Theo khoản 21 Điều 3 Luật Đất đai 2024 quy định Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (tại bài viết này gọi là GCN) là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Tài sản gắn liền với đất được cấp GCN là nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất theo quy định của pháp luật. GCN theo quy định của các luật có liên quan được thực hiện theo quy định của Luật Đất đai 2024 có giá trị pháp lý tương đương như GCN tại Luật Đất đai 2024.
1. VPĐKĐĐ có ban hành quyết định hủy GCN khi Tòa án tuyên hủy GCN không?
Theo quy định tại điểm đ khoản 2 và khoản 6 Điều 152 Luật Đất đai 2024, đối với trường hợp Tòa án tuyên hủy GCN thì cơ quan có thẩm quyền cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại Mục 3 bài viết này sẽ quyết định hủy GCN đã cấp.
File word Đề cương so sánh Luật Đất đai 2024 với Luật Đất đai 2013 (30 trang) |
Toàn văn File Word Luật Đất đai của Việt Nam qua các thời kỳ [Cập nhật 2024] |
File Word Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 26/08/2024] |
VPĐKĐĐ có ban hành quyết định huỷ GCN khi Tòa án tuyên hủy GCN (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
2. GCN bị hủy trong những trường hợp nào?
GCN sẽ bị hủy khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thuộc trường hợp bị thu hồi GCN mà không giao nộp GCN đã cấp. Theo đó, cụ thể về các trường hợp bị thu hồi GCN theo quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều 152 Luật Đất đai 2024 như sau:
(i) Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất ghi trong GCN quyền sử dụng đất, GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, GCN quyền sở hữu nhà ở, GCN quyền sở hữu công trình xây dựng, GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã cấp.
(ii) Cấp đổi GCN quyền sử dụng đất, GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, GCN quyền sở hữu nhà ở, GCN quyền sở hữu công trình xây dựng, GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã cấp.
(iii) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
(iv) GCN đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai tại thời điểm cấp GCN.
(v) GCN đã cấp bị Tòa án có thẩm quyền tuyên hủy.
(vi) Trường hợp đấu giá, giao quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo yêu cầu của Tòa án, cơ quan thi hành án mà người phải thi hành án không nộp GCN đã cấp.
(vii) Việc thu hồi GCN quyền sử dụng đất, GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, GCN quyền sở hữu nhà ở, GCN quyền sở hữu công trình xây dựng, GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã cấp không thuộc trường hợp quy định tại khoản (i) đến khoản (vi) Mục này chỉ được thực hiện khi có bản án hoặc quyết định của Tòa án đã được thi hành hoặc văn bản kiến nghị của cơ quan thi hành án về việc thi hành bản án, quyết định theo quy định của pháp luật, trong đó có nội dung yêu cầu thu hồi GCN đã cấp.
(Khoản 6 Điều 152 Luật Đất đai 2024)
3. Thẩm quyền hủy GCN được pháp luật quy định như thế nào?
Theo đó, đối với các trường hợp bị hủy GCN thì cơ quan có thẩm quyền cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại Điều 136 Luật Đất đai 2024 quyết định hủy GCN đã cấp. Cụ thể như sau:
“Điều 136. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
1. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lần đầu đối với các trường hợp đăng ký lần đầu mà có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và trường hợp quy định tại điểm b khoản 7 Điều 219 của Luật này được quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại các khoản 1, 2, 5, 6 và 7 Điều 4 của Luật này.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan có chức năng quản lý đất đai cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp quy định tại khoản này;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 4 của Luật này.
2. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động được quy định như sau:
a) Tổ chức đăng ký đất đai thực hiện cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là tổ chức trong nước, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài;
b) Chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai hoặc tổ chức đăng ký đất đai thực hiện cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là cá nhân, cộng đồng dân cư, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài;
c) Tổ chức đăng ký đất đai, chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai được sử dụng con dấu của mình để thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc xác nhận thay đổi vào giấy chứng nhận đã cấp.”
(Khoản 6 Điều 152 và Điều 136 Luật Đất đai 2024)
>> Xem thêm bài viết: Mẫu sổ đỏ, sổ hồng mới áp dụng từ tháng 8/2024.
N. Hương Thủy (Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/)