Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vẫn còn những bất cập trong các văn bản pháp luật gây khó khăn cho doanh nghiệp

Biết rằng cải cách và cắt giảm các điều kiện kinh doanh là yêu cầu quan trọng đối với phát triển kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn những chồng chéo, bất cập trong các văn bản pháp luật, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Thời gian qua, vấn đề cải cách và cắt giảm các điều kiện kinh doanh là yêu cầu quan trọng đối với phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn những chồng chéo, bất cập trong các văn bản pháp luật, gây khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là vấn đề liên quan đến quy hoạch, đất đai, xây dựng, môi trường...

Vẫn còn những bất cập trong các văn bản pháp luật gây khó khăn cho doanh nghiệpVẫn còn những bất cập trong các văn bản pháp luật gây khó khăn cho doanh nghiệp

Theo TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), báo cáo các bộ, ngành gửi Chính phủ khẳng định có bộ, ngành đã cắt giảm được tới 60% điều kiện kinh doanh, nhưng đó là trên giấy tờ, còn thực tế chỉ cắt giảm được khoảng 30-40% điều kiện kinh doanh.

Ông Lộc cho biết, doanh nghiệp đang kỳ vọng vào làn sóng cải cách thứ 3 của Chính phủ ngay trong nhiệm kỳ này. Trên thực tế, qua 2 đợt cải cách trước đây, có nhiều vấn đề khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp liên quan tới điều kiện kinh doanh đã được đơn giản hóa, thậm chí hủy bỏ. Tuy nhiên tới đây, các cơ quan quản lý cần nhiều nỗ lực hơn nữa, gia tăng tốc độ thực thi các yêu cầu, chỉ đạo của Chính phủ trong việc tạo thuận lợi và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.

“Hy vọng đợt tổng rà sát 11 lĩnh vực dự kiến được triển khai tới đây sẽ không chỉ giới hạn ở tầm nghị định, thông tư mà còn ở toàn bộ hệ thống văn bản pháp luật về kinh doanh. Đồng thời, đưa ra được những kiến nghị tới Chính phủ và Quốc hội để có được những sửa đổi thích hợp nhằm xử lý những bất cập, bất hợp lý và tạo nên làn sóng thứ 3 về cải cách, góp phần thúc đẩy công cuộc cải cách thể chế ở Việt Nam”, ông Lộc nói.

Bên cạnh đó, bà Nguyễn Thị Diệu Hồng, thành viên Ban Pháp chế - VCCI chia sẻ, qua việc rà soát của VCCI thời gian qua, các ý kiến cho rằng trong 243 ngành nghề trong danh mục đầu tư có thể bỏ 20 ngành nghề, bao gồm những ngành không nhận thấy tác động đáng kể tới lợi ích công cộng; có thể quản lý bằng hình thức khác thay vì điều kiện kinh doanh hoặc không thấy rõ tính đặc thù so với các ngành nghề kinh doanh thông thường cùng loại. 

Về phía TS. Nguyễn Thị Yến, Đại học Luật Hà Nội cho rằng, Luật Doanh nghiệp 2014 còn tồn tại một số bất cập, vướng mắc trong các quy định về điều kiện gia nhập thị trường, tổ chức, quản lý của doanh nghiệp. Đó là chưa cụ thể về trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp phiếu lý lịch tư pháp cho cơ quan đăng ký kinh doanh, dẫn đến việc áp dụng một cách tuỳ tiện tại cơ quan đăng ký kinh doanh các tỉnh. Cần phải quy định lại trường hợp này.

Một số thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp chưa được thực hiện song hành tự động trên mạng trực tuyến, tạo gánh nặng chi phí cũng như thời gian cho doanh nghiệp. Cần tích hợp các hoạt động đăng ký doanh nghiệp, đăng ký mẫu dấu trên cùng hệ thống đăng ký kinh doanh để đỡ mất thời gian cho chủ thể kinh doanh.

“Cần thống nhất một đầu mối quản lý thông tin về doanh nghiệp, cụ thể là sau khi cấp phép cần chuyển thông tin về doanh nghiệp cho cơ quan đăng ký kinh doanh để cập nhật thông trên Cổng thông tin đăng ký kinh doanh quốc gia. Cụ thể hoá hơn nữa các tiêu chí chung chung khi quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh đối với nhiều ngành nghề, tránh quy định có phương án kinh doanh khả thi, có địa điểm kinh doanh phù hợp, có trình độ chuyên môn, năng lực quản lý đáp ứng yêu cầu”, bà Yến nhận định.

Đăng Khôi

Bài liên quan

Tin mới

VietBank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%
VietBank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Bộ Công an khen thưởng vụ phá đường dây làm giả thực phẩm chống đột quỵ
Bộ Công an khen thưởng vụ phá đường dây làm giả thực phẩm chống đột quỵ

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an vừa có Thư khen, biểu dương thành tích xuất sắc của các đơn vị, lực lượng Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt phá thành công đường dây sản xuất, làm giả thực phẩm chức năng chống đột quỵ quy mô lớn.

Tỷ lệ sinh ở Mỹ giảm đáng kể trong năm 2023
Tỷ lệ sinh ở Mỹ giảm đáng kể trong năm 2023

Số liệu từ Trung tâm Thống kê Y tế quốc gia Mỹ (NCHS) thể hiện, số ca sinh tại nước này đã giảm từ 3.667.758 ca vào năm 2022 xuống còn 3.591.328 vào năm 2023.

Petrosetco (mã PET) không đủ điều kiện tổ chức đại hội đồng cổ đông 2024
Petrosetco (mã PET) không đủ điều kiện tổ chức đại hội đồng cổ đông 2024

Sáng ngày 26/4, Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2024 của Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí - Petrosetco (mã PET) đã không đủ điều kiện tổ chức. Theo quy định, PET sẽ tổ chức đại hội lần 2 sau 30 ngày kể từ ngày hôm nay.

Doanh thu của Viettel Global quý I/2024 tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175%
Doanh thu của Viettel Global quý I/2024 tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175%

Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - VGI) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024 đã qua kiểm toán. Theo đó, doanh thu của Viettel Global tiếp tục tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175% so với cùng kỳ quý I/2023.

TP. Hồ Chí Minh: Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi  đều đã đạt tỷ lệ ≥ 95%
TP. Hồ Chí Minh: Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi  đều đã đạt tỷ lệ ≥ 95%

Trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, đến nay, tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi (trẻ sinh năm 2022 và 2021) thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng đều đã đạt tỷ lệ ≥ 95%.