàng hơn rất nhiều”.

Cũng theo ông Toản: “Với thương hiệu Ilaby, yếu tố văn hóa, ảnh hưởng nhất chính là đặc tính vùng, miền của mỗi quốc gia. Mỗi quốc gia có một phong cách về trang phục khác nhau. Điều này, các thương hiệu thời trang quốc tế có thể không tiếp cận sâu và phù hợp với người Việt.

Với Ilaby, chúng tôi tập trung vào tính “cá nhân hóa” để thiết kế ra những sản phẩm phù hợp, dành riêng cho người Việt về cả phong cách, tính thiết kế, cũng như kiểu dáng. Điều đó, giúp Ilaby xây dựng và quảng bá thương hiệu đến với khách hàng dễ dàng hơn”.

Ứng dụng “văn hóa truyền thống” vào sản phẩm của DN, Công ty CP Dược phẩm Vinapharma-Group đã lựa chọn bài thuốc dân gian cổ truyền của người Dao Quần Chẹt Ba Vì, đưa vào sản phẩm, từ đó định hướng xây dựng thương hiệu của mình đến với khách hàng.

Phó chủ tịch HĐQT Vinapharma-Group Nguyễn Thị Diễm Hằng cho biết: “Ngay từ khi thành lập, chúng tôi đã xác định, xây dựng thương hiệu dựa trên sự mạnh mẽ, nhất quán và cạnh tranh. Văn hóa thương hiệu của chúng tôi gắn liền với các giá trị cội nguồn, bản sắc dân tộc, vùng, miền và đây là mục tiêu để thúc đẩy thương hiệu. Ví dụ, chúng tôi ứng dụng bài thuốc nam cổ truyền vào các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, ứng dụng nông nghiệp sạch từ vùng nguyên liệu hữu cơ đưa vào các sản phẩm mỹ phẩm thiên nhiên…”.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, TS. Võ Trí Thành nêu: “Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm đặc sản của Việt Nam chưa có thương hiệu riêng, mà chỉ gắn với vùng, miền. Nếu xây dựng được thương hiệu và sản phẩm đặc sắc, thì đó sẽ vừa là hình ảnh của vùng, miền, vừa là hình ảnh Việt Nam khi vươn ra thị trường thế giới”.

Đưa văn hóa DN vào thương hiệu

Có những DN xây dựng thương hiệu từ chính “văn hóa nội bộ DN”. Văn hóa DN là toàn bộ các giá trị văn hóa của một DN, được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, từ đó hình thành nên các quy tắc ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị, chi phối suy nghĩ, hành vi, thái độ của mỗi thành viên trong DN, tạo nên sự khác biệt giữa các DN và được coi là truyền thống riêng của mỗi DN.

Trưởng phòng Truyền thông đồng phục Hải Anh (thuộc Hai Anh Group) Hoàng Khánh Ly chia sẻ: “Đối với đơn vị chúng tôi, văn hóa DN chính là tạo ra sự gắn kết giữa các thành viên, giúp họ cùng chung mục tiêu và hướng đến giá trị chung. Khi khách hàng cảm nhận được sự gắn kết này, họ sẽ cảm thấy tin tưởng và gắn bó hơn với thương hiệu vì sự đoàn kết, chung chí hướng, từ đó sẽ tăng cường được uy tín và giá trị của thương hiệu.

Hải Anh tự hào đã thể hiện rõ nét những đặc trưng văn hóa của DN mình trong nội bộ và trong việc phát triển thương hiệu trên thị trường, đồng thời mang những đặc trưng văn hóa Việt Nam vào trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và quảng bá thương hiệu.

Tôi cho rằng, các DN cần xây dựng và triển khai chiến lược sử dụng yếu tố văn hóa trong quảng bá thương hiệu một cách bài bản và nhất quán để đạt được hiệu quả cao nhất. Văn hóa sẽ là nền tảng quan trọng, giúp thương hiệu tạo dựng bản sắc riêng, gắn kết với khách hàng và phát triển bền vững trong dài hạn. Tất cả, sẽ làm nên một thương hiệu “sống” và phát triển”.

Theo các chuyên gia, văn hóa DN là nền tảng quan trọng để quá trình hoạt động của Đơn vị ổn định và phát triển bền vững. Đó là toàn bộ giá trị văn hóa, được gây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của DN, tạo nên bản sắc riêng, góp phần xây dựng thương hiệu bền vững.

Võ Phước Tài (Đại học Kinh tế - Tài chính TP. HCM cho rằng, xây dựng văn hóa đặc trưng cho DN và doanh nhân trong môi trường kinh doanh, có nhiều lợi ích. Đó là giúp tạo dựng thương hiệu, tăng khả năng nhận diện thương hiệu của công ty trong tâm trí khách hàng, tăng sức cạnh tranh, tạo động lực cho cán bộ, nhân viên, tạo niềm tin cho đối tác và nhà đầu tư, góp phần phát triển đất nước.

Xây dựng văn hóa DN - là một quá trình kéo dài và DN phải xác định các giá trị cốt lõi, tôn chỉ và mục tiêu hoạt động của mình. Đây là những yếu tố quan trọng để định hình văn hóa đặc trưng của đơn vị.

Phó chủ tịch Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đá quý Phú Nhuận, Cao Thị Ngọc Dung nhìn nhận: “Văn hóa DN, bao gồm văn hóa kinh doanh và văn hóa của nhà lãnh đạo, nó được coi là yếu tố then chốt - tạo nên triết lý kinh doanh, niềm tin của khách hàng và là giá trị cốt lõi để DN xây dựng, giữ gìn, phát triển thương hiệu bền vững.

Chúng ta có thể thấy, không một thương hiệu mạnh nào mà không được xây dựng trên một nền tảng văn hóa DN vững chắc. Trong xu thế phát triển bền vững, văn hóa DN được coi là một yếu tố “lõi” của năng lực cạnh tranh, là nền tảng phát triển của đơn vị. Khi nền tảng văn hóa vững, thì DN mới phát triển bền vững”…

Thu Trang

Bài liên quan

Tin mới

Ông Kim Sang-sik làm HLV tuyển Việt Nam
Ông Kim Sang-sik làm HLV tuyển Việt Nam

Chiều 3/5/2024, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) phát đi thông báo, VFF và ông Kim Sang-sik đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí HLV trưởng đội tuyển Nam và đội tuyển U23 Việt Nam.

Phá đường dây sản xuất nước giặt, nước rửa bát giả nhãn hiệu Thái Lan
Phá đường dây sản xuất nước giặt, nước rửa bát giả nhãn hiệu Thái Lan

Ngày 3/5, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã hoàn tất hồ sơ đề nghị truy tố 10 bị can trong đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là nước giặt, nước rửa bát mang nhãn hiệu Thái Lan.

Cán bộ y tế cơ sở là những chiến sĩ trên tuyến đầu chống lại bệnh tật
Cán bộ y tế cơ sở là những chiến sĩ trên tuyến đầu chống lại bệnh tật

“Chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng luôn vô cùng quan trọng và có ý nghĩa to lớn. Cán bộ y tế cơ sở là những chiến sĩ trên tuyến đầu trong cuộc chiến chống lại bệnh tật và bảo vệ, nâng cao sức khỏe cộng đồng, tạo ra một cộng đồng khỏe mạnh”, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu trong lễ phát động Cuộc thi Y tế cơ sở giỏi diễn ra Hà Nội.

Bắc Ninh: Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em
Bắc Ninh: Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em

Tỉnh Bắc Ninh tăng cường phổ biến, hướng dẫn các kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực, xâm hại; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong trường học trước kỳ nghỉ hè. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí, thể dục, thể thao với nội dung bổ ích, hình thức phù hợp với trẻ em trên địa bàn dân cư.

Thu ngân sách từ cảng biển Hà Tĩnh ghi nhận bước nhảy vọt
Thu ngân sách từ cảng biển Hà Tĩnh ghi nhận bước nhảy vọt

Trong 4 tháng đầu năm 2024, lưu lượng hàng hóa qua cảng Vũng Áng – Sơn Dương đã tăng mạnh đóng góp lớn vào sự gia tăng 39% của thu ngân sách Hà Tĩnh so với cùng kỳ năm trước.

Bắc Ninh: Trưng bày chuyên đề “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam - Tầm vóc thời đại’’
Bắc Ninh: Trưng bày chuyên đề “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam - Tầm vóc thời đại’’

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 3/5, tại Bảo tàng tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Khai mạc trưng bày chuyên đề “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam - Tầm vóc thời đại’’.